Thế nào là hành vi có văn hóa nơi công cộng

Trang chủ » Lớp 6 » [Cánh diều] Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6

Liệt kê các hành vị ứng xử có văn hoá nơi công cộng theo gợi ý dưới đây:

Viết vào thẻ màu xanh: Những hành vi ứng xử cỏ văn hoá mà học sinh nên thực hiện ở nơi công cộng [ben tau/bến xe, công viên, chợ,...],

Viết vào thẻ màu vàng: Những hành vị không nên làm ở nơi công cộng.

Bài làm:

Thẻ xanh: 

Vất rác đúng nơi quy định, không ngắt cây, cắt lá ở nơi công cộng, ưu tiên phụ nữ mang thai và em nhỏ, có thái độ lịch thiệp, không hút thuốc.

Thẻ vàng:

Vất rác bừa bãi, phá hoại môi trường công cộng, hút thuốc nơi công cộng có nhiều trẻ nhỏ,...

=> [Cánh diều] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 20: Việc tốt, việc hay

Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách cánh diều lớp 6, hoạt động trải nghiệm 6, giải hoạt động trải nghiệm 6 sách mới, bài việc tốt, việc hay sách mới, sách cánh diều nxb sư phạm

Lời giải các câu khác trong bài

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Dàn ý Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

“Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân bài:

- Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.

+ Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+ Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+ Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết luận

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 1

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 2

Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó. Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này. Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 3

Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 4

Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình

Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.

Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.

Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.

Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.

Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 5

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng - Bài mẫu 6

Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.

Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.

Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng doTop lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề