Quản lý thi công xây dựng la gì


Nhu cầu sống của con người ngày càng nâng cao khi xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu ăn ngon thì sống trong một căn hộ chung cư, một tổ ấm với những thiết kế và kiến trúc thật đẹp cũng chính là một trong những nhu cầu rất lớn của con người hiện nay. Do đó xây dựng đã trở thành lĩnh vực được khá nhiều bạn quan tâm và Quản lý xây dựng là ngành nghề được các bạn lựa chọn nhiều nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều băn khoăn, trắc trở của các bạn khi quyết định lựa chọn theo đuổi ngành này đó là Ngành Quản lý xây dựng là gì ? Ra trường làm gì ?

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn đang mong nuốn theo học ngành Quản lý xây dựng sẽ giải tỏa được niềm trăng trở chính đáng này, “Ngành quản lý xây dựng là gì ? Ra trường làm gì ?” chúng ta hãy cùng nhau tìm ra  câu trả lời để định hướng tương lai các bạn nhé !

Hiểu một cách đơn giản, ngành Quản lý xây dựng là ngành trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hoặc thực hành tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình. Có thể nói để dễ hình dung nhất, quản lý xây dựng là công việc “chạy vòng ngoài” trong việc tìm kiếm các dự án, lập hồ sơ,…giúp các kỹ sư thi công, thiết kế, tư vấn giám sát thực hiện tốt vai trò của mình. Ở bất kỳ công trình nào, bên cạnh đội ngũ kỹ sư thi công và tư vấn giám sát thì chắc chắn phải có kỹ sư quản lý xây dựng.
 


Sinh viên ngành Quản lý xây dựng được trang bị các kiến thức về chuyên ngành và các kỹ năng khác


Theo học ngành Quản lý xây dựng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng trên từng phương diện cụ thể: quản lý tài chính, quản lý nguồn lực, quản lý tiến độ, quản lý chi phí và chất lượng dự án; kiến thức về định mức và tổ chức lao động, tổ chức quản lý và giao khoán sản xuất, giám sát và nghiệm thu công trình. Sinh viên có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công tác thi công trên công trường xây dựng; xây dựng các kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Ngành Quản lý xây dựng được đào tạo khá nhiều ở các trường đại học, các bạn có thể tham khảo các trường đào tạo có uy tín như: Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH. Sinh viên được trang bị các kỹ năng như  kỹ năng ngoại ngữ, các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý thời gian,... và chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn để có thể ứng dụng tốt nhất vào ngành nghề của mình.

Với nhu cầu nhân lực khá cao như hiện nay đối với lĩnh vực xây dựng và mức thu nhập ổn định cùng với các chế độ ưu đãi đặc biệt , một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm đã thu hút được nhiều bạn trẻ quyết định lựa chọn ngành Quản lý xây dựng.

Học ngành Quản lý xây dựng ra trường làm gì ?

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% [khoảng 11.000 người/năm] tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2015, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN [AEC] sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Quản lý xây dựng sẽ là không bao giờ thiếu.
 


Cơ hội việc làm ngành Quản lý xây dựng không bao giờ thiếu


Sau khi hoàn thành xong chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng có thể đảm nhiệm những công việc như: Chuyên viên tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng; Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng; Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động; Giám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong  lĩnh vực xây dựng.

Qua những thông tin về ngành Quản lý xây dựng, hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc "Ngành Quản lý xây dựng là gì? Ra trường làm gì?". Nếu bạn đã quyết tâm theo đuổi ngành Quản lý xây dựng thì bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác về ngành này như: Bạn có những tố chất phù hợp với ngành Quản lý xây dựng không, hay để có thể xét tuyển được ngành Quản lý xây dựng bạn cần xét tuyển những tổ hợp môn nào ? để có thể biết được nhiều hơn những thông tin về ngành Quản lý xây dựng và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.


 

Đăng ký xét tuyển trực tuyến:


Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết
 

Xem thêm


>> Ngành Quản lý xây dựng
>> Ngành Quản lý xây dựng lấy bao nhiêu điểm?
>> Học ngành Quản lý xây dựng ở đâu?
>> Cơ hội việc làm ngành Quản lý xây dựng
>> Ngành Quản lý xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?
>> Có nên học ngành Quản lý xây dựng?
>> Trường nào tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Quản lý xây dựng?
>> 
Thời gian học ngành Quản lý xây dựng trong bao lâu?
>> Học ngành Quản lý xây dựng có dễ xin việc làm không?
>> Ngành Quản lý xây dựng xét tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Quản lý xây dựng cần học tốt môn nào?
>> Học ngành Quản lý xây dựng thực hành, thực tập ở đâu?

>> Top những trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng?
>> Hướng dẫn cách xét học bạ vào ngành 
Quản lý xây dựng?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành 
Quản lý xây dựng thi khối [tổ hợp] nào?
>> Dự báo điểm chuẩn ngành 
Quản lý xây dựng năm nay?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành 
Quản lý xây dựng?

Ngọc Diễm

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/06/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 05/08/2015 cụ thể như sau:

Điều 31. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: 1. Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

2. Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình.

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình. 4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng. 5. Quản lý hợp đồng xây dựng.

6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.

Nội dung của quản lý thi công xây dựng công trình được quy định chi tiết tại Điều 10 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ như sau:

Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình

1. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

a] Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;

b] Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;

Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng 1. Công trình xây dựng trước khi triển khai thi công phải được nhà thầu lập tiến độ thi công xây dựng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ tổng thể của dự án, được chủ đầu tư chấp thuận. 2. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm. 3. Chủ đầu tư, bộ phận giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.

4. Trường hợp xét thấy tiến độ thi công xây dựng tổng thể của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thể.

c] Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;

Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng 1. Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo hồ sơ thiết kế được duyệt. 2. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. 3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư, giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán hợp đồng thi công xây dựng công trình.

4. Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.

d] Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;

đ] Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

e] Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Các nội dung tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định này. Nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều này được quy định tại Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tải về Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: TẠI ĐÂY

Điều 11. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình

1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.

2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng [nếu có].

8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền [nếu có].

10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

11. Hoàn trả mặt bằng.

12. Bàn giao công trình xây dựng.

Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

1. Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hóa trên thị trường:

a] Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên giao thầu [bên mua sản phẩm xây dựng] các chứng chỉ, chứng nhận, các thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b] Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng theo yêu cầu của hợp đồng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

c] Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng;

d] Thực hiện sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm xây dựng không đạt yêu cầu về chất lượng theo cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.

2. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:

a] Trình bên giao thầu [bên mua] quy trình sản xuất, thí nghiệm, thử nghiệm theo yêu cầu của thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo đối với vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị;

b] Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã được bên giao thầu chấp thuận, đáp ứng yêu cầu thiết kế; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất, vận chuyển và lưu giữ tại công trình;

c] Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;

d] Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;

đ] Cung cấp cho bên giao thầu các chứng chỉ, chứng nhận, thông tin, tài liệu có liên quan theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

3. Nhà thầu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị do mình cung ứng, sản xuất, chế tạo so với yêu cầu của bên giao thầu và tính chính xác, trung thực của các tài liệu cung cấp cho bên giao thầu; việc nghiệm thu của bên giao thầu không làm giảm trách nhiệm nêu trên của các nhà thầu này.

4. Bên giao thầu có trách nhiệm:

a] Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng, nhà thầu sản xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho công trình;

b] Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu cung ứng, sản xuất, chế tạo thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trước khi nghiệm thu đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công trình;

c] Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo quy trình đã thống nhất với nhà thầu;

d] Lập hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:

a] Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

b] Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;

c] Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

d] Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

đ] Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e] Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;

g] Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.

6. Thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng:

a] Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được thay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quy định của hợp đồng;

b] Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

 546 total views,  1 views today

Video liên quan

Chủ Đề