Nước cất được điều chế như thế nào

Nước cất là gì?

Tương tự: Nước nguyên chất,Nước tinh khiết

Nước cấtlà tên gọi của một loại nước tinh khiết, nguyên chất và vì được điều chế bằng quá trình chưng cất nên được gọi là nước cất. Nước cất thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc ống, biệt dược, rửa vết thương và rửa dụng cụ y tế.

Do được điều chế bằng quá trình chưng cất nên thành phần nước cất hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ hay vô cơ vì thế nước cất cũng được dùng làm dung môi thích hợp để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hoá chất hay thực hiện một số phản ứng hoá học.

Thực tế, nước cất thường được bán tại các nhà thuốc tây hoặc một số nơi sản xuất dưới dạng đóng chai. Cũng có thể điều chế nước cất tại nhà bằng cách cho nước lã vào đun sôi và hứng nước/ hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh.

Phân loại nước cất

  • nước cất 1 lần [qua chưng cất 1 lần]
  • nước cất 2 lần [nước cất 1 lần được chưng cất thêm lần 2]
  • nước cất 3 lần [nước cất 2 lần được chưng cất thêm lần 3]

Bên cạnh đó, nước cất cũng được phân loại theo thành phần lý hóa [như TDS, độ dẫn điện,]

Lợi ích của nước cất

Nước cất được biết đến là một loại nước không chứa hoá chất hay các chất độc hại vì tất cả các tạp chất của nó đã được loại bỏ trong quá trình chưng cất nên về cơ bản thì nước cất không chứa hóa chất. Ngoài ra, nước cất cũng sẽ loại bỏ các vi khuẩn có và các vi sinh vật khác mà thi thoảng có thể tìm thấy trong các loại nước uống thông thường. Nước cất cũng không chứa clo hoặc DBP, mặc dù quá trình loại bỏ clo khác với quá trình loại bỏ các tạp chất khác. Nhờ những đặc điểm này mà nước cất có nhiều công dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong y tế, nó được dùng để sắc thuốc và các loại thuộc đặc chế khác, dùng tráng rửa các dụng cụ y tế, dùng trong xét nghiệm, trong phòng khám y tế và cũng được dùng để pha hóa chất.

Trong công nghiệp nó dùng trong công nghiệp không được sản xuất khác với nước cất dùng trong y tế, vì nước cất dùng trong y tế có yêu cầu rất cao nên phải được sản xuất theo quy trình riêng, còn nước cất dùng trong công nghiệp hầu hết đều được sản xuất theo các dây chuyền công nghiệp nhưng cũng có rất nhiều các tiêu chuẩn khắt khe. Trong công nghiệp, nước cất dùng để đổ các loại bình ắc quy, dùng trong nồi hơi, dùng trong sản xuất các vi mạch dùng trong điện tử, dùng trong sản xuất các thiết bị cơ khí yêu cầu độ chính xác cao và cũng được ứng dụng trong công nghệ sơn, mạ hay sử dụng để pha chế các loại hóa chất công nghiệp.

Bên cạnh đó, loại nước này còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm và dùng trong việc sản xuất một số chất đặc biệt khác.

Sản xuất nước cất

Tại các nơi sản xất nước cất, loại nước này được sản xuất trên dây chuyền sản xuất bằng thiết bị inox và với mục tiêu sản phẩm duy nhất được tạo ra là nước cất nên sau khi bay hơi được ngưng và hứng ngay tại đầu vòi, không dùng các đường ống vòng vèo, khó vệ sinh.

Ngoài ra, trong các phòng thí nghiệm nó cũng được sản xuất bằng máy chưng cất bằng thuỷ tinh.

Quy trình sản xuất nước cất đúng chuẩn gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước tự nhiên và sau đó xử lý sạch sẽ để chưng cất bằng công nghệ RO.

Bước 2: Nước tự nhiên sau khi đã qua xử lý bằng công nghệ RO sẽ được đưa vào máy chưng cất 1 lần để tiến hành quá trình chưng cất. Sau đó, nước thu đượ chính là nước cất 1 lần. Tuy nhiên,nếu vẫn chưa đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về độ tinh khiết đúng chuẩn, cơ sở sản xuất sẽ sử dụng tiếp nước này để chưng thêm lần 2, lần 3 và sau mỗi lần như vậy chúng ta thu được nước cất lần 2, lần 3.

Bước 3: Nước cất thu được sẽ được đóng vào chai, lọ đã được vệ sinh, khử trùng, sục khí ozon và diệt khuẩn bằng đèn cực tím để đảm bảo hoàn toàn vô trùng. Sau đó, các chai, lọ này sẽ trải qua khâu đo đạc, kiểm định chất lượng lần cuối bằng các loại máy móc chuyên nghiệp, hiện đại. Khi chất lượng cũng như độ tinh khiết được đảm bảo thì tiếp tục thực hiện seo kín bằng màng chuyên dụng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Trong quá trình này thì các chai, lọ không đảm bảo yêu cầu sẽ bị loại bỏ.

  • Bước 4: Những chai, lọ nước cất đã đạt chuẩn được chuyển đến bộ phận đóng gói, phân lô, dán nhãn và phải ghi rõ thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, sau đó dược xuất kho. Bên cạnh đó, với các lô nước cất chưa cần xuất kho ngay thì sẽ được đưa vào kho bảo quản để không bị vi khuẩn xâm lấn, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cất.

Người đăng: hoy Time: 2020-10-14 16:21:10

Video liên quan

Chủ Đề