Thuyết mình về Nhà Lớn Long Sơn

Phóng to
Một góc Nhà Lớn
TT - Chỉ 92km2 với 54km2 là đất liền nhưng có đầy đủ núi, rừng, sông, biển, Long Sơn, xã đảo duy nhất của TP Vũng Tàu, sẽ được chọn là một trong những điểm tổ chức Festival biển Bà Rịa - Vũng Tàu 2005.

Không chỉ đẹp, Long Sơn còn huyền bí với những cư dân mặc bà ba đen, tóc búi củ hành và truyền thuyết mở mang bờ cõi bất khuất của cha ông...

Huyền thoại người đi mở đất

Long Sơn không xa thành thị [cách thị xã Bà Rịa 9km] nhưng chúng tôi thật bất ngờ khi gặp những người dân địa phương còn nguyên nét xưa tựa cả trăm năm về trước: bà ba đen, tóc búi củ hành. Bác Ba Thành - một lão nông chân chất đúng điệu dân Long Sơn, tóc búi, đồ bà ba - cho biết: “2/3 dân trên đảo theo đạo ông Trần [dân số của đảo khoảng 13.000 người]”.

Người dân đảo không ai không tự hào về truyền thuyết ông Trần - người mở đất lập nên Long Sơn. Tục truyền ông tên Lê Văn Mưu, người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành, nay là xã Tân Khánh Hòa, thị trấn Hà Tiên, Kiên Giang nhưng dân đảo thích gọi ông bằng tên theo kiểu miền Nam hơn: ông Trần [vì ông hay ở trần khi phát quang ruộng rẫy] hay ông Nhà Lớn.

Khoảng năm 1900, ông cùng đoàn người trên năm chiếc thuyền lớn đã cập bến cù lao Núi Nứa [đảo Long Sơn ngày nay] trên hành trình trốn chạy sự truy nã của giặc Pháp vì tội tham gia lực lượng khởi nghĩa.

Đảo khi ấy rất hoang vắng, bốn bề là rừng ngập mặn bao quanh. Phát quang tạo ruộng lập ấp, khai thác gỗ trên núi, đánh bắt thủy hải sản..., ông bắt tay xây dựng Nhà Lớn từ năm 1910 -1929 thì hoàn tất.

Đến nay dân đảo còn nhắc đến sự kiện “năm Thìn bão lụt miền Tây” ông đã mở kho gạo cứu đói cho dân. Sau sự kiện đó, có rất nhiều người miền Tây theo ông về Long Sơn lập nghiệp [điều này lý giải việc phần lớn dân trên đảo có gốc miền Tây].Những kinh nghiệm sống mà ông Trần mang lại cho dân chúng đã được gìn giữ và lan truyền như những điều “kinh đạo”. Các bậc kỳ lão nói: “Đó chỉ là đạo làm người. Ngày xưa ông Nhà Lớn thường dạy về nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, trung hiếu... Dân cứ thế truyền miệng từ cha mẹ sang con cái, ông bà sang cháu chắt”.

Đạo ông Trần độc đáo ở chỗ không có giảng đạo, không kinh kệ, không thu nhận tín đồ. Người dân cho biết nhiều tập tục riêng của Long Sơn vẫn truyền đời: đám xác [đám tang] chôn cất trong vòng 24 giờ [không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ], đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là 16 hoặc mồng 1 và giờ hành lễ là giờ thìn [khoảng 8g sáng]…

Đặc biệt, tục “chết đồng quách” vẫn được dân đảo thực thi đến ngày nay. Theo triết lý của ông Trần, “khi chết mọi người đều bình đẳng như nhau” nên áo quan [đặt tại Sơn Long Hội - Nhà Lớn] được dùng chung cho tất cả mọi người. Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tẩm liệm, khi ra mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất. Hiện nay, ngay phía sau khu chính điện - nơi ông Trần thường ngồi giảng đạo cho các phiên viên và con cháu nghe - vẫn còn lưu giữ bộ ảnh [chữ Nôm] truyện Lục Vân Tiên [trước vẽ trên lụa, sau được phục chế trên kính]. Theo con cháu ông Trần, đây là nét chủ đạo của đạo ông Trần.

Phóng to
Các kỳ lão trong ban điều hành Nhà Lớn họp
Gìn giữ Nhà Lớn như gìn giữ con ngươi

Nhà của ông Trần [nay là di tích Nhà Lớn, còn gọi là đền ông Trần] nằm ngay trung tâm xã, rộng hơn 2ha do ông Trần tự thiết kế và xây dựng. Đến nay, Nhà Lớn vẫn đứng vững trong hạng “top” những quần thể kiến trúc cổ đồ sộ, bề thế nhất khu vực [nên dân gọi là ông Nhà Lớn].

Toàn bộ Nhà Lớn [làm hoàn toàn bằng gỗ, nứa - được gìn giữ gần như nguyên vẹn] được chia làm ba khu vực với nhiều nhà, lầu san sát nhau ăn thông bằng những con đường nhỏ gồm: nhà khách, lầu cấm, nhà thánh, lầu giữa, lầu dài, lầu tiên, lầu Phật, nhà hậu, nhà hội, trường học, chợ, mộ, các dãy phố, nhà ghe sấm [còn lưu giữ một trong năm chiếc ghe đầu tiên về Long Sơn lập nghiệp], nhà mát [trạm, dành cho ghe thuyền bà con tránh mưa nắng], khu nhà ở, công viên... Bên trong di tích là vô số kỷ vật cổ [phần bằng gỗ quí]. Theo đánh giá của nhiều đoàn khảo cổ đến đây tham quan nghiên cứu, ông Nhà Lớn sưu tầm khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam - Trung - Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ...

Trong đó có bộ bàn ghế bát tiên mà con cháu ông Nhà Lớn khẳng định là của vua Thành Thái. Nhà Lớn được xem là di sản của nhân dân cả đảo. Dân gìn giữ Nhà Lớn như gìn giữ con ngươi trong mắt mình.

Việc quản lý di sản đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần điều hành hoàn hoàn tự nguyện. Cung kỉnh [cúng, lễ], quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ [năm người] đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.

“Trực phiên chỉ là hình thức, chủ yếu là xuất gia tu tâm dưỡng tánh trong ba ngày ở Nhà Lớn” - anh Bôn đang trực tại lầu Phật cho biết. Nguồn tài chính của Nhà Lớn [do khách tham quan hay nhân dân cúng dường] được đưa vào quĩ xã hội chăm lo học sinh và người dân nghèo toàn xã: cây mùa xuân cho trẻ em, áo mới cho thầy cô giáo, y bác sĩ của xã... Tổng kết năm 2004, Nhà Lớn chăm lo tổng số tiền trên 85 triệu đồng.Điều kỳ lạ nhất là trải qua hai cuộc chiến nhưng Long Sơn - nhất là Nhà Lớn, hầu như không bị ảnh hưởng gì nhiều dù đây là căn cứ của cách mạng, bị Pháp chiếm đóng, lập cứ. Lịch sử của Nhà Lớn đã gắn cùng những giai thoại ly kỳ.

Bà Lê Thị Kiềm - ban điều hành Nhà Lớn - cho biết: “Vào thời Pháp, lính Pháp cũng định san bằng Nhà Lớn và di dân khỏi đảo. Pháp đã bỏ bom ngay Lầu Cấm -nơi thờ phật năm ông - nhưng bom không nổ.

Sau đó, lính đặt mìn ở nhà hội và nhà hậu. Mìn cũng trơ ra như củ khoai. Nhà Lớn khi đó là tòa nhà lớn nhất, sang trọng nhất Long Sơn nên bị lính chiếm đóng đầu tiên. Nhưng việc nhiều tên bị té lầu gãy cổ chết không rõ nguyên nhân đã làm bọn lính ngán sợ phải rút đi nơi khác...Năm 1991, quần thể kiến trúc Nhà Lớn được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, và đến nay vẫn còn là khám phá thú vị với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ [cũng do nhân dân đề xuất chứ gia tộc Nhà Lớn hoàn toàn không biết]. Bà Lê Thị Đến - cháu cố đời thứ tư của ông Lê Văn Mưu - cho biết: “Nhà Lớn đang phối hợp với chính quyền thực hiện chính sách cấp sổ đỏ cho người dân canh tác trên đất của Nhà Lớn [theo tập tục tạm canh tạm cư của ông Nhà Lớn, dân di cư từ nơi khác đến được mượn đất canh tác đến khi ổn định thì trả lại cho người khác mượn].

Đã có khoảng 300 hộ dân [khoảng 50 mẫu đất] được cấp sổ đỏ như thế. Công việc vẫn đang tiếp tục cho gần 30 mẫu nữa”.Long Sơn hiện nay nhà cửa khang trang, đường sá được mở rộng, tráng nhựa thẳng tắp, điện, nước máy vào tới từng hộ, đời sống sung túc nhiều hơn trước.

Thay vì sống bằng nghề trồng lúa mỗi năm một vụ, dân Long Sơn nay chuyển sang đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, đất chuyển sang diêm nghiệp sản xuất quanh năm. Xã cũng đang đẩy mạnh trồng rừng, qui hoạch xây dựng trung tâm văn hóa, khu nhà nghỉ khách sạn để phục vụ du lịch...

Bài & ảnh: THI NGÔN - HẢI TÂM

Vũng Tàu không ít những địa danh nhưng Nhà Lớn Long Sơn vẫn có sức hút rất đặc biệt. Vốn là quần thể kiến trúc đẹp nhất trời Nam và là điểm lưu giữ nếp sinh hoạt khó tìm thấy ngoài đời, Nhà Lớn Long Sơn thích hợp cho du khách yêu thích trải nghiệm, khám phá. Trăm nghe không bằng mắt thấy, hãy cùng Digiticket dạo quanh một vòng Nhà Lớn nhé. 

Vé vui chơi Đại Nam

Giảm giá 50%

Digticket.vn Mua ngay

1. Giới thiệu về Nhà Lớn Long Sơn

Nhà Lớn Long Sơn thuộc xã đảo Long Sơn, Vũng Tàu. Nơi đây không chỉ lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, kiến trúc Việt Nam mà còn được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1991. Bên cạnh đó, Nhà Lớn Long Sơn đã được xếp vào 100 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam với du khách trong và ngoài nước.

Ảnh: @iam.hieuvo

Về Long Sơn, đa số du khách đều check-in Nhà Lớn để lắng nghe những câu chuyện kể về đạo Ông Trần. Từ đời này sang đời khác, người dân nơi đây vẫn luôn truyền tai nhau 5 chữ quan trọng trong đạo gồm Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Tất cả hoạt động sinh hoạt, tính cách của con cháu đều kế thừa phong tục tập quán của cụ ông, cụ bà ngày xưa và đậm chất con người Nam Bộ. 

Ảnh: @bob.gunma

Đến nay, Nhà Lớn vẫn là điểm đến có sức hấp dẫn với nhiều du khách. Không chỉ nổi bật với kiến trúc cổ, Nhà Lớn Long Sơn còn là điểm đến giá trị về văn hóa tín ngưỡng độc đáo. Địa điểm này rất lý tưởng cho chuyến du lịch gia đình có trẻ em nhỏ tạo cho bé niềm yêu thích, khám phá lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Ảnh: @datnguyentuan

Khám phá thêm các địa điểm du lịch đảo:

  • Đảo Ngọc Vũng Tàu: Điểm du lịch trải nghiệm lý thú bậc nhất

2. Lịch sử Nhà Lớn Long Sơn

Ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn, bạn sẽ có cảm giác vừa thân thuộc vừa kỳ lạ khó giải thích. Đến đây, bạn có thể gặp được dì Ba Kiềm, cháu đời thứ 4 của người khai hoang đảo hàu Long Sơn ông Lê Văn Mưu, trực tiếp hướng dẫn đến từng ngóc ngách ở nơi đây.

Ảnh: @lanhuynh_nl

Cuốn theo lời kể của dì Ba Kiềm, bạn sẽ được nghe thêm chuyện về ông Lê Văn Mưu, còn gọi là Ông Trần hay Ông Nhà Lớn theo tiếng gọi thân thương của người dân xã đảo. Được biết, Ông Trần vốn là người làng Thiên Khánh, Giang Thành [nay là Tân Khánh Hòa, Kiên Giang]. 

Ảnh: @hy_hy_kh

Năm 1900, ông với đoàn người đi 5 thuyền lớn đến cù lao Núi Nứa [Long Sơn ngày nay]. Hòn đảo lúc đó bốn bề được bao bọc bởi rừng ngập mặn và thú dữ. Thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn, thiếu nước và đất đai hẹp. Nhưng nhận thấy vùng đất có thế núi sông, biển cả nên ông quyết định dừng thuyền và lập làng. 

Dưới sự dẫn dắt của Ông Trần, nhóm người dựng chòi, chiêu mộ người đến khai hoang mở đất. Từ đậy, đảo hình thành khu dân cư mới. 

Vé vui chơi Đại Nam

Giảm giá 50%

Digticket.vn Mua ngay

Những mốc thời gian liên quan đến Nhà Lớn Long Sơn

Năm 1909: Ông Trần đề đạt chính quyền Bà Rịa cho phép lập nên nhà thờ Khổng Tử làm nơi thờ cúng và được chấp thuận. 

Năm 1910: Ông cho xây nhà Thánh làm khu chính điện. Sau đó, ông xây tiếp các lầu Trời – Tiên – Phật và sửa sang nhà Hậu được khang trang hơn.

Ảnh: @acurale

Năm 1927: Ông Trần cho xây cất thêm lầu Cấm làm tiền điện, hai nhà khách, cổng tam quan và vườn hoa. 

Năm 1928: Lầu Dài tiếp tục được xây dựng. Tầng dưới để trống phục vụ cho người đến thăm viếng ăn nghỉ, tầng trên làm nơi bày bàn thờ.

Ảnh: @nguyenhoangkhoi

Những năm tiếp, Ông Trần cho tiến hành xây cất 5 dãy phố để làm nơi dân cư ngụ khi mới đến đây lập nghiệp, nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà đèn, nhà bếp, kho chứa thóc, nhà xay xát lúa, các hồ trữ nước ngọt. Tên gọi Nhà Lớn cũng từ đó mà ra bởi tất cả các công trình đều được xây chung một khu.

Nguồn gốc đạo Ông Trần

Nghe người dân truyền tai rằng, ông Trần còn giúp chữa bệnh cho dân trong vùng với các cây thuốc Nam hái trên núi. Đặc biệt, “đạo ở đời” được ông trao truyền đơn giản mà thiết thực, không cần tiếng chuông, tiếng mõ, không ăn chay, không kiêng kỵ và được người dân hết sức hưởng ứng. Hầu hết đàn ông lớn tuổi đều học ông để râu, tóc dài bó búi sau gáy và mặc bà ba đen, đi chân trần. 

Ảnh: @soduabentre

Từ khi ông mất vào năm 1935, nhiều thế hệ người dân vẫn nghiêm ngặt lưu giữ nếp sống chung. Đến năm 1991, Nhà Lớn Long Sơn được công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Trích theo lời của dì Ba Kiềm, Nhà Lớn thường dạy Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín và cứ thế truyền cho thế hệ sau này. 

3. Hướng dẫn đường đi đến Nhà Lớn

Nhà Lớn Long Sơn chỉ cách thành phố Vũng Tàu khoảng 13km, tương đương với 20 phút chạy xe. Đường đi khá dễ dàng và thuận tiện, do đó bạn có thể chọn xe máy, xe ô tô cá nhân hay taxi đều được.

Xuất phát từ thành phố Vũng Tàu bạn đi theo đường 30/4. Tiếp đó rẽ vào đường Võ Nguyên Giáp/QL51, đi tiếp theo đường Trường Sa đến xã đảo Long Sơn và hỏi tiếp đường đến Nhà Lớn. Đây là điểm du lịch nổi tiếng nên hầu hết người dân đều thuộc đường và sẽ hướng dẫn bạn rõ ràng.

Xem thêm: Bản đồ đường đi đến Nhà Lớn trên Google map

Ảnh: @delspeedy25

4. Kiến trúc đậm chất Á Đông ở Nhà Lớn

Nhà Lớn Long Sơn có tên gọi khác là Đền Ông Trần tựa vào sườn Đông của núi Nứa với lối kiến trúc đậm chất Á Đông và gợi nhắc về đình làng Việt ngày xưa. Quần thể kiến trúc rộng 2 hecta được xây dựng theo lối “tiện đâu đặt đó”, không sau trước mà sắp xếp xen kẽ nhau. Công trình độ sộ này được xây dựng từ hai vật liệu chủ yếu là gỗ quý và mái ngói.

Ảnh: @ferb.vo

Trong lối kiến trúc của Nhà Lớn thể hiện rõ nét tính quần cư và đoàn kết của người dân sinh sống ở xã đảo. Dựa theo lời kể, Nhà Lớn vốn được dựng bằng gỗ, tre, nứa và mái ngói. Mãi đến năm 1971, hương chức của vùng mới mời được ông Ngô Viết Thụ đến thiết kế, trùng tu lại nhà hội. Nhờ đó Nhà Lớn mới có được diện mạo như ngày nay. Tuy nhiên kiến trúc đình làng với xà ngang, vách gỗ, trụ cột từ thời Ông Trần không mất đi mà vẫn được giữ gìn cẩn thận. 

Nét kiến trúc bên ngoài Nhà Lớn Long Sơn

Lạc chân vào Nhà Lớn, bạn sẽ mê mẩn nét kiến trúc mộc mạc từ mái ngói đỏ tươi, tường vôi trắng đến rèm che xanh biếc. Ngoài cửa là rất nhiều câu đối, câu liễn tạo nên nét đẹp thi trung, thi họa, yên bình hiếm có.

Ảnh: @quelamstagram

Kiến trúc bên trong của Nhà Lớn

Nhà Lớn Long Sơn có 3 khu vực gồm khu nhà thờ, khu lăng mộ, khu nhà chức năng. Khu nhà thờ là nơi thờ Khổng Tử, Phật giáo, Đạo giáo và tổ tiên họ Lê. Tiến vào khu chánh điện, bạn sẽ chiêm ngưỡng nhiều câu đối, liễn, hoành phi được chạm trổ công phu, tinh xảo. Hiện nay, Nhà Lớn vẫn còn lưu giữ bàn ghế bát tiên từ thời vua Thành Thái và bức tranh vẽ bài thơ Lục Vân Tiên phục chế bằng kính.

Ảnh: @hieu.ricky

Khu nhà chức năng được dựng với mục đích phục vụ cho người dân xã đảo an cư lạc nghiệp bao gồm nhà bếp, nhà khách, nhà đèn, nhà chợ, trường học, nhà đèn, kho chứa thóc… Ngày xưa Ông Trần đã thuê người về dạy chữ cho người dân trên đảo. Ngày nay, thanh niên trai tráng hay trẻ nhỏ sẽ được dạy viết liễn, viết chữ Nôm để tiếp nối nét đẹp văn hóa cha ông. 

Ảnh: @dongwunguan

Ra đến khu lăng mộ, bạn có thể nhìn thấy nhiều ngôi mô được quét vôi trắng và không đề tên người mất. Dựa theo lời của dì Ba Kiềm, dụng ý của việc này là nhắc nhở thế hệ sau luôn luôn ghi nhớ về cội nguồn tổ tiên. Vào ngày 25 tháng chạp hàng năm, con cháu khắp nơi lại tụ họp về đây để thắp nhang, thăm mộ của ông bà. 

Ảnh: @jang47

Không riêng gì con cháu của Ông Trần, người dân trên xã đảo đều thay phiên nhau làm công quả tại Nhà Lớn Long Sơn. Nhất là dịp lễ Tết thì bạn sẽ bắt gặp người gói bánh, làm mứt, quét dọn, thắp hương, tiếp khách… làm nên không khí cộng đồng đầm ấm khó tìm thấy ở nơi nào khác. 

5. Hoạt động thăm quan nổi bật ở Nhà Lớn Long Sơn

Trải qua những thăng trầm, biến đổi của lịch sử và thời gian, kiến trúc của Nhà Lớn Long Sơn vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Kế thừa đạo Ông Trần, người dân vẫn mặc áo quần bà ba đen, đi chân trần và giữ phong tục viết liễn cũng như nếp sống sinh hoạt cộng đồng nhộn nhịp. 

Nếu đi đúng vào ngày vía Ông Trần [20/02 Âm lịch] và ngày Trùng Cửu [09/09 Âm lịch] bạn sẽ chứng kiến nhiều nét văn hóa đặc sắc.

Ảnh: @imtantan.3010

Không cần cảnh đẹp mê đắm lòng người, du khách đến tham quan có thể thưởng thức món bánh đặc sản như khoai mì hấp nước dừa, bánh ít trần… Nghỉ qua đêm tại dãy nhà cổ. Sự đơn giản, bình dị đó như “lực hấp dẫn” kéo nhiều du khách tìm đến mỗi năm. 

Ảnh: @hieu.ricky

6. Một số lưu ý khi ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn

Lên kế hoạch ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn, những lưu ý sau sẽ rất cần thiết cho bạn.

  • Khách du lịch đến thăm Nhà Lớn không phải mua vé, chỉ cần nêu rõ danh tính là được mời vào uống trà và nghe các cụ kể về chuyện Ông Trần. Theo như lời kể, đạo tiếp khách của Nhà Lớn xuất phát từ hai câu đối của ông khắc trước cửa. Câu đối ngụ ý “khách đến đều tiếp như nhau, không phân biệt người sang người hèn”.
  • Trước khi chụp hình tại khu thờ cúng hay chánh điện, bạn nên hỏi xin phép hoặc hỏi rõ quy định ở đây.
  • Nhà Lớn Long Sơn có chỗ nghỉ chân cho du khách và cơm chay được thiết đãi miễn phí.
  • Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sử, chỉn chu khi ghé thăm

Có dịp về đến thành phố Vũng Tàu, hãy cùng gia đình làm một chuyến đi đến Nhà Lớn Long Sơn để tìm lại một nét văn hóa của người Việt xưa nhé.

Ảnh đại diện: @thanhxuan1188

Tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề