Theo em vấn đề chung của các nước Đông Nam á hiện này là gì

Từ các nhà máy ở Malaysia, các văn phòng ở Singapore hay Philippines, các nhà quản lý đang tìm cách thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại, nỗ lực cân bằng giữa việc ngăn chặn COVID-19 và sự dịch chuyển của nguồn nhân lực cũng như dòng tiền, theo Bloomberg.

Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại TP San Juan, Philippines. Ảnh TTXVN

Tại một số khu vực, chính quyền địa phương đã có những giải pháp thử nghiệm, chẳng hạn như huy động quân đội hỗ trợ cung cấp lương thực cho người dân, cho phép công nhân cách ly và làm việc ngay tại nhà máy, phong tỏa theo từng khu vực cụ thể hay chỉ cho những người đã được tiêm vaccine đến các nhà hàng và văn phòng.

Không giống với Mỹ hay các nước châu Âu, những nơi đang dần mở cửa trở lại, tỷ lệ tiêm chủng thấp ở các nước Đông Nam Á đã khiến khu vực này trở nên dễ bị tổn thương hàng đầu thế giới trước sự đe dọa của biến thể Delta. Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp do ảnh hưởng của những đợt dịch trước đó cũng như sự suy yếu của tiền tệ, các nước đang dần chuyển hướng khỏi những biện pháp đóng cửa.

Theo Krystal Tan, Chuyên gia kinh tế của Australia & New Zealand Banking Group ở Singapore, “việc cân bằng giữa chống dịch và đảm bảo kinh tế là một bài toán khó”. Ngay cả Singapore, một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới cũng phải chật vật đối phó với sự gia tăng số ca mắc biến thế mới, vì vậy, nếu các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn mở cửa trở lại thì rủi ro sẽ rất cao, chuyên gia này cho biết.

Việc hàng loạt nhà máy ở các nước Đông Nam Á ngừng hoạt động đã gây náo loạn chuỗi cung ứng, nhiều hãng sản xuất ôtô hàng đầu đã cắt giảm sản xuất trong khi các hãng bán lẻ quần áo cũng cảnh báo rằng tình hình có thể “vượt qua tầm kiểm soát”. Tỷ lệ tử vong theo ngày vì COVID-19 tại nhiều quốc gia Đông Nam Á đã vượt mức trung bình toàn cầu, khiến những nước này bị tụt xuống vị trí cuối cùng trong Bảng xếp hạng về khả năng chống dịch COVID-19 của Bloomberg.

Các quan chức trong khu vực bày tỏ lo ngại rằng nếu các biện pháp hạn chế kéo dài quá lâu có thể dẫn đến sụp đổ nền kinh tế. Đáng chú ý, Malaysia mới đây cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 xuống còn 3 đến 4%. Hy vọng phục hồi kinh tế từ việc khôi phục lại ngành Du lịch của Thái Lan cũng nhanh chóng tan biến.

Dù một số nước vẫn có triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan, như Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6% và Singapore dự kiến khoảng 7% trong năm nay, áp lực trong việc giải quyết tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm thu hút đầu tư nước ngoài đối với một khu vực kinh tế năng động vẫn ngày một gia tăng.

Nhà kinh tế học Wellian Wiranto từ Oversea-Chinese Banking Corp cho biết, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang suy yếu do những đợt phong tỏa liên tiếp, trong khi người dân dần cảm thấy kiệt sức khi cuộc khủng hoảng kéo dài. “Bất cứ hy vọng nào về việc mở cửa biên giới, một động thái giúp tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và du lịch trên khắp khu vực ASEAN vẫn là giấc mơ xa vời”, chuyên gia này nhận định.

Người dân tại một số nước đã quá mòn mỏi với các lệnh phong tỏa, đặc biệt là khi họ phải chống dịch trong thời gian dài hơn nhiều nơi khác trên thế giới. Tại Malaysia và Thái Lan, người dân đã biểu tình sau khi chính phủ kéo dài biện pháp phong tỏa, dẫn đến tỷ lệ mất việc làm tăng cao nhưng số ca mắc không có dấu hiệu thuyên giảm. Trong khi đó ở Singapore và Philippines, các doanh nghiệp đang đối mặt với những khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh dài hạn do hạn chế chống dịch bệnh.

Hiện nay, một số quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu thay đổi nhận thức, cho rằng dịch bệnh sẽ không biến mất hoàn toàn và chuyển từ chiến lược “không ca mắc” sang chiến lược “sống chung với virus”.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đang hướng đến một “cuộc chơi dài hơi”. Nước này tập trung củng cố các quy định như đeo khẩu trang thay vì áp đặt các biện pháp hạn chế di chuyển. Giới chức nước này cũng ban hành lộ trình cho các khu vực đặc biệt như văn phòng và trường học, nhằm đưa ra nhiều quy định dự kiến sẽ áp dụng lâu dài trong một trạng thái bình thường mới.

Nhiều nước cũng chuyển sang theo dõi và hạn chế các ca bệnh trở nặng thay vì báo cáo số ca nhiễm mới theo ngày. Điều này được thể hiện rõ nhất tại hai quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực, bao gồm Singapore với hơn 80% dân số và Malaysia với hơn một nửa dân số đã được tiêm chủng.

Trong khi đó, Philippines đang xem xét áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại tại từng khu vực cụ thể dựa trên tình hình COVID-19. Chẳng hạn, người dân tại những điểm nóng có thể bị hạn chế xuống đường, thậm chí không được ra khỏi nhà. Tại Jakarta, Indonesia, chỉ những người có chứng nhận tiêm vaccine mới có thể đến các trung tâm mua sắm hoặc nhà thờ. Malaysia cũng áp dụng biện pháp tương tự.

Giới chức tại thủ đô Manila của Philippines cũng đang xem xét áp dụng “bong bóng vaccine” tại các văn phòng và trên phương tiện giao thông công cộng, chỉ cho phép những người đã được tiêm phòng đầy đủ đi du lịch và đến một số điểm đến nhất định mà không bị kiểm dịch. Dù biện pháp này có thể giúp giảm thiệt hại cho nền kinh tế, các chuyên gia cho rằng việc phân phối vaccine không đồng đều có thể khiến người dân ở các khu vực nghèo bị thiệt thòi.

Duy Tiến

Ngày 8/10, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno cho biết, theo lệnh của Tổng thống, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly cho du khách từ 8 ngày xuống còn 5 ngày -  Ảnh: CNNPhilippines

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h ngày 11/10 [theo giờ Việt Nam], toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 238.614.745 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.866.626 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 284.544 và 4.211 ca tử vong mới.

Indonesia soạn thảo lộ trình 'bình thường mới'

Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, chính phủ nước này đang chuẩn bị lộ trình “bình thường mới” để triển khai khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trước COVID-19.

Trong một tuyên bố ngày 7/10, Bộ trưởng Airlangga nhấn mạnh: “Các điều kiện tiên quyết bao gồm đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, tiêm chủng được thúc đẩy với 2,5 triệu liều mỗi ngày và số ca mắc mới dưới 5.000 ca/ngày”. 

Mới đây, Ngân hàng Thế giới [WB] đã đánh giá cao thành tích tiêm chủng tại Indonesia với hơn 100 triệu liều vaccine đã được cung cấp tính đến nay. Với kết quả này, Indonesia hiện đứng thứ 5 thế giới về số người được tiêm liều thứ nhất và thứ 6 về tổng số liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Airlangga cũng nhắc nhở người dân tiếp tục nâng cao cảnh giác để có thể duy trì thành tích chống COVID-19 hiện nay, qua đó nhanh chóng chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu.

Bảy biện pháp tiến tới bình thường mới của Singapore

Channel News Asia dẫn lời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết nước này sẽ thay đổi quy định phòng chống dịch COVID-19, đồng thời yêu cầu người dân chuẩn bị tâm thế và thực hiện theo các yêu cầu mới.

Bảy quy định mới mà Singapore sẽ áp dụng trong thời gian tới gồm: Thứ nhất, những người chưa được tiêm vaccine COVID-19 sẽ không được phép dùng bữa tại quán hàng rong, quán cà phê và cũng không được vào các điểm tham quan, trung tâm mua sắm và quầy hàng kể từ ngày 13/10.

Ngược lại, những người đã được tiêm vaccine có thể đến những địa điểm này, nhưng chỉ được đi theo nhóm 2 người.

Thứ hai, không cách ly người tiếp xúc gần F0. Những người tiếp xúc gần F0 sẽ không nhận được thông báo phải đi cách ly, mà thay vào đó họ sẽ được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Thay đổi này bắt đầu được thực hiện từ ngày 11/10.

Theo quy định mới áp dụng cho mọi trường hợp tiếp xúc gần, người dân phải tự cách ly ngay lập tức và tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày nhận được cảnh báo về nguy cơ mắc COVID-19. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, người dân có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường tại nhà sau khi gửi kết quả xét nghiệm lên hệ thống quản lý trực tuyến. Tuy nhiên, người dân cần tự xét nghiệm hằng ngày trong vòng 7 ngày. Nếu liên tục có kết quả âm tính đến ngày thứ 7, thì sau đó họ sẽ không cần tự cách ly nữa.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính nhưng người tiếp xúc gần vẫn cảm thấy khỏe thì nên tự cách ly tại nhà trong 72 giờ và sau đó tự xét nghiệm nhanh lần nữa. Họ phải tiếp tục xét nghiệm cho đến khi có kết quả âm tính và sau đó có thể kết thúc tự cách ly.

Thứ ba, chỉ xét nghiệm PCR cho người có triệu chứng. Để hỗ trợ người dân thường xuyên tự xét nghiệm tại nhà, mỗi hộ gia đình sẽ nhận được thêm 10 bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh kể từ ngày 22/10 đến ngày 7/12.

Thứ tư, tăng cường cho F0 tự điều trị tại nhà. Các trường hợp chưa được tiêm chủng từ 12-49 tuổi, cũng như trẻ em từ 5-11 tuổi, được cho là có thể sớm hồi phục khi được chăm sóc tại nhà, do ít có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Những người đang tự điều trị tại nhà cũng sẽ được kết thúc tự cách ly theo thời gian quy định mà không cần thăm khám thêm.

Thứ năm, lộ trình tiêm vaccine cho trẻ em. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi có thể sẽ được triển khai vào đầu năm 2022.

Thứ 6, tăng cường tiêm vaccine mũi thứ 3. Nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu chống dịch, người từ 30 tuổi trở lên đã được tiêm đủ hai mũi vaccine COVID-19 trước đó ít nhất 6 tháng, là những nhóm đối tượng sẽ được tiêm mũi nhắc lại, theo thông tin từ Bộ Y tế Singapore. Trước đó ở nước này, mũi vaccine nhắc lại được tiêm cho những người từ 50 tuổi trở lên.

Thứ 7, bước vào giai đoạn "bình thường mới". Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết Singapore sẽ mất từ ​​3-6 tháng để đạt được tình trạng "bình thường mới”, nghĩa là có thể cắt giảm quy định hạn chế và thực hiện quy định kiểm dịch mới bớt nghiêm ngặt hơn.

Bình thường mới là khi số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở mức "khoảng vài trăm trường hợp" nhưng không tăng lên và người dân có thể tham gia các hoạt động như trước đại dịch, hay tụ tập đông người "mà không cảm thấy lo lắng hay lạ lẫm", ông Lý Hiển Long cho biết.

Trong những ngày gần đây, Singapore ghi nhận khoảng hơn 3.000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày.

Thủ tướng Lý Hiển Long hy vọng số ca mắc mới hằng ngày sẽ chững lại và giảm trong vòng một tháng hoặc lâu hơn.

Thái Lan sẽ mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch từ đầu tháng tới

Thái Lan ghi nhận thêm 10.817 ca mắc mới và 84 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 1.710.884 ca, trong đó có 17.691 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất, với 1.185 ca được ghi nhận ngày 10/10.

Do dịch bệnh có xu hướng giảm, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan [CCSA] đã cho phép các hãng hàng không được vận chuyển hết công suất chuyến bay, thay vì hạn chế 75% số chỗ ngồi như trước đây.

Tuy nhiên, các hãng hàng không vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm cấm ăn uống trên máy bay, có hệ thống thông gió tốt và giãn cách xã hội thích hợp khi lên xuống máy bay.

Ngoài ra, hành khách đi máy bay phải được tiêm chủng đầy đủ và có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Thái Lan cũng sẽ mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch cho du khách đầu tháng 11 với điều kiện cho tới thời điểm đó không có ổ dịch lớn nào trong các khu vực này. Theo đó, những khu vực sẽ được mở cửa từ 1/11 gồm Bangkok, Chiang Mai [các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao], Prachuap Khiri Khan [huyện Hua Hin], Phetchaburi [huyện Cha-am] và Chon Buri [các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip].

Quyết định của Chính phủ được đưa ra sau sự thành công của chương trình Hộp cát Phuket, mang về 2,33 tỷ baht [68,83 triệu USD] cho nền kinh tế Thái Lan trong 3 tháng qua kể từ khi ra mắt vào tháng 7. Chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ đạt doanh thu 1.500 tỷ baht từ khách du lịch trong năm tới.

Malaysia dỡ bỏ lệnh cấm dịch chuyển liên bang 

Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob tại cuộc họp báo chiều 10/10 tuyên bố dỡ bỏ Lệnh cấm dịch chuyển liên bang từ ngày 11/10. Điều này đồng nghĩa với việc mọi người dân Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng có thể tự do đi lại trong và ngoài nước. Những công dân Malaysia trở về từ nước ngoài vẫn phải cách ly bắt buộc 14 ngày, trường hợp đã hoàn thành tiêm chủng sẽ được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ sắc lệnh này không được áp dụng đối với những khu vực đang phải áp đặt Lệnh kiểm soát dịch chuyển tăng cường [EMCO].

Hiện 70,4% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại Malaysia đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19. Giới chức Malaysia kỳ vọng với độ phủ vaccine tương đối rộng, quốc gia này có thể tự tin từng bước nới lỏng những hạn chế trước đây và chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 như căn bệnh đặc hữu.

Lệnh cấm dịch chuyển liên bang đã được dỡ bỏ một thời gian ngắn vào năm ngoái, nhưng được áp đặt trở lại vào tháng 1/2021 sau khi số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày tăng đột biến. Lệnh cấm được thực hiện chặt chẽ từ sau tháng 5, nhất là sau khi Malaysia đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới do nhiều người bất chấp lệnh cấm về quê vào dịp tết của người Hồi giáo.

Campuchia có thể mở cửa lại nền kinh tế, xã hội trong 10-15 ngày tới

Ngày 10/10, Campuchia đã chứng kiến ​​ngày thứ 10 giảm đáng kể số ca mắc mới, với 239 trường hợp, nâng tổng số ca COVID lên 114.810 trường hợp.

Trước đó, ngày 9/10 Thủ tướng Hun Sen cho biết Campuchia hoàn toàn có thể mở cửa nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực nếu tình hình COVID-19 vẫn ổn định ở mức hiện tại trong ít nhất 10-15 ngày liên tục.

“Tình hình COVID-19 hiện tại vẫn ổn định với dưới 20 ca tử vong mỗi ngày và dưới 300 trường hợp nhiễm được ghi nhận mỗi ngày. Nếu tình hình vẫn như hiện tại trong 10-15 ngày tới, tôi nghĩ đã đến lúc mở cửa lại nền kinh tế và xã hội trên tất cả các lĩnh vực theo khái niệm bình thường mới”, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh.

An Bình


Video liên quan

Chủ Đề