Tê bì tay chân là gì

Tê bì tay chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Vì khá phổ biến nên nhiều người bỏ qua tình trạng này ngay cả khi cảm giác tê bì kéo dài, âm ỉ. Theo các chuyên gia, tê bì có thể có nguyên nhân từ những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Tê bì tay chân là tình trạng tê rần hoặc châm chích ở các đầu ngón tay, ngón chân. Cảm giác này có thể kéo dài và lan ra cổ tay, cánh tay, bả vai, bàn tay, bàn chân, mông, vùng thắt lưng… Tình trạng tê bì khiến người bệnh khó chịu, mất cảm giác, khó khăn trong vận động hay có thể gây đau đớn.

Triệu chứng tê buốt tay chân được phân loại thành:

  • Tê bì tay chân sinh lý: Tình trạng tê bì xảy ra khi ngồi lâu, cầm nắm vật gì quá lâu. Tê bì sinh lý không nguy hiểm, không cần điều trị
  • Tê bì tay chân bệnh lý: Tình trạng tê bì là biểu hiện hoặc biến chứng của một số bệnh lý rối loạn nội tiết hoặc cơ xương khớp.

Tê bì tay chân cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tê bì tay chân thường xảy ra khi ngồi lâu một chỗ, ở phụ nữ có thai ở cuối thai kỳ, khi thay đổi thời tiết, khi stress…Với những trường hợp này, người bệnh chỉ cần cải thiện bằng cách thay đổi thói quen, thư giãn và có chế độ ăn uống hợp lý.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tê tay chân thường xuyên xảy ra, kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Vì rất có thể, đó là dấu hiệu của một số bệnh lý:

  • Thoái hóa cột sống: Tình trạng tê bì thường bắt đầu từ vùng cổ rồi lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống. Nguyên nhân là do sụn khớp, đốt sống bị thoái hóa, bào mòn, khi cọ xát với rễ thần kinh gây cảm giác tê bì, đau nhức.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thường gây nên tình tạng tê bì cánh tay cùng hai chân, khó khăn trong vận động. Nguyên nhân là do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cột sống.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Tê bì tay chân xảy ra thường do ngồi hoặc nằm quá lâu do khớp tay chân bị viêm, tổn thương.
  • Thoái hóa khớp: Các khớp bị bào mòn, thoái hóa gây hạn chế vận động và tê bì tay chân, thường là cánh tay, bàn chân.
  • Hội chứng ống cổ tay: Tê ở ngón tay, bàn tay và cánh tay rất có thể do nguyên nhân hội chứng ống cổ tay. Tình trạng xảy ra khi cổ tay bị căng, kích thích hoặc chèn ép các dây thần kinh trong ống cổ tay
  • Biến chứng bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao, tổn thương dây thần kinh gây nên cảm giác tê ngón tay, bàn tay.

Xem thêm về điều trị thoái hóa cột sống tại Maple Healthcare

Xem thêm về điều trị thoát vị đĩa đệm tại Maple Healthcare

Phòng ngừa tình trạng tê bì tay, chân như thế nào?

Một số phương pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tê nhức như:

  • Tăng cường tập thể dục thể thao phù hợp với cơ thể giúp máu lưu thông, cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
  • Massage, ngâm chân tay: Tình trạng có thể được cải thiện nhờ biện pháp ngâm tay chân trong nước ấm có pha muối, giúp máu lưu thông
  • Chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng. Hạn chế rượu bia, tránh xa thuốc lá
  • Thay đổi thói quen làm việc: Với những người phải ngồi nhiều thì nên có thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để giúp giãn cơ, máu lưu thông.
  • Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm và dùng túi chườm nóng ở tay chân để tránh tê bì, đau nhức

Phương pháp điều trị tê bì tay, chân không dùng thuốc

Với các bệnh nhân tê bì sinh lý, tình trạng có thể tự hết và thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp vận động nhẹ nhàng và phòng ngừa với các phương pháp đơn giản. Người bệnh không cần quá lo lắng.

Riêng bệnh nhân bị tê bì có nguyên nhân từ bệnh lý, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh lý mới có thể cải thiện các triệu chứng và tránh biến chứng nặng hơn. Người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở điều trị uy tín – nơi có đủ thiết bị, kỹ thuật hiện đại và bác sĩ đủ chuyên môn để tìm ra căn nguyên và thiết kế phác đồ điều trị.

Theo các chuyên gia tại Maple Healthcare, hầu hết các bệnh nhân bị tê bì chân, tay có nguyên nhân bệnh lý thường do dây thần kinh bị chèn ép bởi cấu trúc đĩa đệm, cột sống bị lệch. Do đó, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống với kỹ thuật nắn chỉnh đã trở thành giải pháp hiệu quả và an toàn, được các nước phát triển về y khoa ứng dụng.

Phòng khám Maple Healthcare sử dụng phương pháp chuyên biệt trong điều trị chứng tê bì chân tay như: MMT [Maple Muscle Therapy] với nguyên lý giảm áp, và nắn chỉnh thần kinh cột sống về đúng vị trí. Qua đó, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây cản trở sự giao tiếp giữa hệ thần kinh và các vùng trong cơ thể, giúp hồi phục lại cảm giác cho vùng chân và tay để có thể tận hưởng cuộc sống.

Để được thăm khám và điều trị chứng tê bì tay chân bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, hãy liên hệ với một trong các cơ sở của Maple Healthcare gần quý vị nhất:

Phòng khám Quận 2: số 19 Đặng Hữu Phổ, P. Thảo Điền, Quận 2. Điện thoại: 0938 646 112

Phòng khám Quận 3: 107B Trương Định, P6, Quận 3. Điện thoại: 0932 055 088

Phòng khám Quận 7: 2-4 Nội khu Hưng Gia 1, P. Tân Phong, Quận 7. Điện thoại: 0705 100 100

Facebook: //www.facebook.com/maplehealthcare

Chủ Đề