Chị Blăng-sốt là người như thế nào

Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích “Bố của Xi-mông”?

 Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích là gì?

Nhân vật Phi-lip trong đoạn trích là người như thế nào?

Tại sao Phi-líp lại nhận Xi-mông làm con?

Văn bản gửi đến chúng ta thông điệp gì?

c] Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?

Bài làm:

Ngôi nhà của chị: "Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ". Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ấy, người phụ nữ bất hạnh đã can đảm nuôi dạy Xi-mông trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn. Điều đó nói lên rằng dù chị nghèo nhưng sống rất nghiêm túc, đứng đắn.

Bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: "Đứng nghiêm nghị trước của nhà mình như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa". Ban đầu bác Phi-líp cũng có ý định không hẳn nghiêm túc, nhưng khi nhìn thấy chị "bỗng tắt nụ cười", vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao ấy.

Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố "đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy...nước mắt lã chã tuôn rơi".

Khi nghe Xi-mông hỏi bác Phi-líp "Bác có muốn làm bố cháu không?", chị "lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực...".

Những biểu hiện ấy càng chứng tỏ Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình.

Cập nhật: 07/09/2021

Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi-mông để thấy được hoàn cảnh đáng thương cũng như những diễn biến cảm xúc từ buồn bã đến hạnh phúc của cậu bé Xi-mông khi bị bạn bè chê cười vì không có cha đến khi chú Phi-líp đồng ý làm cha của mình.

Soạn bài: Bố của Xi-mông [chi tiết]

Câu 1. Xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện.

- Đoạn 1 [từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"]: Sự đau khổ, bế tắc của Xi-mông.

- Đoạn 2 [tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố"]: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Xi-mông và bác Phi –líp. Bác đã an ủi, khẳng định với Xi-mông rằng em sẽ có một người bố.

- Đoạn 3 [tiếp đến "bỏ đi rất nhanh"]: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

- Đoạn 4 [còn lại]: Xi-mông trở lại trường với tâm thế tự tin của một đứa trẻ có bố và em khoe với các bạn rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.

Câu 2. Xi –mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.

- Xi-mông đau đớn vì đối với cậu bé việc không có bố là là một gì đó thật kinh khủng. Bất cứ đứa bé nào cũng có bố ở bên cạnh để chở che, dạy dỗ nhưng riêng em thì bố là một người gì đó quá mơ hồ. Cũng vì vậy mà em không có ai chơi cùng, thậm chí bạn học còn hành hạ, khinh miệt, cô lập cậu. Hơn hết, Xi –mông chưa có trái tim mạnh mẽ và chai sạn như một người đàn ông trưởng thành, em chỉ là một cậu bé đơn thuần và quá mong manh để có thể mạnh mẽ và vượt qua tất cả.

- Nhà văn đã khắc họa nỗi đau ấy của chú bé:

+ Từ hình ảnh con nhái bén khiến cậu liên tưởng đến đồ chơi và rồi khiến cậu nhớ đến căn nhà của mình, nghĩ đến mẹ => cậu khóc, một nỗi buồn đến rất nhanh, rất mạnh mẽ của 1 đứa trẻ

+ Thậm chí cậu bé còn tiêu cực đến mức nghĩ đến chuyện tự tử

+ Sau đó thì sự xuất hiện bất ngờ nhưng ấm áp của bác Phi – líp và lời hứa vô cùng ngọt ngào "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố" đã làm vui vẻ, tích cực hơn và cậu vẫn ngoan ngoãn theo bác về nhà.

Câu 3. Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng – sốt chỉ vì lầm lỡ mà sinh ra Xi –mông, chứ chị căn bản là người tốt.

Chị Blăng-sốt vì một phút sai lầm của tuổi trẻ mà có Xi-mông. Tuy nhiên, đó vẫn là một cô gái đức hạnh, đứng đắn, thể hiện qua:

- Điều đó trước hết được thể hiện ít nhiều qua hình ảnh ngôi nhà: "Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ". Chỉ 1 người phụ nữ chăm chỉ, cần cù mới có thể giữ một ngôi nhà trắng sạch, ngăn nắp như thế. Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ấy, người phụ nữ bất hạnh đã can đảm nuôi dạy Xi-mông một mình mà không cần một ai thương xót trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn.

- Bên cạnh đó bản chất tốt đẹp của Blăng-sốt còn được thể hiện qua cách chị đối xử với khách. Ban đầu bác Phi-líp cũng có ý định không hẳn nghiêm túc bởi vì quá khứ của chị “Một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa” nhưng khi nhìn thấy chị "bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa".

- Khi nghe Xi-mông hỏi bác Phi-líp "Bác có muốn làm bố cháu không?", chị "lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực...". Những biểu hiện ấy càng chứng tỏ Blăng-sốt là người rất có ý thức về nhân cách của mình. Chị đau vì con mình thiếu thốn sự che chở và yêu thương của người bố và để một người đàn ông xa lạ thấy được điều đó, Chị lặng đi có thể vì chi không muốn quá khứ lập lại lần nữa khi 1 người đàn ông xuất hiện.

Câu 4. Nêu diễn biến tâm trạng của Phi-lip qua các giai đoạn: gặp Xi-mông, trên đường đưa Xi-mông về nhà, đối diện với Blăng-sốt, lúc đối đáp với Xi-mông.

- Khi gặp Xi- mông: Ban đầu chỉ vì thương chú bé, bác lựa lời an ủi.

- Trên đường đưa chú bé về: Khi biết chú là con của chị Blăng-sốt, bác lại mỉm cười với suy nghĩ không đẹp. Bác thoáng có suy nghĩ xem thường quá khứ của chị và cho rằng biết đâu bây giờ chị vẫn có thể lầm lỡ lần nữa.

- Khi gặp chị Blăng- sốt, bác lập tức hiểu chị không phải người có nhân phẩm như bác nghĩ và bác trở nên rất nghiêm túc và chân thành.

- Khi Xi-mông hỏi bác có muốn làm bố cậu không, Phi-líp thực sự rất bất ngờ nhưng rồi bác đáp "Có" rất nghiêm túc, không hề có ý trêu đùa hay chế giễu cậu. Bác thương chú bé Xi-mông tội nghiệp. Bác đã mang đến cho chú niềm tin, đồng thời còn giúp chú có thêm sức mạnh để chống lại miệng lưỡi độc ác và sự kì thị của thế gian.

  • Soạn bài: Bố của Xi-Mông [ngắn nhất]

Soạn bài Bố của Xi-mông [hay nhất]

Văn bản được trích từ truyện ngắn cùng tên kể về chị Blang – sốt một người con gái đẹp, có đức hạnh nhưng bị một người đàn ông lừa dối. Chị sinh ra Xi mông nhưng câu bé lại không có bố. Từ đó câu chuyện của xi Mông bắt đầu …..

Câu 1. Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi - líp gặp Xi - mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi - mông đến trường nói với các bạn là có bố và bố em tên là Phi - líp.

-Phần một từ đầu đến mà chỉ khóc hoài

-Phần hai tiếp đến người ta sẽ cho cháu một ông bố

- Phần ba tiếp đến Bỏ đi rất nhanh

-Phần bốn còn lại

Câu 2.Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?

Xi mông cảm thấy buồn chán, em khóc, cảm giác uể oải sau khi khóc, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào… Em có ý định tự vẫn nhưng không thực hiện được vì cảnh đẹp hai bên bờ sông đã lôi cuốn em làm cho em cảm thấy nhẹ nhõm hơn, bất giác em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ. Sự xuất hiện đúng lúc và lời động viên của bác Phi Líp đặc biệt là khi bác nhận làm bố của em. Xi mông là cậu bé có lòng tự trọng cao nhưng rất ngây thơ, hồn nhiên trong sáng đáng yêu. Em có khát vọng chính đáng của một đứa trẻ.

Câu 3.Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lỡ lầm mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.

Chị Blăng là một cô gái xinh đẹp, khi nghe tin Xi mông muốn tự vấn chị tê tái đến tận xương tủy, chỉ ôm con hôn lấy hôn để, nước mắt lã chã. Chị hổ thẹn lặng ngát và quằn quại đau đớn, dựa vào tường, hai tay ôm ngự. Chị là cô gái đứng đắn rất có đức hạnh chẳng qua vì nhẹ dạ cả tin nên mới bị lừa dối. Chị là người hết mực yêu thương con, có lòng tự trọng cao, ăn ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Nhà văn thể hiện lòng thương cảm và thái độ trân trọng đối với người thiếu phụ lao động nghèo trong xã hội Pháp lúc bấy giờ. Tâm trạng của Blăng – sốt đi từ ngượng ngùng đến đau khổ rồi quằn quại, hổ thẹn.

Câu 4. Nêu lên những diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.

Phi – lip là một người công dân cao lớn, râu tóc đen, quăn, có cái nhìn nhân hậu. Khi nghe Xi mông nói bác nghiêm mặt lại,… Khi đứng trước mẹ của Xi mông bác hiểu không thể bỡn cợt với người phụ nữ này. Bác đã nhận làm bố của Xi mông.. Mặc dù lúc đầu chỉ coi đó là chuyện đùa để an ủi Xi – mông. Nhưng chính điều đó đã cứu vớt được tâm hồn của Xi mông, đặt cho cậu bé một niềm tin vào cuộc sống. Phi líp là người thợ có tâm hồn cao đẹp, nhân ái. Bác đã đem lại hạnh phúc cho một người thiếu phụ đã một lần lầm lỡ có được niềm tin vào cuộc đời. Tâm trạng của bác thợ rèn Phi – líp diễn ra từ phức tạp đến bất ngờ.

*] Tổng kết: Câu chuyện nhắc nhở chúng ta tuổi nhỏ cần có lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người. Sống phải biết cảm thông trước những đau khổ hay bất hạnh của người khác.

Tổng kết bài Bố của Xi-mông

Các bài viết liên quan bàiBố của Xi-mông:

  • Tác giả, tác phẩmBố của Xi-mông
  • Dàn ý phân tíchBố của Xi-mông

Video liên quan

Chủ Đề