Thuốc sắt Saferon cho trẻ sơ sinh

Tên gốc: sắt phối hợp với các thành phần khác

Tên biệt dược: Saferon®

Phân nhóm: vitamin & khoáng chất [trước & sau sinh]/thuốc trị thiếu máu.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Saferon® là gì?

Thuốc Saferon® thường được dùng để:

  • Điều trị thiếu sắt tiềm tàng và thiếu máu thiếu sắt;
  • Dự phòng thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ trước, trong và sau sau thai kì, giai đoạn cho con bú;
  • Dự phòng thiếu sắt ở trẻ em nhờ đảm bảo lượng sắt khuyến cáo hàng ngày.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Saferon® cho người lớn như thế nào?

Nếu bạn bị thiếu sắt rõ rệt thì bạn dung thuốc trong 3 đến 5 tháng cho đến khi nồng độ Hb trở lại bình thường, sau đó bạn dùng thuốc thêm vài tuần với liều thiếu sắt tiềm ẩn.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu sắt rõ rệt

  • Bạn uống 1 đến 3 viên thuốc mỗi ngày hoặc 10 đến 20 ml siro mỗi ngày;
  • Đối với phụ nữ có thai, bạn uống 20 đến 30 ml siro mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu sắt tiềm ẩn

  • Bạn uống 1 viên thuốc mỗi ngày hay 5 đến 10 ml siro mỗi ngày;
  • Đối với phụ nữ có thai, bạn uống 10 ml siro mỗi ngày.

Liều thông thường để dự phòng thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai

Bạn uống 5 đến 10ml siro mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Saferon® cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ em bị thiếu sắt rõ rệt

  • Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 5 đến 10 ml siro mỗi ngày hay 20 đến 40 giọt mỗi ngày;
  • Đối với trẻ trên 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 1 đến 3 viên thuốc mỗi ngày hoặc 10 đến 20 ml siro mỗi ngày;
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ uống 2,5 đến 5 ml siro mỗi ngày hoặc 10 đến 20 giọt mỗi ngày;
  • Đối với trẻ sinh non, bạn cho trẻ uống 1 đến 2 giọt tương ứng với mỗi kg cân nặng mỗi ngày.

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu sắt tiềm ẩn

  • Đối với trẻ trên 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 1 viên thuốc mỗi ngày hoặc 5 đến 10 ml siro mỗi ngày;
  • Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 2,5 đến 5 ml siro mỗi ngày hoặc 10 đến 20 giọt mỗi ngày;
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ uống 6 đến 10 giọt mỗi ngày.

Liều thông thường cho trẻ em để dự phòng thiếu sắt

  • Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi, bạn cho trẻ uống 4 đến 6 giọt mỗi ngày;
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ uống 2 đến 4 giọt mỗi ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Saferon® như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn nên uống thuốc khi bụng đói, có thể dung cùng thức ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Saferon®?

Thuốc Saferon® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Saferon® bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Saferon®, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe;
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt [mang thai, cho con bú, phẫu thuật, v.v.]

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc Saferon® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Saferon®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Saferon® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Saferon® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Saferon® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Saferon® có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nhai;
  • Thuốc giọt uống 50 mg/ml;
  • Siro 50 mg/5ml.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.

Hầu hết trẻ sơ sinh có đủ chất sắt được lưu trữ trong cơ thể trong ít nhất 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên thiếu sắt [ID] và thiếu máu thiếu sắt [IDA] vẫn là mối quan tâm trong hầu hết các bà mẹ. Đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, sắt là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng đơn lẻ phổ biến nhất. Vậy ở trẻ sơ sinh khi nào cần bổ sung sắt và bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sắt là một khoáng chất mà trẻ sơ sinh cần cho sức khỏe và sự phát triển, nhất là ở não bộ. Các tế bào hồng cầu có chứa huyết sắc tố, một loại protein mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Cơ thể chúng ta cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Sắt cung cấp cho các tế bào hồng cầu màu sắc của họ. Khi trẻ không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu sẽ trở nên nhỏ và nhợt nhạt. Chúng không thể mang đủ oxy đến các cơ quan và cơ bắp của cơ thể bạn. Điều này được gọi là thiếu máu.

Khi bé không nhận đủ chất sắt, chúng có thể cho thấy những dấu hiệu sau:

  • Tăng cân chậm.
  • Da nhợt nhạt.
  • Bú kém hoặc bỏ bú.
  • Khó chịu hoặc quấy khóc
  • Trẻ bị thiếu sắt có thể ít hoạt động thể chất và có thể phát triển chậm hơn.

Trẻ sinh non là yếu tố nguy cơ cao nhất gây thiếu sắt

Những đứa trẻ sinh non thường thiếu máu do thiếu sắt vì những trẻ sẽ nhận được phần lớn các cửa hàng sắt từ mẹ của trong ba tháng cuối của thai kỳ. Em bé sinh ra từ những mẹ bị bệnh tiểu đường kiểm soát kém hoặc không kiểm soát.

Em bé được nuôi bằng sữa bò [thay vì sữa mẹ hoặc sữa tăng cường chất sắt] trong năm đầu đời có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh vì trong sữa bò có ít chất sắt, gây mất một lượng nhỏ máu từ ruột và làm cho cơ thể khó hấp thụ sắt hơn.

Cắt dây rốn sớm vì nếu dây rốn của bé bị cắt trước khi nó ngừng đập, chúng có thể có khả năng nhận không đủ chất sắt và máu.

Ở trẻ non tháng: Trẻ sinh non [thai

Chủ Đề