Tại sao tiêm phòng lại sốt

Chào bác sĩ, trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không ạ? Cụ thể là bé nhà mình sau mỗi lần tiêm về đều chơi ngoan, không thấy bị sốt gì hết. Em không biết nên mừng hay lo nữa ạ! Nhiều người nói tiêm về bị sốt thì mới có tác dụng. Liệu có phải do cơ địa bé không đáp ứng với liều vắc xin nên không sốt không ạ?

[Hỏi – Đáp]: Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Sốt từ đâu đến?

Chào bạn, trước khi giải đáp thắc mắc “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?”, hãy cùng FItobimbi tìm hiểu vì sao tiêm phòng lại bị sốt nhé!

Cơ thể con người duy trì ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Khi chúng ta tiếp xúc với khoảng nhiệt độ rộng của môi trường, cơ thể sẽ “bật” trạng thái điều hòa thân nhiệt. Và bộ phận gánh vác nhiệm vụ này chính là vùng hạ đồi, nằm ở trong não. 

Khi bị tác nhân bên ngoài tấn công, chúng sẽ nhanh chóng gây suy yếu cơ thể. Lúc này, cơ quan “vùng hạ đồi” sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo và bắt đầu điều chỉnh thân nhiệt tăng lên, từ 37 lên 39 – 40 độ C. Đây là chính là nguyên lý hình thành sốt ở cơ thể.

Thân nhiệt tăng do yếu tố bên trong hoặc ngoài tác động

Tương tự như vậy, vắc xin là chế phẩm sinh học chứa các tác nhân giống vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, khi trẻ tiêm vắc xin, hệ miễn dịch cũng sẽ nhận định như một tác nhân gây hại thực sự và phản ứng với cơ chế tương tự. Thân nhiệt tăng có nghĩa hệ miễn dịch đang “làm việc” hết sức mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể.

Vì sao có trẻ sốt, trẻ không sốt?

Trẻ tiêm phòng có bị sốt hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố sau:

Loại vắc xin

  • Các loại vắc xin như viêm não Nhật Bản, DPT [uốn ván, ho gà, bạch hầu,… dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, tỷ lệ trẻ sốt khi tiêm những loại vắc xin này thường rất cao
  • Khi trẻ tiêm phòng ngừa bệnh rubella, quai bị hoặc sởi, tỷ lệ trẻ bị số khoảng 5 – 15%

Ngoài phản ứng thông thường là sốt, trẻ sau khi tiêm phòng còn có thể bị sưng hoặc đau tại chỗ tiêm, quấy khóc,… Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường biến mất sau khoảng 1 ngày. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng nhé!

Trẻ tiêm có sốt không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Tùy thuộc vào cơ địa

Thực chất, sốt hay các biểu hiện khác sau tiêm là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Tình trạng này xảy ra ở trẻ có thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém. Khi cơ thể chưa thích ứng được với vắc xin truyền vào, trẻ sẽ bị sốt. Phản ứng này thường nhẹ và tự khỏi trong khoảng 1 – 2 ngày.

Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Nhiều mẹ cho rằng, trẻ tiêm phòng không bị sốt là vắc xin không có tác dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán chủ quan, không có căn cứ cụ thể.

Theo TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi trẻ là một cá thể duy nhất và riêng biệt. Do đó, cách hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi trẻ cũng sẽ không giống nhau. Dẫn đến phản ứng sau tiêm của trẻ là khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả phòng ngừa của vắc xin.

Trẻ tiêm phòng không sốt không có nghĩa thuốc không phát huy tác dụng!

Với trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt cao, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng máy” chiến đấu với kẻ địch. Còn với trẻ tiêm phòng không bị sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nghỉ ngơi”, chỉ là nó chiến đấu nhẹ nhàng hơn mà thôi!

Dù cơ thể có sốt hay không, hệ miễn dịch cũng đã nhận diện được đặc điểm của kẻ địch và đưa vào danh sách “phải tiêu diệt”. Để tới khi có virus, vi khuẩn “thật” xâm nhập, cơ thể đã ở “thế” sẵn sàng, giúp loại bỏ chúng ra ngoài.

Vậy trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Sau tiêm phòng trẻ sốt hay không sốt cũng mang hiệu quả tương đương nhau. Hệ miễn dịch đã được rèn luyện trước nên có thể chiến thắng “kẻ địch” khi chúng xâm nhập.

Lời khuyên cho cha mẹ

Đến đây, hẳn mẹ đã biết “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không”. Để giúp phụ huynh chăm sóc tốt cho bé, chuyên gia đưa ra một số lời khuyên như sau:

  • Không nên lo sợ trẻ gặp tác dụng phụ mà từ chối các mũi vắc xin quan trọng mà Bộ Y tế khuyến cáo. Trẻ cần tiêm đủ liều vắc xin để được bảo vệ một cách tốt nhất
  • Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và phản ứng với những lần tiêm trước ở trẻ
  • Cho trẻ ở lại địa điểm tiêm khoảng 30 phút để theo dõi
  • Theo dõi trẻ sau tiêm trong 1 – 2 ngày đầu, tình trạng sức khỏe của con thế nào, có quấy khóc, sốt cao, đau tại vị trí tiêm hay xảy ra bất thường nào khác không
  • Nếu trẻ có biểu hiện ngủ li bì, ít bỏ, khó thở, cơ thể tím tín,… cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ hiểu hơn về những phản ứng sau tiêm phòng ở trẻ. Qua đó có sự chuẩn bị tốt hơn để chăm sóc cho bé sau tiêm.

  • Đầu tiên, bằng cách làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, sốt làm cho cơ thể trẻ trở thành chủ động ngăn sự tấn công từ vi trùng hơn. Điều này làm hạn chế khả năng sinh sản của vi trùng trong cơ thể các bé.
  • Thứ hai, nhiệt độ cơ thể cao hơn cũng nhằm mục đích kích hoạt một số hóa chất truyền tín hiệu hướng dẫn các phản ứng miễn dịch xảy ra.

Từ đó, có thể thấy, sốt là một phản ứng phụ phổ biến và bình thường của tiêm chủng. Mặc dù vậy, cần hiểu rằng, không bị sốt không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả và nhiệt độ của cơn sốt cao như thế nào không cho biết hệ miễn dịch đang hoạt động tốt ra sao.

Giải đáp thắc mắc: Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?

Khi đã biết được nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh thường sẽ thắc mắc: “Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”. Lời giải đáp cho vấn đề bé chích ngừa bị sốt phải làm sao ở ngay bên dưới. Mời bạn đón đọc.

Như đã giải thích ở trên, sốt là một biểu hiện thường gặp ở trẻ em sau khi tiêm chủng. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là cần theo dõi tình trạng của trẻ cũng như biết được cách chăm sóc cho trẻ bị sốt sau khi chủng ngừa.

1. Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Theo dõi phản ứng cơ thể của trẻ

Sau khi trẻ tiêm vắc xin, phụ huynh cần quan sát các phản ứng khác thường xảy ra đối với cơ thể bé trong ít nhất 1 – 2 ngày. Đối với những trường hợp bị sốt, cần theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể trẻ.

Sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ở nách của bé. Nếu nhiệt độ từ 38 đến dưới 39 độ C, bé đang bị sốt nhẹ. Vậy, lúc này, bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Câu trả lời là cha mẹ cần thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể trẻ sau 1 – 2 giờ để biết được tình trạng đang nặng hơn hay bắt đầu thuyên giảm. Để ý xem có tình trạng phát ban kèm theo sốt hay không. Đặc biệt, cần phải lưu ý các trường hợp sốt cao kèm theo co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, phụ huynh nên để ý thân nhiệt của trẻ ngay cả khi trẻ ngủ và kể cả vào ban đêm.

2. Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm chủng

Dưới đây là một số điều các bậc phụ huynh có thể làm để giúp trẻ hạ sốt sau khi tiêm chủng:

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Cho trẻ uống nhiều nước

Cha mẹ có thể cấp nước cho bé bằng cách khuyến khích trẻ nhỏ bú nhiều hơn và động viên trẻ lớn uống thêm nước. Sau khi chủng ngừa, các bé thường rất lười bú cũng như chán ăn uống. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa/nước cần uống trong một lần và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để bù thêm nước cho trẻ, mẹ cũng có thể xay đá cho trẻ ngậm hay uống nước trái cây, sinh tố để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Trong trường hợp trẻ bị sốt, cần nới lỏng quần áo và cho trẻ mặc trang phục mỏng nhẹ, thoáng mát. Đảm bảo rằng bé không mặc quá nhiều lớp quần áo hay quấn chăn, quàng khăn, mang vớ [tất].

Ngoài ra, cần chú ý đến môi trường xung quanh trẻ như mở thêm cửa sổ hay bật điều hòa ở nhiệt độ phù hợp.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Để ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ

Phụ huynh nên để ý các dấu hiệu mất nước như miệng trẻ bị khô, mắt trũng sâu và ít tã ướt hơn, khóc không có nước mắt, khát nước, đòi uống liên tục… Từ đó, cung cấp chất lỏng cho trẻ đầy đủ hơn.

Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao? Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Mặc dù không khuyến cáo sử dụng paracetamol thường quy cho mọi trẻ sau tiêm, tuy nhiên, sau khi tiêm, phụ huynh có thể cho bé bị sốt uống paracetamol. Đặc biệt, đối với trẻ chủng ngừa viêm màng não mô cầu Nhóm huyết thanh B, paracetamol làm giảm khoảng 50% tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ. Liều lượng thuốc cần dùng được dựa trên độ tuổi và cân nặng của trẻ. Điều quan trọng cần nhớ là không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hoặc những bé bị phản ứng quá mẫn như khó thở, nổi mày đay, hen suyễn liên quan đến tiền sử dùng thuốc trước đây. Ngoài ra, không sử dụng aspirin cho trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Như vậy, những hướng dẫn trên đã giải đáp cho phụ huynh những thắc mắc xoay quanh vấn đề “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Mặc dù đã biết được bé chích ngừa bị sốt phải làm sao, nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn nếu như trẻ không hạ sốt thì nên làm gì? Và trường hợp nào thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế?

Thực tế, các phản ứng nghiêm trọng sau khi chích vắc xin khiến phụ huynh phải đưa trẻ đi cấp cứu là rất hiếm. Mặc dù vậy, cha mẹ nên lưu ý một số trường hợp sau đây:

  • Trẻ sốt cao: Trường hợp trẻ sốt trên 39 độ C dù đã uống thuốc hạ sốt, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Bé bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Cơn sốt trở lại sau khi ngưng hơn 24 giờ.
  • Trẻ quấy khóc, khó dỗ hơn 3 giờ liên tục.
  • Bé bị động kinh hoặc co giật dữ dội, dai dẳng, có thể liên quan đến sốt rất cao.
  • Trẻ lơ ngơ, gọi không phản ứng, mệt lả người.
  • Trẻ có dấu hiệu xuất hiện các phản ứng dị ứng như sưng miệng, mặt hoặc cổ họng, nổi mày đay, ngứa.
  • Bé bị khó thở, tím tái.
  • Vết đỏ xung quanh vết chích trở nên lớn hơn, trầm trọng hơn và đau hơn sau 3 ngày.

Khi xảy ra bất kỳ điều gì không bình thường đối với trẻ em sau khi tiêm phòng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến vấn đề “bé chích ngừa bị sốt phải làm sao?”.

Video liên quan

Chủ Đề