Bắt ở đâu

Hải cảnh Trung Quốc vừa tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm kéo dài ba tháng ở Biển Đông hôm 1/5 vừa qua. Lệnh bắt dự kiến kết thúc vào ngày 16/8 tới đây. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin này hôm 1/5.

Đồng thời với lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Trung Quốc cũng tuyên bố lệnh cấm ở biển Bột Hải, Hoàng Hải, Đông Hải. Khu vực cấm đánh bắt cá ở Biển Đông được xác định ở vùng phía bắc từ vĩ tuyến.

Theo thông báo, trong ba ngày sau khi lệnh cấm được tuyên bố, lực lượng Hải cảnh của Trung Quốc và giới chức địa phương sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên các ngư trường năm trong vùng cấm đánh bắt cá để đảm bảo không có vi phạm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 29/4 lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, một phần của lệnh cấm vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Trung Quốc đã bắt đầu lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương ở khu vực Biển Đông từ năm 1999 bất chấp những phản đối của các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam.

Đây là vùng biển đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Hồi đầu năm ngoái, Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh mới cho phép lực lượng Hải cảnh của nước này được sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền nước ngoài bị Bắc Kinh cáo buộc là xâm phạm vùng biển của Trung Quốc. Luật này đã gặp phải nhiều chỉ trích từ quốc tế vì tính chất mập mờ và đi ngược lại luật quốc tế.

28 tháng 4 2022

Nguồn hình ảnh, Steve Hubbard/BBC

Chụp lại hình ảnh,

Valeriia nói cô vui mừng được trò chuyện với khách hàng.

Một người tị nạn Ukraine đã bắt đầu "công việc mơ ước" của mình sau khi đến Anh chỉ hơn một tháng trước.

Valeriia là một thành viên trong một gia đình 4 thế hệ gồm 10 người chuyển đến sống tại ngôi nhà do một doanh nhân hỗ trợ ở một ngôi làng gần Cambourne, Cambridgeshire.

Valeriia, 37 tuổi, bắt đầu làm việc như một thợ làm móng tại một thẩm mỹ viện ở trung tâm Cambridge vào hôm thứ Ba.

Cô nói: "Cảm giác thật tuyệt, thật tuyệt vời, nó giống như những ngày bình thường của tôi."

Người tị nạn này và gia đình của cô đến Vương quốc Anh theo Chương trình Gia đình Ukraine, do một người họ hàng là công dân Anh giúp đỡ.

Omicron và nỗi lo của ngành nail Việt ở Anh

Mở trở lại, tiệm nail người Việt ở Anh 'vừa mừng vừa lo'

Triển lãm nghề nail Việt ở Amsterdam và 'tri ân' 39 người chết ở Anh

Họ đã trốn khỏi Kharkiv vào tháng trước và đến Vương quốc Anh vào ngày 23 tháng Ba.

Valeriia là một thợ làm móng ở Ukraine trong bảy năm và nói rằng cô "thực sự nhớ công việc của mình".

Nguồn hình ảnh, Steve Hubbard/BBC

Chụp lại hình ảnh,

Valeriia từng làm móng trước khi bỏ chạy từ Ukraine sang Anh.

Cô nói mặc dù cô đã thấy những công việc khác, "Tôi không chỉ muốn kiếm tiền mà còn muốn tận hưởng".

"Đây là công việc mơ ước của tôi. Làm móng là đam mê của tôi, đó là điều tôi yêu thích," cô nói.

Valeriia đã có thể thể hiện các kỹ năng của mình trên mạng xã hội, điều này đã giúp cô có được công việc và cũng có nghĩa là những khách hàng trước đây đã có thể liên lạc được với cô.

Chụp lại video,

Hàng trăm chủ, thợ tiệm nail và các nhà cung cấp đồ làm móng tại Anh Quốc đã tham gia sự kiện.

Cô nói: "Tất cả khách hàng của tôi ở khắp mọi nơi trên thế giới hiện đang gửi cho tôi những tin nhắn nói rằng 'hãy nhìn móng tay của tôi, bạn đang ở đâu vậy?"

"Bây giờ tôi có thể làm việc, tôi rất vui vì điều đó."

Vụ án AIC Group: Thêm thông tin về doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Nguồn hình ảnh, Internet

Chụp lại hình ảnh,

Nguyễn Thị Thanh Nhàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.

Truyền thông Việt Nam đưa thêm thông tin về nữ doanh nhân vừa bị khởi tố trong lúc xuất hiện điều được cho là 'tâm thư' của bà trên mạng xã hội.

Báo Tuổi Trẻ ngày 30/4 đăng bài có tựa "Đế chế" AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 'làm ăn' thế nào?

Bài báo mô tả dữ liệu từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia [Bộ Kế hoạch và Đầu tư] ghi nhận những năm qua Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế [AIC Group] đã trúng thầu hàng loạt dự án đầu tư công.

Theo báo này, vào tháng 10/2017, AIC Group trúng thầu với giá hơn 90 tỉ đồng thuộc dự án trong một dự án nâng cấp kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng trong năm 2017, AIC Group trúng thầu với giá hơn 30 tỉ đồng ở một dự án khác thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng như nhiều gói thầu cung cấp hệ thống điều hành thông minh cho các địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế.

AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn được mô tả là đã trúng thầu một loạt gói thầu hàng trăm tỉ trong mảng tài nguyên môi trường tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước bao gồm Bạc Liêu [39,4 tỉ đồng], Giai Lai [26,7 tỉ đồng], Bắc Ninh [157,4 tỉ đồng] và Quảng Ninh, [34,5 tỉ đồng].

"Trong lĩnh vực bất động sản, thông tin giới thiệu trên trang aicgroup.com của AIC Group giới thiệu doanh nghiệp này đang triển khai hai dự án bất động sản quy mô lớn, đó là khu đô thị Phật Tích - Bắc Ninh, quy mô xây dựng khoảng 3.000 hecta, dự án khu đô thị Tân An, tỉnh Long An, quy mô xây dựng 500 hecta.

"Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online thì AIC Group còn triển khai các dự án khác như khu đô thị mới AIC Mê Linh, quy mô xây dựng 94,3 hecta [đầu năm 2022, AIC Group đã chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp khác], dự án AIC Xuân Đỉnh, diện tích đất 4.102m2, được cấp phép 12 năm nhưng chưa triển khai. Hầu hết các dự án bất động sản do AIC Group đầu tư đang chậm tiến độ," báo này cho biết.

Ngày 29/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế [AIC] và các đơn vị liên quan. Nhà chức trách cũng ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam các bị can thuộc Công ty AIC, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty.

Kết quả điều tra ban đầu xác định AIC đã có sự móc ngoặc với đơn vị thẩm định giá thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong quá trình xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 152 tỉ đồng.

Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế

Ông Nguyễn Phú Trọng 'chủ động tấn công' tham nhũng, tạo chuyển biến mới?

TBT Nguyễn Phú Trọng quan tâm, kỷ luật sai phạm đất đai ở Bình Thuận

Nguồn hình ảnh, aicgroup.com

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nhàn tại Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội năm 2019.

Tuy nhiên bản tin của Bộ Công an không đưa ảnh bà Nhàn, sinh năm 1969, [trong số 9 bị can] và hiện không rõ bà đang ở đâu hay đã bị bắt hoặc bị truy nã hay không.

Thông tin tự giới thiệu AIC Group trên trang aicgroup.com của công ty nói "hệ sinh thái AIC Group gồm 29 công ty con, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, chuyển đổi số, tài nguyên môi trường đến bất động sản".

AIC Group nói họ bắt đầu kinh doanh vào lĩnh vực môi trường năm 2007, y tế năm 2008, và giáo dục năm 2011.

Bản tin của Bộ Y tế cuối tháng 7/2021 cho biết AIC Group và hai công ty đối tác là Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm số 1 [Vabiotech] cùng và Công ty Shionogi Nhật Bản ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 theo đó dự kiến tháng 6/2022 sẽ hoàn tất các hoạt động và đưa vaccine ra thị trường.

Quan hệ kinh doanh với Israel?

Báo Haaretz của Israel ngày 1/5 có bài nói các hợp đồng về an ninh, quốc phòng của Israel xuất khẩu sang Việt Nam có thể gặp rủi ro sau lệnh bắt giam "nữ môi giới chủ chốt".

Bài báo này mô tả bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là "một nhân vật quan trọng trong việc thúc đẩy và môi giới các hợp đồng vũ khí giữa Israel và Việt Nam trong thập niên qua".

Theo bài báo này, bà Thanh Nhàn đã "sang châu Âu được hơn một năm".

Theo thông tin mà BBC có được, bà Thanh Nhàn, vào tuần cuối tháng Hai năm 2022, đã có mặt ở Tây Ban Nha trong một chuyến thăm và làm việc tại đây. Hiện không rõ bà đang ở đâu.

Tác giả bài báo trên tờ Haaretz dẫn một nguồn tin cho rằng lý do "thật sự" có lệnh bắt bà Nhàn là bởi "có sự dính líu vào các hợp đồng quân sự" thay vì các cáo buộc liên quan tới sai phạm đấu thầu thiết bị y tế trị giá khoảng 7 triệu USD" và rằng một lý do khác bắt nguồn từ việc "tranh giành quyền lực" cấp cao.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam cho hay bà Thanh Nhàn có dấu hiệu phạm tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Từ hôm 29/4 đến nay, sau khi Bộ Công an Việt Nam khởi tố bà Thanh Nhàn, tin này không được cơ quan truyền thông tiếng Anh nào đưa tin, có vẻ cho thấy truyền thông tiếng Anh không biết về bà.

Vì thế, bài của tờ báo Isarel Haaretz, tin tiếng Anh có lẽ duy nhất đến giờ này, cũng là một điểm đáng chú ý.

Bài của tờ Haaretz nhắc lại rằng Việt Nam hiện trở thành một thị trường quan trọng cho các ngành công nghiệp an ninh của Israel.

Tờ Haaretz cho biết một trong những thương vụ lớn nhất đang bàn bạc hiện nay là việc bán cho tình báo quân đội Việt Nam vệ tinh do thám "Ofek" [Horizon] do Israel Aerospace Industries [IAI] sản xuất.

Tờ báo viết: "Thương vụ này, là một thỏa thuận trực tiếp với Bộ Quốc phòng Việt Nam, có khả năng đem lại khoảng 550 triệu USD."

"Vài tháng trước, một phái đoàn của IAI đã ký một thỏa thuận về các khía cạnh kỹ thuật, nhưng chưa hoàn tất khía cạnh tài chính. Tập đoàn Thales có trụ sở tại Pháp thì đang cạnh tranh với IAI về hợp đồng vệ tinh này và đã nỗ lực rất nhiều để hy vọng giành được hợp đồng."

Tờ Haaretz không nói bà Thanh Nhàn có liên hệ gì trực tiếp với thương vụ này.

Tường thuật về quan hệ kinh doanh quốc phòng của bà Thanh Nhàn và giới công ty Israel, từng được trang Intelligence Online đề cập trong một bài vào tháng 10 năm 2020.

Bài của Intelligence Online khi đó, và bài mới nhất của tờ Haaretz là các nguồn thông tin hiếm hoi cho rằng bà Thanh Nhàn là một doanh nhân quan trọng cho các công ty an ninh, quốc phòng Israel.

Tại Việt Nam, thông tin này không được chính phủ hay truyền thông đề cập hay xác nhận.

'Tâm thư' chưa xác thực trên mạng

Trong diễn biến đáng chú ý, trên mạng xuất hiện một lá thư ghi là bà Thanh Nhàn gửi những người liên quan.

BBC không thể kiểm chứng độc lập về mức độ xác thực của bức thư ở dạng phiên bản điện tử này.

Nguồn hình ảnh, aicgroup.com

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong một sự kiện công nghệ tại Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất [UAE]

Bức thư có đoạn:

"Tôi đã dự đoán trước được những điều sẽ đến với công ty tôi, các đối tác và bản thân tôi trong thời gian gấp gáp tiếp theo. Tôi xin được gửi lời xin lỗi đến các đối tác đã tin tưởng tôi và đang có nhiều kế hoạch muốn đầu tư vào Việt Nam các dự án về y tế, giáo dục, đào tạo, năng lượng… mà tôi sẽ không giữ được lời hứa với họ.

"Tôi gửi lời xin lỗi tới các nhân viên trong toàn hệ thống của tôi, chỉ vì cá nhân tôi mà nhiều người sẽ phải sa vao vòng lao lý, mất việc làm, hàng ngàn con người ngơ ngác, nhiều gia đình tan nát.

"Tôi vô cùng bất ngờ, đau xót trước tất cả mọi sự việc vừa xảy ra. Những gì mà doanh nghiệp của tôi làm chưa đúng, hoặc làm sai, tất cả là do tôi không biết lãnh đạo, điều hành, lỗi là do tôi chứ không phải do các cán bộ của tôi.

"Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng không hối lộ, biếu xén gì ai, không có bất cứ ai đòi hỏi chúng tôi phải cho, biếu gì, nên việc những người có liên quan bị khởi tố, vướng vòng lao lý cũng làm lương tâm của tôi vô cùng day dứt".

Bản điện tử thư ký tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn kết thúc thư này với thông điệp rằng "Tôi vô cùng yêu tổ quốc Việt Nam, và tôi luôn có mong muốn làm được nhiều điều tốt đẹp cho đất nước mình, nhưng giờ đây tôi sẽ không thể tiếp tục làm bất cứ điều gì nữa."

"Tạm biệt tất cả quê hương, đất nước và những người thân thiết của tôi!", một chỉ dấu dường như cho thấy người viết hiện không ở Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề