Mụn nước thuỷ đậu bao lâu thì xẹp

Thủy đậu là tình trạng ngoài da xuất hiện những mụn nước phồng rộp như hạt đậu, theo thời sẽ chuyển màu từ trắng trong sang màu đục. Vậy thời gian mụn nước thủy đậu xẹp vỡ bao lâu?

Thời gian mụn nước thủy đậu xẹp vỡ

Theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về thời gian mụn nước thủy đậu xẹp vỡ!

MỤN NƯỚC THỦY ĐẬU BAO LÂU THÌ XẸP, VỠ

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thủy đậu [Chickenpox] hay còn được gọi là đậu mùa, trái rạ, là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Sở dĩ chứng bệnh này đưuọc gọi là “thủy đậu” bởi vì khi virus tấn công vào cơ thể, gây bệnh, trên da sẽ xuất hiện những nốt mụn nước, phồng rộp lên như hạt đậu. Những nốt mụn nước này là triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh, thường có màu trắng trong sau đó dần chuyển sang vàng đục.

Bệnh thủy đậu thường chỉ xuất hiện một lần trong đời mỗi người. Sau khi lành bệnh, cơ thể đã có thể sản sinh ra miễn dịch, có khả năng chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên không thể chủ quan vì nếu sức đề kháng quá kém, virus vẫn có thể gây bệnh trở lại ở những lần sau.

Khi virus tấn công vào cơ thể, chúng sẽ không gây phát bệnh ngay. Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày.

Những triệu chứng của bệnh thủy đậu thường là: sốt, ho, sổ mũi, chán ăn,… và đặc biệt nhất là trên da xuất hiện mụn nước hình hạt đậu gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu.

Các mụn nước thủy đậu thường sẽ tự xẹp sau 4 – 5 ngày. Sau đó, chúng sẽ hình thành 1 lớp vảy trên da tại nơi mọc mụn.

Những mụn nước thủy đậu cũng có thể bị vỡ khi bị cọ xát mạnh, vì vậy người bệnh cần chăm sóc cơ thể cẩn thận, tránh để tình trạng các mụn nước bị vỡ ra gây nhiễm trùng.

Hiện nay bệnh thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên vẫn có thể điều trị khỏi bệnh. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê toa, dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và được hướng dẫn các biện pháp tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Nếu người bệnh chủ quan, không đến gặp bác sĩ sớm để điều trị hoặc chăm sóc không đúng cách, người bệnh sẽ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng do biến chứng thủy đậu mang lại.

CÁCH CHĂM SÓC DA SAU KHI MỤN NƯỚC THỦY ĐẬU XẸP VỠ KHÔNG ĐỂ LẠI SẸO

Dinh dưỡng

Trong suốt thời gian bị thủy đậu, người bệnh cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch được tăng cường, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Người bệnh nên ăn các loại rau xanh, thịt cá, các loại đậu, củ, tinh bột,… để bổ sung thêm dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm chiên, nướng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, có gia vị cay nóng. Chúng đều có tác động không tốt đến quá trình điều trị bệnh của bạn.

Tắm gội hàng ngày

Người bệnh thủy đậu không cần phải kiêng kỵ nước mà trái lại, người bệnh nên tắm gội hàng ngày để giữ cơ thể sạch sẽ, tránh nhiễm trùng. Khi tắm, bệnh nhân cần thao tác thật nhẹ nhàng, tránh kì cọ mạnh làm vỡ những nốt mụn nước, gây viêm nhiễm.

Người bệnh nên tắm bằng nước ấm trong khoảng thời gian tối đa không quá 5 phút để tránh cơ thể không bị lạnh, dẫn đến cảm lạnh.

Bệnh nhân thủy đậu không được tắm bằng xà phòng hoặc sữa tắm vì trong các loại xà phòng tắm tuy có chứa những chất hóa học làm sạch nhưng dễ dẫn đến khô da. Điều này hoàn toàn gây bất lợi cho làn da đang bị tổn thương. Mặt khác, xà phòng tắm còn có thể gây kích ứng với làn da của người bệnh thủy đậu.

Người bệnh nên tắm bằng nước muối pha loãng giúp sạch khuẩn và an toàn cho da. Hãy chuẩn bị một bồn nước muối ấm loãng. Sau đó, bệnh nhân có thể ngâm mình trong khoảng 5 – 10 phút.

Nếu có ý định tắm bằng nước sắc các loại lá thuốc nam, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Sinh hoạt thường ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều cho lại sức và tránh vận động mạnh. Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.

Bệnh nhân nên cắt ngắn móng tay giúp hạn chế vi khuẩn khi tiếp xúc với những nốt mụn nước. Tránh cọ gãi, chà xát hoặc chạm vào mụn nước vì sẽ dễ làm mụn nước bị vỡ, nhiễm trùng hoặc khiến mụn nước nổi lên nhiều hơn.

Người bệnh nên chọn mặc trang phục rộng rãi, có chất liệu vải thoáng mát, nhẹ, tránh gây kích ứng da và làm tổn thương những mụn nước.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa bia rượu và các chất kích thích. Tinh thần lạc quan vui vẻ, lối sống lành mạnh cũng là một điều cần thiết.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn

GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH THỦY ĐẬU TÁI PHÁT?

Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thủy đậu, cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể giúp chống lại virus gây. Người bệnh sẽ không bị mắc bệnh ở những lần sau khi virus tấn công.

Tuy nhiên, nếu không có một sức khỏe tốt, một hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh nhân có thể sẽ tái phát bệnh thủy đậu hoặc gặp phải chứng Zona thần kinh.

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để phòng tránh tái phát bệnh thủy đậu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chủ động tiêm vacxin dự phòng thủy đậu.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước, đầy đủ mỗi ngày.
  • Chơi thể thao, tập thể dục đều đặn hàng ngày. Điều này giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường.
  • Tránh tiếp xúc ngoài da hay mụn nước của người bệnh thủy đậu.
  • Không nên dùng chung khăn tắm, cốc uống nước,… với người khác, đặc biệt là người đang mắc bệnh thủy đậu.
  • Tắm gội và thay quần áo mỗi ngày, giặt chăn màn thường xuyên và phơi ở nơi có nhiều ánh nắng để diệt vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy ngủ đủ giấc, không được thức khuya.
  • Hạn chế tiêu thụ bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Nếu nhận thấy trên da xuất hiện những triệu chứng lạ, người bệnh cần khai báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Thủy đậu là một căn bệnh ngoài da, biểu hiện qua các giai đoạn nổi ban đỏ, mụn nước cho đến khi mụn mủ vỡ và nốt thủy đậu đóng vảy. Đây là một bệnh truyền nhiễm, nhưng khi thủy đậu đóng vảy còn lây không là thắc mắc của nhiều người.

Bệnh thủy đậu là một căn bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu qua các con đường sau:

  • Hít phải virus bị phát tán ra và lơ lửng trong không khí do người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, chảy mũi.
  • Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch viêm từ các mụn nước và mủ đã vỡ rỉ ra.
  • Dùng chung quần áo, chăn gối và các đồ dùng cá nhân khác đã bị nhiễm các chất dịch từ tổn thương da của người bệnh.

2.1. Biểu hiện của thủy đậu qua các giai đoạn

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu diễn biến như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường trong khoảng từ 10 – 15 ngày phụ thuộc theo từng đối tượng và hệ miễn dịch mỗi người, lúc này bệnh nhân vẫn chưa có biểu hiện gì. Vào thời kỳ cuối của giai đoạn, người bệnh bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, toàn thân nóng râm ran.
  • Giai đoạn khởi phát: Diễn ra từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, đau đầu, chóng mặt, chán ăn và xuất hiện các nốt ban đỏ hồng trên da.
  • Giai đoạn toàn phát: Các ban thủy đậu dạng bỏng nước bắt đầu nổi khắp cơ thể, hình thành mụn mủ, sau đó dần đóng vảy và bong tróc. Tình trạng này tái diễn nhiều lần liên tục rồi mới kết thúc.
  • Giai đoạn bình phục: Tất cả mụn nước thủy đậu đã đóng vảy hoàn toàn, kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau khi khỏi bệnh, trẻ em thường dễ để lại sẹo hơn người lớn nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà thủy đậu sẽ có thời gian diễn tiến khác nhau. Nhìn chung, từ khi ủ bệnh cho đến giai đoạn xuất hiện triệu chứng cụ thể, rồi sau đó bình phục hoàn toàn sẽ kéo dài tổng cộng trong vòng 1 tháng.

Các ban thủy đậu dạng bỏng nước nổi khắp cơ thể

2.2. Khi thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa?

Thông thường, các mụn thủy đậu mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 – 3 ngày. Sau gần 1 tuần phát ban bỏng nước và có mủ, chúng sẽ tự khô rồi đóng vảy màu trắng hoặc nâu sẫm. Vảy tự bong trong một tuần tiếp theo, nhưng nhiều nguy cơ để lại vết thâm sẹo nếu bệnh nhân không chăm sóc và kiêng khem cẩn thận.Các chuyên gia da liễu cho rằng nốt thủy đậu đóng vảy hoàn toàn có thể là dấu hiệu của giai đoạn hồi phục. Người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu sẽ mất nhiều thời gian hơn để các mụn thủy đậu đóng vảy tiết.

Tuy nhiên, chu kỳ từ khi các ban đỏ hình thành mụn nước, mụn vỡ chảy nước và dịch mủ cho đến lúc đóng vảy, bong tróc sẽ lặp lại liên tục, hết vùng da cũ rồi chuyển sang vị trí mới khắp cơ thể nhiều lần thì mới lành bệnh.Như vậy, trường hợp nốt thủy đậu đã đóng vảy vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm được vì sẽ có tình trạng nổi mụn nước mới, vỡ ra rồi đóng vảy và bong tróc ở nơi khác.

2.3. Thủy đậu đóng vảy còn lây không?

Thực tế, đây là giai đoạn mà bệnh thủy đậu có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Khoảng thời gian lây lan của bệnh là từ 1 - 4 ngày trước khi có biểu hiện cho đến sau 7 ngày kể từ lúc tất cả các mụn thủy đậu đóng vảy khô hẳn. Bệnh thủy đậu chỉ thật sự an toàn nếu như tình trạng tất cả nốt thủy đậu hiện tại đã đóng vảy rồi bắt đầu bong tróc, kèm theo điều kiện không xuất hiện thêm một mụn nước nào mới trên da. Vì vậy, người bệnh cần kiên nhẫn theo dõi thêm một thời gian kể từ lúc mụn thủy đậu đã đóng vảy, nhằm đảm bảo không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Ngoài ra, nếu sau khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy nhưng da vẫn còn đau rát, sưng đỏ kèm theo mủ thì có khả năng người bệnh bị bội nhiễm do vi khuẩn. Lúc này nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn các loại thuốc hỗ trợ điều trị. Đây là biện pháp xử lý tốt nhất và an toàn nhất, tránh tự ý bôi thuốc, xông hoặc tắm lá theo như truyền miệng dân gian sẽ rất nguy hiểm.

Bôi thuốc xanh methylen khi nốt thủy đậu vỡ

Khi mắc bệnh thủy đậu, cần chú ý xử lý đúng các nốt mụn nước khắp cơ thể, góp phần nhanh chóng lành bệnh, cụ thể:

  • Dùng khăn ấm lau nhẹ nhàng tránh làm vỡ mụn nước.
  • Rửa tay sạch sẽ, cắt móng tay và mang bao tay cho trẻ để tránh gãi, cọ xát làm vỡ các nốt ban và vảy thủy đậu trên da.
  • Khi nốt thủy đậu vỡ thì nên bôi thuốc xanh methylen, không được bôi tetracyclin, thuốc đỏ hay penicillin.
  • Tuyệt đối kiêng rau muống, đồ ăn từ gạo nếp.

Khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy báo hiệu bệnh đang nằm ở giai đoạn dần hồi phục. Người bệnh cần đặc biệt ghi nhớ các lưu ý sau nếu không muốn để lại sẹo trên da:

  • Rửa da bằng nước muối sinh lý nhằm giúp làm mềm vảy, giúp vảy thủy đậu nhanh bong hơn.
  • Nếu vảy thủy đậu vẫn còn dính chắc, không được cố gắng cạo hoặc bóc chúng ra, hạn chế khiến da tổn thương thêm.
  • Hãy để các vảy tự rụng, không nên sờ hay đụng chạm đến chúng vì dễ gây ra nhiễm trùng hoặc hình thành các vết sẹo lõm, đặc biệt là vùng da mặt.
  • Bôi kem nghệ lên vùng da non màu hồng nhạt khi vảy vừa rụng. Sau 3 – 4 ngày thì đắp nghệ tươi để tránh làm da non bị thâm.

Bệnh thủy đậu khá lành tính nếu như được điều trị tích cực và kịp thời. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra những biến chứng nặng như: viêm phổi, thận cấp, não và cơ tim, hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong. Tiêm vacxin thủy đậu chính là cách phòng bệnh thủy đậu rất đơn giản nhưng lại mang hiệu quả cao nhất.

Tiêm phòng cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khi các nốt thủy đậu đóng vảy vẫn chưa thể khẳng định là khỏi bệnh. Thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa thì còn phải chờ thêm gần 1 tuần sau, nếu người bệnh không còn sốt và không xuất hiện thêm các mụn nước mới là đã lành bệnh. Trong trường hợp các nốt thủy đậu đã đóng vảy, khô hoàn toàn và không còn chứa dịch mủ, lúc này bệnh đã hết nguy cơ lây lan, bệnh nhân có thể trở lại học tập và làm việc bình thường.

Bệnh thủy đậu là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại biến chứng cũng như có nguy cơ lây nhiễm cao, để phòng bệnh thì việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh thủy đậu là cần thiết, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin phòng bệnh..... Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% bệnh nhân được tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề