Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Tại doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế có tài liệu sau:

I. Số dư của 1 số tài khoản đến ngày 31/12/N

TK 151: 250.000.000

TK 156: 1.200.000.000

TK 1331: 66.000.000

II. Qúy I năm N + 1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

  1. Mua một lô hàng theo hóa đơn GTGT:
  • Trị giá mua chưa thuế: 320.000.000
  • Thuế GTGT: 32.000.000
  • Tổng giá thanh toán: 352.000.000

Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho

2. Mua 1 lô hàng

  • Giá trị chưa thuế: 180.000.000
  • Thuế GTGT: 10%

Tiền hàng đã thanh toán bằng séc (ngân hàng đã báo nợ). Số hàng mua nhập kho đủ.

3. Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa thuế: 320.000.000, chiết khấu thương mại 1%. Thuế GTGT 10%. Tiền hàng người mua chưa thanh toán.

4. Trích tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua hàng ở nghiệp vụ (1), chiết khấu được hưởng trả sớm 1%.

5. Xuất kho bán 1 lô hàng: giá bán chưa thuế 360.000.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng bên mua dã thanh toán bằng séc nộp thẳng ngân hàng (chưa có báo cáo).

6. Bên mua thanh toán tiền số hàng bán ở nghiệp vụ (3) bằng tiền mặt đã nhập quỹ, biết chiết khấu trừ cho bên mua do trả sớm 2%.

7. Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho trị giá hàng hóa còn ở trong kho: 1.065.000.000

Yêu cầu:

Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giải:

– Đầu kỳ:

Nợ TK 611: 1.450.000.000

Có TK 151:    250.000.000

Có TK 156: 1.200.000.000

1.

Nợ TK 611:   320.000.000

Nợ TK 133:     32.000.000

Có TK 331:   352.000.000

2.

Nợ TK 611: 180.000.000

Nợ TK 133:   18.000.000

Có TK 112:  198.000.000

3.

Nợ TK 131: 348.480.000

Có TK 511: 316.800.000

Có TK 333:   31.680.000

4.

Nợ TK 331  348.480.000

Có TK 515      3.520.000

Có TK 112  352.000.000

5.

Nợ TK 112: 396.000.000

Có TK 511: 360.000.000

Có TK 333:   36.000.000

6.

Nợ TK 131: 341.510.400

Nợ TK 635:     6.969.600

Có TK 131: 348.480.000

7.

Nợ TK 156: 1.065.000.000

Nợ TK 151:    250.000.000

Có TK 611:  1.315.000.000

Nợ TK 632:    635.000.000

Có TK 611:     635.000.000

Tham khảo:

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Nguyên lý kế toán – Kế toán nghiệp vụ mua hàng hóa bài 1

Nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Như chúng ta đã biết doanh nghiệp có thể áp dụng kế toán hàng tồn kho (KTHTK) theo một trong hai phương pháp Kê khai thường xuyên hoặc Kiểm kê định kỳ. Vậy kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là gì?, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ là gi?. Mời các bạn xem bài viết sau của Kế Toán Hà Nội.

I. HÀNG TỒN KHO LÀ GÌ?

Theo Điều 23 Thông tư  200/2014/TT-BTC quy định như sau:

“ …Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

– Hàng mua đang đi trên đường;

– Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;

– Sản phẩm dở dang;

– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;

– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.”

Theo điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:

“… Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

– Hàng mua đang đi trên đường;

– Nguyên liệu, vật liệu;

– Công cụ, dụng cụ;

– Sản phẩm dở dang;

– Thành phẩm;

– Hàng hóa;

– Hàng gửi bán.”

Và cũng tại điều 23 thông tư 200 và điều 22 thông tư 133 quy định có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho là: Phương pháp kê khai thường xuyênPhương pháp kiểm kê định kỳ.

Vậy phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên là gì? kiểm kê định kỳ là gì?

II. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 

2.1. Phương pháp kê khai thường xuyên:

– Theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa trên các tài khoản kế toán “ Hàng tồn kho”.

– Mọi tình hình biến động tăng, giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật tư, thành phẩm, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản:

+ Thông tư 200: 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 và TK 158.

+ Thông tư 133: 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157.

– Cuối kỳ, kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho với số liệu vật tư, thành phẩm, hàng hóa trên sổ kế toán.

– Tính giá vốn xuất kho:

Kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá mà doanh nghiệp áp dụng để tính giá hàng xuất kho theo công thức:

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

– Phương pháp hạch toán kế toán:

+ Các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)

Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)

Có TK 111,112, 331…:

+ Khi xuất bán hàng tồn kho:

(+) Ghi nhận giá vốn, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)

Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133).

(+) Ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ TK 111,112, 131

Có TK 511- Doanh thu bán hàng

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

 2.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ:

Không phản ánh, theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động hàng tồn kho trên các tài khoản kế toán “ Hàng tồn kho” {TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157  (cả 2 TT 200 và TT133) và TK 158 (TT200)}. Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh trị giá của vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán.

– Các tài khoản phản ánh hàng tồn kho {TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (cả 2 TT 200 và TT133) và TK 158 (TT200)} chỉ phản ánh giá trị của vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ. Phản ánh tình hình mua vào, nhập kho vật tư, thành phẩm, hàng hóa trên tài khoản 611 – Mua hàng hoặc TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Tính giá vốn xuất kho: 

Cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ, căn cứ vào số lượng tồn kho kiểm kê để tính Giá thực tế tồn kho cuối kỳ theo công thức:

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Và từ đó tính Giá thực tế xuất kho trong kỳ theo công thức:

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

– Phương pháp hạch toán kế toán:

a) Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với doanh nghiệp thương mại)

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (đối với doanh nghiệp sản xuất)

Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)

Có các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133).

b) Trong kỳ các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho trong kỳ, ghi:

+ Đối với doanh nghiệp thương mại, ghi:

Nợ TK 611- Mua hàng

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)

Có TK 111,112, 331…:

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: Phản ánh giá trị thành phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đem đi tiêu thụ ngay, ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Gia thành sản xuất.

c) Cuối kỳ kế toán:

– Căn cứ vào kết quả kiểm kể xác định giá trị hàng tồn kho tồn cuối kỳ và giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường, ghi:

Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157, 158 (áp dụng TT200)

Nợ các TK 151, 152, 152, 153, 155, 156, 157 (áp dụng TT133).

Có TK 611 – Mua hàng (đối với doanh nghiệp thương mại)

Có TK 632- Giá vốn hàng bán (đối với doanh nghiệp sản xuất).

– Sau khi ghi đầy đủ các bút toán trên:

+ Kế toán tính ra giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã sử dụng trong kỳ và ghi:

Nợ các TK 621, 627, 641, 642 (Trị giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng – áp dụng TT200)

Nợ các TK 642, 241, 631 (Trị giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đưa vào sử dụng – áp dụng TT133)

Có TK 611 – Mua hàng (đối với doanh nghiệp thương mại).

+  Kế toán xác định giá trị thành phẩm đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với doanh nghiệp sản xuất).

+ Kế toán xác định tổng trị giá hàng hóa đã xuất bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 611 – Mua hàng (đối với doanh nghiệp thương mại).

Tính giá xuất kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ