Lập bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX

I. Các cuộc nổi dậy của nhân dân

1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

  • Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực
    • Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng
    • Tô thuế, phu dịch nặng nề
    • Nạn dịch bệnh và nạn đói hoành hành khắp nơi

=>Nhân dân căm phẫn, bất bình nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.

2. Các cuộc nổi dậy

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Kết quả

1821 – 1827

Phan Bá Vành

Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quản Yên

Đều thất bại

1833 – 1835

Nông Văn Dân

Việt Bắc, Trung du

1833 – 1835

Lại Văn Khôi

Cao Bằng, Gia Định

1854 - 1856

Cao Bá Quát

Hà Nội, trung du, Sơn Tây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 139 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 142 – sgk lịch sử 7

Hàng trăm cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 142 – sgk lịch sử 7

Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 142 – sgk lịch sử 7

Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 142 – sgk lịch sử 7

Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực của nhân dân ta

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 142 – sgk lịch sử 7

Tóm tắt những nét chính về 3 cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân

[x - y]^3 + [y - z]^3 + [z - y]^3 [Lịch sử - Lớp 8]

1 trả lời

Chiến tranh lạnh là gì? [Lịch sử - Lớp 12]

5 trả lời

THAM KHẢO:

+ Nội bộ Tây Sơn suy yếu => Nguyễn Ánh đem quân tiến đánh Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân => Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà.

+ Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

nhà nguyễn lập lại chế độ phong kiến nhà nguyễn:

- Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tăng cường quyền lực trong tay vua, tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ [luật Gia Long].

- Kinh tế: Ban hành nhiều chính sách phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định sản xuất.

- Củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng quân đội mạnh.

kinh tế nhà nguyễn

a] Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: Được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: Được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có [hoặc thiếu] ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: Tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

b] Thủ công nghiệp: phát triển.

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng bị đánh thuế nặng.

c] Thương nghiệp:

 + Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán. Các đô thị, thị tứ phồn thịnh.

 + Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn bán và nhà nước cũng trao đổi hàng hóa với họ như là Xiêm, Mã Lai, Trung Quốc,... 

 + Đặc biệt là có cả các thuyền buôn phương Tây được đến buôn bán ở một số hải cảng nhất định theo quy định của triều Nguyễn.

lập bảng thống kê các cực nổi dậy của nhân dân dưới thời nguyễn

a] Khởi nghĩa Phan Bá Vành [1821 - 1827]

- Căn cứ: Trà Lũ [Nam Định].

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b] Khởi nghĩa Nông Văn Vân [1833 - 1835]

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c] Khởi nghĩa Lê Văn Khôi [1833 - 1835]

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d] Khởi nghĩa Cao Bá Quát [1854 - 1856]

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

Bài tập 4 trang 73 vở bài tập lịch sử 7. tham gia. Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn thời Nguyễn:

Thời gian

hoạt động

Người lãnh đạo

Lực lượng

tham gia

Kết quả

Ngoài ra, em còn biết thêm những cuộc khởi nghĩa nào?

Xem lại mục 2: Các cuộc nổi dậy

Thời gian

hoạt động

Người lãnh đạo

Lực lượng

tham gia

Quảng cáo

Kết quả

1821 – 1827

Phan Bá Vành

Nông dân

Thất bại

1833 – 1835

Nông Văn Vân

Một số tù trưởng, nông dân

Thất bại

1833 – 1835

Lê Văn Khôi

Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì

Thất bại

1854 – 1856

Cao Bá Quát

Một số nhà nho, nông dân, các dân tộc miền trung du

Thất bại

 – Ngoài ra, còn một số cuộc khởi nghĩa khác như: khởi nghĩa Lê Duy Lương, cuộc nổi dậy của nhân dân Đá Vách, khởi nghĩa của nhân dân An Giang,…

Video liên quan

Chủ Đề