Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận

Trong nền kinh tế thị trường kinh tế thị trường tự do khế ước là một trong những nguyên tắc pháp lí cơ bản và quan trọng. Chúng ta đã từng chứng kiến sự đổ vỡ của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước kia cũng chỉ bởi một lí do chủ yếu là nền kinh tế ấy được vận hành trên cơ sở những hợp đồng kinh tế dưới sự áp đặt ý chí của nhà nước.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự đòi hỏi phải tuân theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã được cởi bỏ mọi kìm hãm, mọi vướng mắc để tự do kinh doanh, tự do tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường, Song cũng chính từ mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu sống còn mà các doanh nghiệp luôn phải nghĩ ra các phương kế để có lợi thế nên trên thị trường thường duy trì lợi nhuận và phát triển.

Một trong các cách thức đơn giản song lại đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp là lạm dụng quyền tự do khế ước để hạn chế khả năng tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, tìm cách loại bỏ một số đối thủ cạnh tranh nào đó trên thương trường, hay là để hạn chế hoặc thủ tiêu sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh bằng cách kí kết các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh

Hiện tượng thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh với những mục đích nêu trên có thể nói nó xuất hiện ở tất cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường trên thế giới, các quốc gia đều phải đối mặt. Vậy hạn chế cạnh tranh là gì? Các hành vi hạn chế cạnh tranh nào bị cấm? Bài viết này sẽ phân tích rõ nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý:

Luật cạnh tranh 2018

1. Khái niệm hạn chế cạnh tranh?

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 thì: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh”.

2. Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thứ nhất, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp độc lập. Khái niệm doanh nghiệp theo Điều 2 Luật Cạnh tranh bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh và hiệp hội ngành nghề. Các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải là những doanh nghiệp “hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc nhau về tài chính”. Như vậy, thỏa thuận giữa những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty, hay việc công ty con tuân theo các quyết định của công ty mẹ,… không được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau hoặc có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cũng như các thỏa thuận khác, cần phải có sự thống nhất về ý chí giữa các bên thỏa thuận.

Đây là sự thống nhất ý chí về việc cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh. Do đó, thỏa thuận này thường là kết quả của quá trình trực tiếp đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia có liên quan đến một hoặc một số nội dụng nào đó của thị trường. Có trường hợp các bên gián tiếp đạt được một thỏa thuận (thỏa thuận ngầm) thông qua các nghị quyết, quyết định hay hành động chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên; hoặc biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hoặc cam kết đáp ứng yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra.

Xem thêm: Cạnh tranh là gì? Vai trò, mục đích và phân loại cạnh tranh?

Thứ ba, hậu quả của hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.Cụ thể, đó là việc làm giảm hoặc xóa bỏ vị trí đối thủ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia. Mặt khác, các doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận sẽ hình thành một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn và việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây thiệt hại trực tiếp cho khách hàng và xã hội.

3. Các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Pháp luật của Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác có sự phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm: thỏa thuận theo chiều dọc và thỏa thuận theo chiều ngang. Trong đó:

–  Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên thị trường liên quan. Nói cách khác, thỏa thuận theo chiều ngang thường diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau. Trong đó, nó bao gồm cả những thỏa thuận gây nguy hại nhất cho cạnh tranh và bị mặc nhiên cấm.

–  Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp. Thỏa thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Thỏa thuận này không tạo ra khả năng khống chế thị trường. [2]

Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt rõ ràng thỏa thuận theo chiều ngang hay chiều dọc, mà chỉ liệt kê các trường hợp có thể bị cấm tại Điều 8 Luật Cạnh tranh và các điều kiện xác định trường hợp thỏa thuận bị cấm tại Điều 9 Luật này.

4. Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Theo điều 11, Luật cạnh tranh 2018 thì những hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm:

1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Xem thêm: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

Xem thêm: Cạnh tranh độc quyền là gì? Các lưu ý và ví dụ về cạnh tranh độc quyền?

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh

Theo quan điểm xử lí được quy định trong điều 12, Luật cạnh tranh thì không phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm một cách tuyệt đối không có miễn trừ, không có ngoại lệ chỉ áp đối với những loại thỏa thuận về ngăn cấm, kìm hãm, không cho đối thủ tiềm năng tham gia thương trường, không được phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ các doanh nghiệp không phải là thành viên của thỏa thuận hoặc thống nhất để một hoặc các bên thắng thầu trong cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

  • Các trường hợp hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối 

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bao gồm: Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan bao gồm: Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh khi  các thỏa thuận này gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định bao gồm: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận; Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

  • Thỏa thuận hạn chế bị cấm có điều kiện và việc hưởng miễn trừ

 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 nêu trên bị cấm theo quy định tại điều 12  Luật  cạnh tranh 2018 này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.