đặc điểm dân cư nam á là gì ?

Câu 4:

- Nam Á là khu vực có số dân dông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao, tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo...Tôn giáo ảnh hưởng đến tình hình kinh tế- xã hội ở Nam Á.Câu 5 :

* Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp:

+ Khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ Tiếp giáp vịnh Ben-gan, biển Ả-rập, Ấn Độ Dương.

* Địa hình:

- 3 miền địa hình khác nhau: 

+ Phía Bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a, cao và đồ sộ chạy dọc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can, tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía đông và phía tây là dãy Gát Đông và Gát Tây.

+ Nằm giữa là đồng bằng Ấn- Hằng.

Đông Nam Á có nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

1. Đặc điểm dân cư

- Đông dân [536 triệu người, 2002].

- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.

- Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng và vùng ven biển.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Lý thuyết dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Dân cư

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á [năm 2020: 1,9 tỉ người], mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2 

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.

- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…

+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.

+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.

+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.

+ Dịch vụ cũng đang phát triển.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

20 điểm

HuongLy

Nêu đặc điểm dân cư khu vực Nam Á

Tổng hợp câu trả lời [1]

- Là khu vực tập trung đông dân cư, năm 2001 là 1356 triệu người [ở châu Á chỉ đứng sau khu vực Đông Á]. - Mật độ dân số cao nhất trong các khu vực ở châu Á. - Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn [như đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a]. - Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, ngoài ra còn theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Trình bày đặc điểm dân cư Nam Á.

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm dân cư Nam Á.

Trả lời:

Trình bày đặc điểm dân cư Nam Á là:

- Là 1 trong những khu vực có dân cư tập trung đông của Châu Á. Năm 2020 là 1,9 tỉ người, mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2 

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

   + Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

   + Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi Giáo ngoài ra còn theo Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.

Để mở rộng kiến thức cho bài học, mời các em cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về khu vực Nam Á nhé!

Đặc điểm tự nhiên của Nam Á

- Khu vực Nam Á nằm ở phía Nam lục địa Châu Á, được bao bọc bởi dãy Hymalaya ở phía Bắc, phía Nam là Ấn Độ Dương, phía Tây tiếp giáp với các quốc gia Tây Á và Trung Á, phía Đông tiếp giáp với các nước Đông Nam Á.

- Nam Á được chia thành 3 miền địa hình hoàn toàn khác nhau, phía bắc là hệ thống dãy núi Hymalaya dài khoảng 2600 km, bề rộng trung bình rơi vào khoảng 320 – 400 km. Phía Nam là sơn nguyên Đê-can có độ cao tương đối thấp và bằng phẳng. Nằm giữa chân núi Hymalaya và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn – Hằng với địa hình rộng và bằng phẳng, chạy thẳng từ bờ biển A-rập đến bờ vịnh Ben-gen với độ dài hơn 3000 km, rộng khoảng 250 – 350 km.

- Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông.

- Phần hải đảo là nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Vùng đất liền và thềm lục địa của khu vực chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đổng, than đá, khí đốt, dầu mỏ…

Đặc điểm kinh tế xã hội

- Về kinh tế

   + Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.
   + Các quốc gia khu vực Nam Á cũng đều có lịch sử lâu đời và bị thực dân Anh đô hộ trong thời gian dài, đến nay tất cả cac nước đều đã giành được độc lập như: Ap-gha-ni-xtan năm 1919, Bu – tan và Nê – pan năm 1947, Xri Lan-ca năm 1948 và Man – đi – vơ năm 1965. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc [GDP] của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.
Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng… và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

Về dân cư

- Hiện nay thì dân số các quốc gia thuộc khu vực Nam Á vào khoảng trên 1,5 tỷ người, tập trung chủ yếu ở các quốc gia Ấn Độ, Pa-ki-xtan và Băng-la-đét. Đây được xác định là khu vực có mật độ dân số đông nhất trên thế giới với ước tính rơi vào khoảng 388 người/km2

- Dân cư ở khu vực Nam Á rất đa dạng, trên 2000 dân tộc với quy mô rất khác nhau, từ hàng trăm triệu cho đến các bộ tộc chỉ vỏn vẹn vài nghìn người.

Video liên quan

Chủ Đề