Chuyên đề giáo dục đạo đức trong nhà trường

   Giáo dục đạo đức [GDĐĐ] nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để GDĐĐ đạt hiệu quả. Chúng ta phải thấy rằng GD đức dục khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có giáo án sẵn. GDĐĐ không đứng  độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn KHXH mà các môn KHTN cũng mang tính giáo dục.

   Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc GDĐĐ cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém… Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. GDĐĐ đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi GDĐĐ con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.

    Qua thực tế hoạt động của nhà trường, đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong những biện pháp đó, biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất là thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Kết quả là học sinh rất mong chờ tham gia giờ chào cờ với các hoạt cảnh, câu chuyện ngắn, chương trình văn nghệ, sinh hoạt chuyên môn dưới cờ với những món quà nhỏ thật sự sinh động, và bổ ích. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn để Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ học sinh.

   Trách nhiệm GDĐĐ học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả CB,GV nhưng Hiệu trưởng vẫn giữ vai trò nồng cốt. Hiệu trưởng xác định nội dung, quyết định các hình thức, phân công phần hành cho các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh thông qua nhiều hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh.

   Việc chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liêng đối với người dân mỗi nước. Đối với học sinh, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: Ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm... đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Nếu tiết chào cờ mỗi sáng thứ hai trở thành những tiết học thú vị thì chúng sẽ là động lực giúp học sinh hào hứng bước vào tuần học mới. Vì vậy mà giờ chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần đã trở thành nề nếp trong các trường học ở nước ta.

   Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác.

   Tuy nhiên, không ít trường không thành công khi triển khai những ý tưởng đổi mới nội dung sinh hoạt dưới cờ cho học sinh.

   Để có được những buổi chào cờ thành công, trước hết người Hiệu trưởng phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung các buổi sinh hoạt mang tính giáo dục cao này. Khi diễn thuyết, Hiệu trưởng ngoài trang phục gọn gàng, chỉnh tề phải, có cử chỉ hành động, lời nói thật mô phạm nhưng thật sự hấp dẫn, thu hút người nghe.

   Cái khó của GDĐĐ cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẫm mỹ. Để làm được điều đó có thể dựa vào các tấm gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các  tác phẩm nghệ thuật... Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu.

   Ví dụ 1: Chọn tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", "Mãi mãi tuổi hai mươi", tấm gương GS Ngô Bảo Châu để giáo dục lí tưởng sống của Thanh niên.

   Ví dụ 2: Sử dụng bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng nhân dịp khai giảng năm học mới để giáo dục động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của học sinh.

   Ví dụ 3: Chúng ta chọn tác phẩm "Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2007 "[NXB Giáo dục], lá thư "Yêu thương không bao giờ muộn" để giáo dục truyền thống Nhà giáo Việt Nam...

   Lãnh đạo nhà trường cũng có thể mời thêm các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường như Công an; Hội liên hiệp phụ nữ; Hội cực Chiến binh; cán bộ Đoàn ở huyện, tỉnh; lão thành cách mạng; Huyện đội tham gia nói chuyện truyền thống, nói chuyện theo chủ đề...

   Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh bao gồm cả "đức" và "tài" cần tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó công tác giáo dục đạo đức, nhân cách đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Giáo dục đạo đức, nhân cách là một bộ phận quan trọng là nền tảng của giáo dục nói chung.

   Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là một công việc khó, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng trong nhà trường và xã hội. Hình thức giáo dục rất phong phú và đa dạng. Hiệu trưởng trường  là người chịu trách nhiệm chính trong nhà trường về nhiệm vụ này. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho Hiệu trưởng các trường làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Việc đầu tư, sử dụng, khai thác tốt diễn đàn này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức buổi chào cờ là một công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẽ đối với người Hiệu trưởng trong tình hình hiện nay. 

[Hồng Thanh - st]

,


Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh trên không gian mạng, qua đó góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hoá, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng, có ước mơ, hoài bão, khát vọng và kỹ năng hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số hoá.

Ngày 18/4/2022, Trường THPT Lê Lợi đã mời Thượng tá Nguyễn Hùng - Trưởng phòng PC11, Công an tỉnh Quảng Trị nói chuyện chuyên đề với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

Thượng tá Nguyễn Hùng - Trưởng phòng PC11, Công an tỉnh Quảng Trị nói chuyện chuyên đề vớicán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường - Ảnh: Đặng Hải

Chương trình là một trong những nội dung hoạt động của nhà trường nhằm cụ thể hóa công tác triển khai Luật An ninh mạng, Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 5/3/2022 phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”, Quyết định số 619/QĐ-BGDĐT ngày 03/3/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch số 618/KH-SGDĐT ngày 01/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021 - 2030.

Với những mục tiêu trên, bài nói chuyện chuyên đề của Thượng tá Nguyễn Hùng đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ giáo viên, nhân viên, đặc biệt đối với  đoàn viên, thanh niên, học sinh khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng an toàn, hiệu quả; giám sát, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân; giúp hình thành và phát triển các kỹ năng nhận diện, xử lý, làm chủ thông tin và các công cụ, phương tiện kỹ thuật trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng; chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin "xấu", "độc", tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần tích cực thực hiện hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Học sinh và CBGV tham dự chương trình - Ảnh: Đặng Hải

Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục tăng cường giáo dục, định hướng đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh trên không gian mạng thông qua việc xây dựng, vận hành, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin; quán triệt Quyết định số 874/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; lan tỏa cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp", góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh./.

[GD&TĐ] - Trong những năm học phổ thông, học sinh không chỉ được học những kiến thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị đạo đức căn bản [tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương…] sẽ giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Nhưng dường như những giá trị này đang bị xuống cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm trọng, nhưng hành vi gian lận ở nhiều cấp độ… Vấn đề này đang là sự quan tâm của xã hội hiện nay. Đến lúc chúng ta cần có cái nhìn khách quan về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay.

Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nếu không tuân theo những "nguyên tắc" ấy thì được gọi là người vô đạo đức.

Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khoá của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học. Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và  trao đổi kinh nghiệm  thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được quan tâm. Thông qua những bài học giáo dục công dân, những môn khác như: văn, sử, địa… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…

 

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ…  xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời.

 Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.

Một quan niệm mang tính sai lầm cả về phía giáo viên và học sinh trong các nhà trường phổ thông rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn đạo đức và giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vậy mà người dạy không biết lồng trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng cho học sinh. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, quan tâm đến tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thế nào coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của ban cờ đỏ [Đoàn thanh niên], Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp quản lý lo chạy theo thành tích, xem thường kết quả thực chất của giáo dục, dẫn đến căn bệnh nói dối ngày một trầm kha.

Đã đến lúc thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, các nhà trường cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Cần tìm ra các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. 

Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêngquan Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người.

 Hà Thị Thu Hoài 

                                       Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An

Page 2

 

Sáng ngày 08/9/2012, tại Khu lưu niệm đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định diễn ra lễ trao học bổng Nguyễn Thị Định do Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức. Chương trình được sự tài trợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - Thành phố Hồ Chí Minh với 50 suất học bổng [trị giá 500.000đ/suất] và 50 phần quà cho các em học sinh nghèo, học giỏi của các huyện Giồng Trôm, Châu Thành và Thạnh Phú.

Học bổng Nguyễn Thị Định do Hội LHPN tỉnh lập năm 1996 chủ yếu dành cho học sinh nữ có hoàn cảnh khó khăn. Việc trao học bổng nhân dịp đầu năm học của Hội LHPN tỉnh có ý nghĩa hết sức sâu sắc, là món quà lớn nhằm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tốt hơn trong học tập, động viên các em phấn đấu vươn lên thực hiện ước mơ trong tương lai.

Nguyễn Thị Thanh Bình

Video liên quan

Chủ Đề