Tăng đông máu khi mang thai

Tình trạng đông máu thường xuất hiện ở phụ nữ có thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Các mẹ bầu có biểu hiện thiếu hụt về các yếu tố đông máu đặc biệt là yếu tố VIII, IX, XI sẽ gây ra bệnh rối loạn đông máu. Vậy phụ nữ khi mang thai bị rối loạn đông máu nguy hiểm như thế nào?

1. Nguy cơ mắc bệnh rối loạn đông máu ở phụ nữ

Những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn đông máu cao hơn những trường hợp khác:

  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai trước tuần thứ 10 từ 3-5 lần không rõ nguyên nhân, hoặc sau tuần thứ 10 bị sảy thai không xác định được nguyên nhân;
  • Phụ nữ đã từng bị thai chết lưu;
  • Phụ nữ sinh non trước tuần thứ 34 do hội chứng tiền sản giật hoặc ở nhau thai có hiện tượng bất thường;
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai từng bị huyết khối;

Những phụ nữ đã gặp phải hội chứng đông máu khi mang thai cần phải báo cho bác sĩ để thực hiện xét nghiệm rối loạn đông máu. Để có quá trình mang thai an toàn và khỏe mạnh, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất cần thiết.

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh máu đông khi mang thai phụ thuộc vào việc thiếu hụt các yếu tố đông máu ( protein) trong cục máu đông hình thành.

Việc hình thành cục máu đông ở phụ nữ mang thai là do sự gia tăng hormone estrogen và trong tĩnh mạch có sự thay đổi. Một số biểu hiện thường gặp của hiện tượng này là khó thở đau ngực, sưng hoặc đau đột ngột ở chân, tay.

Nếu tình trạng rối loạn đông máu nặng hơn thì có thể bị chảy máu khi va chạm hoặc chấn thương, tim đập nhanh, huyết áp bị giảm...

3. Rối loạn đông máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Tăng đông máu khi mang thai

Rối loạn đông máu khi mang thai cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Rối loạn đông máu là bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là đối với phụ nữ khi mang thai. Bình thường, phụ nữ mang thai có thể chung sống cùng bệnh này, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi, nghiêm trọng nhất là rối loạn đông máu có thể khiến cho cả mẹ và con đều tử vong.

Một số biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai khi mắc bệnh rối loạn đông máu:

  • Sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung bị hạn chế: em bé sinh ra sẽ nhỏ bé hơn bình thường;
  • Chảy máu âm thầm, ngẫu nhiên: Fibrinigen bị mất đi trong cục máu đông, bánh rau và tử cung bị tổn thương do các yếu tố đông máu và tiểu cầu gây nên khiến cho mẹ và cả con gặp nguy hiểm
  • Nước ối bị tắc mạch: chỉ khi thai nhi bị tử vong thì mới nhận biết được biến chứng này. Biến chứng này xảy ra khi bác sĩ thực hiện chọc ối, cho thai ra ngoài hay mổ lấy thai nhi. Biểu hiện của biến chứng này ở bà bầu là tim đập nhanh, huyết áp bị giảm gây sự nghẽn mạch ở phổi khiến cho động mạch phổi tăng, huyết áp tĩnh mạch cũng tăng;
  • Nhau thai bị suy: nhau thai phát triển trong tử cung. Vai trò của nhau thai là cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho thai nhi qua dây rốn. Nhau thai sẽ không thực hiện được chức năng khi nó bị suy yếu, khiến cho em bé không nhận đủ chất dinh dưỡng và bị thiếu oxy;
  • Hội chứng tiền sản giật: thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đối với phụ nữ bị huyết áp cao khiến cho các cơ quan như gan, thận không thể hoạt động tốt thì hội chứng tiền sản giật có thể xảy ra ngay sau khi mang thai;
  • Nguy cơ sinh non: em bé có thể bị sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ
  • Nguy cơ sảy thai và nhiễm khuẩn ở mẹ: Thai nhi có thể bị chết trong tử cung trước tuần thứ 28 của thai kỳ. Khi các mô bị hoại tử và giải phóng ra bên ngoài, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn ở mẹ khi mang thai.

Rối loạn đông máu khi mang thai rất nguy hiểm. Khi sinh nở, rất khó để cầm máu. Cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu khi mang thai để được chẩn đoán sớm, theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm trong quá trình thai kỳ cho cả mẹ và con.

Chương trình Chăm sóc thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm tất cả những phương pháp thăm khám, chẩn đoán các vấn đề có thể nguy hiểm cho thai kỳ, trong đó có cả các chẩn đoán về rối loạn đông máu khi mang thai và những biện pháp can thiệp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Mọi thông tin về dịch vụ thai sản và sinh đẻ tại Bệnh viện Vinmec, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bệnh máu khó đông ở trẻ em: Những điều cần biết
  • Chống chỉ định là gì?
  • Các chỉ số xét nghiệm máu ở trẻ em