Tờ 100 đồng Ngân hàng Quốc gia Việt Nam

Ít ai biết rằng, những tờ tiền giấy mà chúng ta đang để trong ví, đang tiêu hằng ngày có một lịch sử hết sức thú vị.

Hãy bắt đầu bằng những tờ tiền quen thuộc chúng ta đang dùng để mua bán hằng ngày ở thời điểm hiện tại, rồi “ngược dòng” lịch sử, để thấy được sự thay đổi, biến động của tiền Đồng Việt Nam.

Tiền polymer [2003 – Nay]

Hiện trên thế giới đã có 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.

Tiền polymer tại Việt Nam hiện nay

Tiền polymer tại Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành năm 2003, có giá trị lưu hành song song với các đồng tiền cũ, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá [thêm loại tiền có mệnh giá lớn], chủng loại. Tiền polyme có nhiều ưu điểm, như: khó làm giả, độ bền cao, không thấm nước, thích hợp sử dụng trong các thiết bị hiện đại như ATM, máy đếm tiền.

Tiền giấy giai đoạn từ 1990

Trước thời kỳ Việt Nam sử dụng tiền polymer là các tờ tiền giấy cotton có mệnh giá 10.000 và 20.000 được in năm 1990, tờ 50.000 được phát hành từ 15/10/1994 còn tờ 100.000 từ ngày 1/9/2000.

Tiền mệnh giá 100 đồng những năm 1990

Trong khi đó, tiền xu có một vài năm xuất hiện trên thị trường nhưng không phù hợp với phong cách tiêu tiền của người Việt Nam, nên nhanh chóng bị xếp thành loại vật dụng lưu niệm.

Tiền giấy những năm 1985

Tiền Đồng Việt Nam năm 1985

Năm 1985, trước diễn biễn phức tạp của nền kinh tế và tình hình khan hiếm nghiêm trọng tiền mặt trong thanh toán, Nhà nước công bố đổi tiền theo tỉ lệ 10 đồng thống nhất đổi 1 đồng tiền mới phục vụ cho cuộc cách mạng về giá cả và lương. Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã ban hành các loại tiền 10, 20, 50 đồng.

Tiền giải phóng sau năm 1975

Tiền Giải Phóng những năm sau 1975

Sau thống nhất đất nước 30/4/1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi. Ở miền Bắc, 1 đồng giải phóng đổi 1 đồng thống nhất, ở miền Nam 1 đồng giải phóng đổi 8 hào thống nhất. Đồng thời nhà nước cũng phát hành thêm các loại tiền 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 50 đồng, 100 đồng.

Tiền giấy do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành năm 1951

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp.

Tiền do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành

Từ đó tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam phát hành chính thức được đưa vào sử dụng. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính [đồng Cụ Hồ], và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.

Giấy bạc Cụ Hồ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông để khẳng định chủ quyền của đất nước tự do. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới nay, chúng ta đã thay đổi tiền cả về hình thức, chất liệu đến mệnh giá.

Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời, trên mỗi tờ tiền đều in chữ "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa" bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau của tờ tiền thường in các hình ảnh khác về giai cấp Nông - Công - Binh. Các con số ghi mệnh giá đều được viết theo số Ả- Rập hoặc bằng chữ Hán, Lào, Campuchia. Người Việt Nam thời ấy luôn gọi tiền giấy là “giấy bạc Cụ Hồ”.

Giấy bạc Đông Dương – tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam

Giấy bạc Đông Dương

Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc, được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam.

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐẶT HÀNG TẠI THẾ GIỚI TIỀN.VN

Mr.Chính: 077 999 8888 – 0339 56 9999

I. Mua Hàng Online.

B1. Chọn Sản Phẩm Cần Mua

- Bạn chọn những sản phẩm cần mua, sau đó bạn điền đầy đủ thông tin cũng như số lượng hàng cẩn mua . Cuối cùng bạn ấn vào “GỬI ĐƠN HÀNG” vậy là bạn đã hoàn tất quá trình đặt hàng online.

B2. Thanh Toán

- Bạn có thể tham khảo các phương thức thanh toán ở phần dưới.

B3. Nhận Hàng

- Nếu tại Hà Nội mọi đơn hàng sẽ được chuyển luôn trong ngày và miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 500k, đơn hàng nhỏ hơn 500k phí 20k-30k tùy quãng đường.

- Nếu là tỉnh xa chúng tôi sẽ gửi hàng chuyển phát nhanh chậm nhất từ 1-2 ngày bạn sẽ nhận được hàng.

CÁC BẠN XEM QUA VIDEO SẼ ĐẦY ĐỦ VÀ DỄ HIỂU HƠN NHÉ.

II. Mua Hàng Offline – Qua Điện Thoại.

- Bạn có thể gọi điện theo số Hotline Mr.Chính: 077 999 8888 – 0339 56 9999 để đặt hàng, chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí tận nơi với đơn hàng từ 500k trở lên cho quý vị, đơn hàng nhỏ hơn phí 20k-30k tùy khoảng cách.

- Bạn có thể tới trực tiếp cửa hàng của chúng tôi:

Hà Nội6D ngõ 44 Quan Nhân - Thanh Xuân [gần cầu mọc đường láng, xem bản đồ].

HCM: 18A Nguyễn Huy Tự, Đakao, Q1 [gần Cầu Bông, xem bản đồ ].

I. Thanh Toán Trước Thông Qua Ngân Hàng – Tài Khoản ATM.

- Đối với khách hàng ở tỉnh xa có thể mua qua đại lý của chúng tôi tại các tỉnh đó, hoặc nếu không có quý khách có thể chuyển tiền qua thẻ ATM, sau đó chúng tôi sẽ chuyển hàng qua bưu điện, theo xe, chuyển phát nhanh cho quý vị trong thời gian sớm nhất.

Cam kết đảm bảo 100%, sai đổi,  thiếu bù và được miễn phí vận chuyển trên toàn quốc.

- Hệ Thống STK, CTK VI VĂN CHÍNH

1. Vietcombank: 1111003399999

2. BIDV:              15110002399999

3. Viettin:            101818899999

4. HSB Bank:     8769999999

5. Sacombank:   020032639020

6. Agribank:      1508205123991

II. Nhận hàng tận tay rồi thanh toán [COD] [không khuyến khích trừ trường hợp bất đắc dĩ mới áp dụng cách này vì đôi bên đều không có lợi].

- Nếu khách hàng ở các tỉnh xa chưa giao dịch với Thế Giới Tiền.VN lần nào, chưa có độ tin tưởng để chuyển tiền trước. Chúng tôi sẽ áp dụng cách “Nhận hàng rồi thanh toán” hay còn gọi là COD.

Tuy nhiên khách hàng sẽ phải chịu thêm khoản Phí Thu Hộ do bên vận chuyển thu [30k/1 lần]. Thế Giới Tiền.VN chỉ miễn phí vận chuyển chứ không hỗ trợ khoản Phí Thu Hộ do bên vận chuyển thu.

- Với cách này chúng tôi hoàn toàn không khuyến khích vì bạn phải chịu thêm 1 khoản phí thu hộ do bên vận chuyển thu, còn chúng tôi phải 7-10 ngày sau mới nhận được tiền từ bên chuyển phát nhanh mà thủ tục rất phiền hà. Mong rằng các bạn tin tưởng vào sự uy tín của chúng tôi để giao dịch được thuận tiện và có lợi cho cả đôi bên.

Chúc Quý Khách May Mắn và Thành Công 

Thế Giới Tiền.VN Xin Trân Trọng Cảm Ơn Quý Khách.

Tờ tiền 100 đồng được in ấn năm 1991 có mệnh giá thấp nhất trong hệ thống tiền tệ đang lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua, loại tiền 100 đồng gần như rất ít được người dân sử dụng khiến không ít người trẻ tuổi thậm chí không biết có sự tồn tại của đồng tiền này trong hệ thống tiền tệ.

Diệp Phước, sinh viên một trường đại học cho biết, từ lúc sinh ra đến giờ, cậu vẫn chưa thấy được tờ 100 đồng. "Sau vụ việc đòi thối tờ 100 đồng tại trạm thu phí BOT Cai Lậy, tôi mới biết là Việt Nam vẫn đang có tờ 100 đồng có giá trị thanh toán", Phước chia sẻ.

Tiền 100 đồng được rao bán trên mạng với giá 20.000 đồng mỗi tờ.

Do mức độ lưu thông thấp nên hiện giờ ngoài thị trường rất ít tờ tiền mệnh giá này. Vì vậy, việc tìm kiếm hay muốn sở hữu đồng 100 đồng cũng không dễ dàng. Anh Nam, một nhân viên công nghệ tại quận 10, TP HCM cho biết, anh muốn tìm tờ 100 đồng để đưa vào bộ sưu tầm tiền, nhưng đến một số ngân hàng thương mại không thể đổi được vì các nhân viên cho biết từ lâu nhu cầu sử dụng đồng tiền này trong giao dịch đã không còn nên ngân hàng không có sẵn.

“Không phải năm nay mà từ nhiều năm trước đã không có tiền 100 đồng để đổi. Thậm chí, nhiều người muốn đổi tiền mệnh giá từ 500 đồng, đến 1.000 đồng để dùng lễ chùa dịp Tết nguyên đán cũng khó có thể đáp ứng được, huống chi tờ 100 đồng", chị Mai, nhân viên chi nhánh một ngân hàng thương mại nói và cho biết, do lượng tiền mệnh giá nhỏ những năm gần đây rất ít được Ngân hàng Nhà nước in mới.

Do sự khan hiếm của các loại tiền mệnh giá nhỏ, đặc biệt là tờ 100 đồng nên không ít điểm thu đổi tiền lẻ đã đẩy mức phí đổi tiền khá cao, có nơi lên cao gấp hàng trăm lần.

Theo đó, một shop chuyên mua bán tiền lẻ trên mạng và có địa chỉ tại Hà Nội rao bán mỗi tờ tiền giấy mệnh giá 100 đồng lên tới 20.000 đồng. Chủ đầu mối đổi tiền lẻ này cho biết, tiền lẻ, đặc biệt là tờ 100 đồng hiện nay không có nhiều, chủ yếu chỉ xuất hiện rất ít vào các dịp Tết, khi người dân đi lễ chùa, được các điểm đổi tiền nhỏ lẻ bán với giá "cắt cổ".

Hiện tại, anh chỉ đổi tiền mệnh giá từ 200 đồng trở lên là chủ yếu, với mức phí đổi dao động từ 80-100% với tiền mệnh giá dưới 1.000 đồng và 10-20% với tiền lẻ mệnh giá dưới 10.000 đồng. Còn tiền 100 đồng thì lâu lâu mới có một ít và được đổi với mức 20.000 đồng mỗi tờ.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Đậm khẳng định, các loại tiền mệnh giá nhỏ 100, 200 đồng vẫn đang được cung ứng đầy đủ cho nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về loại tiền, mệnh giá nào thì cứ đề nghị ngân hàng thương mại cung ứng. Nếu ngân hàng thương mại không có thì yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cung ứng.

Tuy nhiên, bà Đậm cũng chia sẻ thêm, thực tế thời gian qua, mức độ lưu thông các loại tiền mệnh giá nhỏ, đặc biệt là 100 đồng rất thấp. Vì nhu cầu về loại tiền 100 đồng tăng cao đột biến, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang đã làm văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Trung ương xin điều tiết thêm lượng tiền mệnh giá này về để đáp ứng nhu cầu tại địa phương.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh cũng nhìn nhận, thời gian qua, trên địa bàn thành phố, mức độ lưu thông của các loại tiền lẻ mệnh giá nhỏ 100, 200 đồng khá thấp vì người dân ít sử dụng.

Ngày 30/11, khi cho xe qua trạm thu phí BOT Cai Lậy - Tiền Giang, các tài xế tiếp tục trả tiền lẻ, đưa 25.100 đồng để mua vé 25.000 đồng và cương quyết đòi nhân viên trạm thu phí trả lại đúng 100 đồng. Sau thời gian đôi co vì không có tiền 100 đồng thối cho tài xế, nhân viên thu phí trạm này đành phải đóng cửa, bỏ chốt ra ngoài.

Hiện nay, cơ cấu tiền đồng của Việt Nam có 12 loại mệnh giá: 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng, 20.000 đồng, 10.000 đồng, 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng, 200 đồng và 100 đồng.

Tờ mệnh giá 100 đồng được phát hành năm 1991 với kích thước 120mm x 59mm, in bằng giấy cotton, là mệnh giá nhỏ nhất vẫn còn giá trị lưu hành hiện tại, nhưng ít được sử dụng nhất./.

Video liên quan

Chủ Đề