Tính thời vụ trong du lịch là gì

1. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch:

Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm [luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định] thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.

2. Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó :

Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mù hè hoặc mùa đông.

Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh [và phát triển] loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè.

Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghĩ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch.

Tại một số vùng núi ở châu Âu [tại Áo, Pháp] phát triển 2 mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghĩ dưỡng và chữa bệnh.

3. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau :

Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển [vào mùa hè], nghỉ núi [trượt tuyết vào mùa đông] có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn [do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn].

4. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh:

Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính [mùa chính], còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm còn được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là mùa chết.

Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất [và cũng vì vào kỳ nghĩ hè]. Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính.

Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển cũng tương đối ấm, có thể tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau mùa.

Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa [mùa chết].

5. Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch :

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh [chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt] thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn.

6. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch :

Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên [sinh viên, học sinh] thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.

7. Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính :

Ở đâu [đất nước, vùng] có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính khách sạn, mo6tel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.

Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn.

Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn.

Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:

+ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm.

Sự đa dạng về khí hậu. Nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm.

Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.

+ Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau.

Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và [đi tham quan] lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh thăm dò thị trường], ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu [động cơ xã hội], khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.

Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều.

+ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau.

Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.

Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử [di tích lịch sử]; các giá trị văn hóa [các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội], các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam [và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế] tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:

Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều [chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam] và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này.

Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì nghỉ hè, vì thời gian nghĩ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới.Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các đặc điểm của thời vụ du lịch
  • tính phổ biến thời vụ du lịch
  • tính thời vụ của sản phẩm du lịch
  • đặc điểm củA thời vụ du lịch
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề