Sau sinh bao lâu thì làm việc bình thường

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Nhất Nguyên - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phụ nữ sau sinh thường phải kiêng cữ nhiều thứ, một trong số đó là hạn chế đi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và trẻ. Tuy nhiên, một số gia đình không chỉ thắc mắc “sau sinh bao lâu thì được ra đường?”, “mới sinh con đi du lịch được không?” cũng là câu hỏi được quan tâm.

Đối với hầu hết các bà mẹ mới sinh không gặp phải bất kỳ biến chứng nào và đang hồi phục tốt, việc đi lại sẽ không quá vất vả. Giải đáp thắc mắc “sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường?”, các bác sĩ khuyến cáo từ 1 - 2 tuần sau khi sinh thường và 3 - 4 tuần sau sinh mổ. Nhưng điều quan trọng giai đoạn này là chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, tùy sức khỏe của cả mẹ và bé mà thời gian đi ra ngoài sẽ sớm hay muộn hơn.

May mắn là các biến chứng - như đông máu, nhiễm trùng và xuất huyết, rất hiếm xảy ra, đặc biệt là khi đã qua 1 - 2 tuần sau sinh. Các biến chứng cụ thể đối với sản phụ sinh mổ - bao gồm nhiễm trùng vết thương và bung vết mổ, chỉ có nhiều khả năng xảy ra trong vài ngày đầu sau khi sinh, hiếm khi xuất hiện vào tuần thứ 6 trở đi. Đôi khi thai phụ sinh mổ có thể rất đau đớn và mệt mỏi kéo dài, vì vậy hầu hết các bác sĩ khuyên nên đợi ít nhất 3 - 4 tuần mới bắt đầu đi lại sau phẫu thuật.

Sau sinh con, sức khỏe của sản phụ cần thời gian để hồi phục

Phục hồi sau khi sinh con cần có thời gian, nghỉ ngơi đầy đủ và sự hỗ trợ chăm sóc từ người thân. Du lịch hay đi chơi xa có thể rất mất sức, đồng thời tình trạng say tàu xe hoặc máy bay có thể làm tăng thêm sự mệt mỏi mà bạn đã trải qua. Vài tuần đầu tiên sau khi sinh cũng có nhiều biến đổi về mặt cảm xúc. Bên cạnh đó, sữa mẹ thường mất một tuần mới dần sản xuất ổn định. Cả em bé sơ sinh và phụ nữ cho con bú - đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, cần thời gian để làm quen với lịch trình sinh hoạt mới. Nếu phải khâu tầng sinh môn, sự khó chịu âm đạo có thể kéo dài trong một thời gian và việc di chuyển quá nhiều, quá mạnh có thể làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Mặt khác, cũng không nên kiêng cữ trong thời gian quá lâu và khắt khe như lời dạy của các cụ ngày xưa. Điều này có thể khiến cơ thể để mẹ trở nên ốm yếu và thiếu sức sống hơn. Đồng thời, em bé cũng ít được sưởi nắng, hít khí trời để hỗ trợ lưu thông máu và tổng hợp vitamin D, giúp cơ xương phát triển vững chắc.

Phục hồi sau khi sinh con cần có thời gian, nghỉ ngơi đầy đủ và sự hỗ trợ chăm sóc từ người thân

Bất kể loại hình du lịch bạn muốn tham gia là gì, hãy lên lịch trình nhẹ nhàng nhất có thể và tuân thủ các thói quen lành mạnh tương tự như trong thai kỳ. Nên trình bày với bác sĩ về kế hoạch du lịch của bạn trước khi đi, và định vị trước cơ sở chăm sóc y tế trên đường phòng khi cần thiết. Trong chuyến đi, hãy nhớ:

  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Mặc quần áo thoải mái, nhưng tránh phong phanh để gió lùa
  • Thường xuyên duỗi chân và đi bộ xung quanh một chút [cách mỗi giờ nếu đi tàu hoặc máy bay] để ngăn ngừa đông máu. Nguy cơ đông máu thường gia tăng trong những tuần sau khi sinh.

Nếu trước đây thai kỳ của bạn diễn ra khá phức tạp, hãy mang theo một bản sao hồ sơ y tế nhằm đề phòng sự cố.

Tóm lại, thời gian sau sinh bao lâu thì được ra đường và đi du lịch sẽ tùy thuộc vào tình trạng hồi phục sức khỏe của người mẹ cũng như đứa trẻ. Những mẹ có sức khỏe yếu, con thường ốm đau thì không nên ra đường sớm - ngược lại, mẹ hồi phục nhanh và con cứng cáp thì không cần quá khắt khe, có thể ra đường khi cảm thấy sức khỏe ổn định. Tuy nhiên lời khuyên của các bác sĩ là mẹ nên ở cữ ít nhất là 3 tuần. Đây là thời gian vừa đủ để bé và mẹ có thể thích nghi với môi trường xung quanh cách tốt nhất.

Trước khi đi du lịch sau sinh, sản phụ cần đi khám sức khỏe để đảm bảo an toàn

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về việc chăm sóc, hồi phục sức khỏe cho mẹ sau sinh, vui lòng để lại câu hỏi ở mục "HỎI BÁC SĨ VINMEC" trên trang.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sau khi sinh con, người mẹ phải đối mặt với vô vàn vấn đề xoay quanh gia đình, con cái. Trong đó, sự nghiệp của bản thân chính là nỗi lo gây ra nhiều tranh cãi nhất và ảnh hưởng tiêu cực đến không khí gia đình cũng như đặt thêm gánh nặng lên vai người phụ nữ. Bạn băn khoăn không biết có nên trở lại làm việc khi vừa mới sinh con? Liệu cơ thể sẽ ra sao nếu mình đi làm trở lại? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ gỡ rối và chọn lựa ra những giải pháp tốt nhất cho gia đình và cho chính bản thân mình.

Có thể trở lại làm việc không khi cơ thể chưa hồi phục sau khi sinh?

Hầu hết phụ nữ đều có thể đi làm lại sau sinh khoảng 6 tuần nhưng cũng có những trường hợp một số bà mẹ đã bắt đầu làm việc từ khoảng 3 tuần sau khi sinh. Những biến chứng trong quá trình sinh nở hay phải trải qua sinh mổ sẽ kéo dài thời gian phục hồi nếu người mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai. Sau khi sinh con, những thay đổi lại tiếp tục tiến triển, điển hình là việc suy giảm nồng độ hormone và thải bớt những chất dư thừa tích trữ trong thai kỳ để trả lại cơ thể thể tích máu bình thường. Chính những điều này gây ra sự mệt mỏi vô cùng đối với phụ nữ sau sinh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Ngoài việc điều chỉnh lối sống khi có thêm một thành viên nữa trong nhà, các bà mẹ còn phải đối phó với nỗi bứt rứt, khó chịu đang phải xảy ra trong cơ thể. Vì thế, các mẹ hãy thận trọng với tình trạng sức khỏe của bản thân và nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để biết được cơ thể đã đủ khỏe mạnh để bắt đầu công việc hay chưa.

Việc giảm hormone đột ngột thường dẫn đến sự thay đổi tiêu cực về tâm trạng, điển hình là là hội chứng baby blues [trạng thái khóc lóc và ủ rũ sau khi sinh] hoặc nặng hơn là trầm cảm sau khi sinh. May mắn thay, hầu hết các mẹ đều có thể vượt qua hội chứng baby blues trong khoảng 6 tuần đầu tiên. Nếu cảm thấy buồn bã, chán nản, hoặc phát hiện bất bất cứ dấu hiệu trầm cảm nào khác, các mẹ nên mau chóng liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Mẹ đừng giữ nỗi niềm cho riêng mình mà hãy chia sẻ với bất kỳ ai có thể để xoa dịu bớt những mỏi mệt sau sinh.

Theo một nghiên cứu gần đây nhất ở Hoa Kỳ, phụ nữ sau khi sinh càng nghỉ thai sản nhiều, càng ít có nguy cơ đối diện với chứng trầm cảm. Rất nhiều người mẹ vì tính chất công việc phải quay trở lại làm việc một cách khá vội vã và gấp rút, nhiều người chỉ sau 3 tháng đã sắp xếp đi làm, thậm chí có người còn sớm hơn. Chính từ nguyên do này, con số 13% người mẹ mắc chứng trầm cảm đang có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Sự nghiệp và tiền bạc tuy rất quan trọng nhưng nếu không có một tinh thần khỏe mạnh để làm việc thì rất khó cho các mẹ đạt được thành công trong cuộc sống.

Mẹ cần chuẩn bị gì khi trở lại làm việc?

Theo luật pháp Việt Nam, phụ nữ được nghỉ sản 6 tháng hợp pháp và các mẹ có thể cân đối thời gian nghỉ trước và sau sinh bao lâu để có thể lấy lại sức khoẻ và thêm thời gian gần con. Tùy vào chính sách của từng công ty, khoảng thời gian này đôi khi bị rút ngắn xuống còn 4 tháng hoặc thậm chí ít hơn, nhất là đối với những người phụ nữ giữ chức vị cao trong công ty. Sức khỏe thể chất lẫn tinh thần có tốt hay chưa, chỉ có bản thân các mẹ là hiểu rõ nhất. Đừng cố ép mình quay lại công sở khi vẫn còn vướng bận và lo lắng nhiều thứ, nhất là chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh. Thời gian đầu đi làm lại có thể sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các mẹ nên thương lượng với sếp việc điều chỉnh đôi chút về thời gian làm việc ban đầu để bạn có thể cân bằng việc nhà và việc công. Sự đột ngột thay đổi về thời gian làm việc có thể gây ra cú hích không tốt cho tâm trạng của phụ nữ sau sinh, nhưng nếu có được sự hỗ trợ từ người thân và đồng nghiệp, mẹ sẽ có thể mau chóng bắp kịp với tiến độ công việc.

Thời đại và phong cách sống thay đổi khiến mỗi phụ nữ phải tham gia vào guồng quay của cuộc sống hiện đại để kịp bước tiến của xã hội, thế nên ít ai có thể đảm bảo được cuộc sống cá nhân của mình thật ổn định. Làm việc để chăm lo cho những nhu cầu cần thiết của gia đình là đúng đắn, tuy nhiên, chị em phụ nữ sau khi sinh cần phải coi trọng sức khỏe của mình trước tiên. Vì sức khỏe là vàng, bạn hãy luôn giữ cho cơ thể của mình đã phục hồi ở trạng thái tốt nhất để đảm bảo bạn có được một tinh thần làm việc thoải mái và hăng say như trước khi sinh con.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề