Tại sao trứng cút có đốm

Rất nhiều loài động vật đẻ trứng nhiều màu sắc như cá, ếch hoặc các loài côn trùng, nhưng không loài nào có khả năng tuyệt vời bằng loài chim.

Trứng của chúng có nhiều màu rất đẹp mắt và cả hoa văn trên bề mặt cũng hết sức cầu kỳ và đa dạng. Làm thế nào để chúng có thể tạo ra những quả trứng rực rỡ như vậy và cấu tạo bên trong cơ thể chim có gì khác biệt?

Quá trình hình thành trứng

Quá trình sản xuất trứng giống như một dây chuyền lắp ráp thu nhỏ bên trong một con chim mái. Khi một buồng trứng được thụ tinh, nó chỉ là một lòng đỏ chứa protein. Các albumen - lòng trắng trứng (gelatin) được thêm vào tiếp theo.

Toàn bộ lòng trắng và lòng đỏ được bọc trong lớp màng mềm, co giãn. Lớp vỏ canxi cacbonat sau đó được hình thành ở bên ngoài, với khoáng chất squirting từ các tế bào đặc biệt.

Tiếp theo là quá trình hình thành sắc tố cho quả trứng với một lớp phủ protein tổng thể trước khi trứng được đẻ ra. Mất khoảng 24 giờ để hình thành một quả trứng hoàn chỉnh.

Trong suốt quá trình hình thành màu sắc thì giai đoạn tạo màu diễn ra rất nhanh, chỉ trong vài giờ trước khi trứng được đẻ ra.

Sắc tố di truyền trong cơ thể chim mái

Mặc dù có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, nhưng cơ bản chúng chỉ bị chi phối bởi hai sắc tố. Protoporphyrin tạo ra màu nâu đỏ. Biliverdin tạo ra sắc thái xanh dương và xanh lục. Sắc tố trứng là các chất linh hoạt được tạo thành từ các phân tử phức tạp được tổng hợp trong tuyến vỏ của chim.

Màu nền khác nhau, hoa văn khác nhau hoặc kết hợp cả hai mới là yếu tố tạo nên sự đang dạng cho vẻ ngoài của quả trứng.

Tại sao trứng cút có đốm

Ví dụ, màu đỏ gạch của trứng xuất phát từ một mình chất protoporphyrin. Tất cả các loài chim có khả năng di truyền cả hai sắc tố, nhưng đôi khi chúng chỉ sử dụng một sắc tố hoặc không sử dụn bất kỳ loại nào và cho ra trứng trắng trơn.

Chế độ ăn của chim

Một con chim mái cần phải bổ sung canxi để sản xuất vỏ trứng, và chế độ ăn uống của nó cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng trong việc sản xuất trứng có màu sắc như thế nào.

Tại sao trứng cút có đốm

Màu sắc không nổi bật có thể là sản phẩm của chế độ ăn kém hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm do bệnh tật. Ngay cả trong cùng một mẻ trứng, mỗi quả trứng cũng có sắc tố hơi khác nhau.

Phân biệt với trứng của con chim khác

Loài chim cũng có thể đẻ trứng của chúng có màu sắc và hoa văn đặc biệt nhằm xác định trứng của mình trong số trứng của nhiều con khác khi chúng có tập quán sinh đẻ tập thể. Nhiều loài chim còn thay đổi màu sắc của trứng trong suốt chu kỳ đẻ như thể là chúng đã hết các sắc tố.

Sự thay đổi của quá trình tiến hóa

Tại sao trứng cút có đốm

Và theo thời gian, màu vỏ trứng và hoa văn trong một loài cũng có thể thay đổi, sắc tố trên trứng chim có thể đã tiến hóa. Theo nghiên cứu, chỉ với hai lần lai tạo, một con chim cút Nhật Bản, đẻ trứng màu be với những đốm màu nâu, có thể bắt đầu đẻ những quả trứng màu xanh.

Dùng để ngụy trang

Tại sao trứng cút có đốm

Một số chức năng sắc tố của trứng được hình thành để ngụy trang. Nhiều loài làm tổ trên mặt đất tạo ra những quả trứng lốm đốm hoặc sọc pha trộn để chúng dễ lẫn vào với môi trường xung quanh và những đánh lạc hướng những kẻ săn mồi.

Như một quy luật chung, các loài chim đẻ trứng toàn màu trắng có xu hướng là các loài làm tổ trong khoang, chẳng hạn như cú và chim gõ kiến. Trứng của chúng đã bị che khuất vì vậy không có lý do gì để tạo ra trứng màu. Cũng có một giả thuyết cho rằng trứng trắng dễ nhìn thấy hơn trong một hốc tối.

Hiện tượng chim cút đẻ trứng trắng, tức trứng không chứa sắc tố, không sở hữu cácvết đốm đặc trưng. Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:

-- Không lây truyền: chim bị thoái hóa giống hoặc stress do mật độ nuôi cao, thiếu thức ăn hoặc vi lượng, chế độ chăm sóc bất hợp lý.

– Lây truyền: chim mắc bệnh bạch lỵ, bệnh tả, thương hàn hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.

Tại sao trứng cút có đốm

Với nhóm tác nhân lây truyền, chim có thể kèm một số triệu chứng như phân có màu vàng, nhớt, chim ủ rũ, kém vận động, có thể bị liệt chân… Nếu chim đẻ trứng trắng do viêm phế quản truyền nhiễm thì bà con có thể áp dụng một số cách điều trị dưới đây:

-- Cho chim uống hoặc tiêm vắc-xin, kháng sinh và thuốc trợ lực:

Đổ hết nước trong chuồng, cho chim ăn bình thường. Sau khoảng nửa tiếng (nếu vào mùa lạnh có thể lâu hơn) thì hòa vắc-xin vào nước và cho cả đàn uống. Thời gian uống hết nước pha vắc-xin nên gói gọn trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó choc him uống nước như bình thường. Lưu ý trước và sau khi cho chim uống vắc-xin khoảng 2 ngày thì không được vệ sinh sát khuẩn chuồng.

Tại sao trứng cút có đốm

-- Bổ sung men tiêu hóa và các loại thuốc bổ vào thức ăn hoặc nước uống cho cả đàn.

Tình trạng chim cút đẻ trứng trắng là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của chim và có nguy cơ lây lan mạnh. Do đó bà con cần chú ý quan sát và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cả đàn cút.

Nên xem:   Gà bị sổ mũi chữa thế nào nhanh khỏi?

Câu hỏi

Tại sao trứng cút có đốm

Chim cút đẻ trứng màu trắng, Hỏi chim cút bị làm sao và cách khắc phục như thế nào?

Video hướng dẫn

Trứng là một nguyên liệu rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, thậm chí nó còn rất ngon khi kết hợp với các món chiên, luộc, nướng... Nhiều gia đình thường mua tích rất nhiều trứng ở nhà để có thể chế biến thường xuyên mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải loại trứng nào cũng bổ béo. Nếu thấy trứng mua về có 1 trong 4 dấu hiệu sau thì nên vứt đi ngay nhé!

1. Lòng trắng trứng luộc lên có nhiều đốm đen

Khi luộc trứng lên, nếu phát hiện lòng trắng có đốm đen thì nhiều người sẽ chọn cách là bóc những vết đen này ra. Thế nhưng, những quả trứng này đang ngầm cảnh báo nó đã bị hỏng do bảo quản không đúng cách. Nguyên nhân có thể là do bạn đặt trứng trong môi trường ẩm và ấm suốt thời gian dài, từ đó làm khả năng chống lại vi trùng bên ngoài của màng bảo vệ vỏ sứng giảm sút nên dễ làm vi khuẩn xâm nhập thông qua kẽ hở của vỏ trứng, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Chính điều này có thể tạo ra các đốm đen ở lòng trắng khi luộc trứng chín, nhìn sơ qua bạn còn dễ liên tưởng đến nấm mốc đang bao quanh.

Tại sao trứng cút có đốm

2. Lòng đỏ trứng dính vỏ trứng khi đập ra bát

Nếu đập trứng sống ra bát mà thấy lòng đỏ bám chặt lại vỏ trứng, kèm theo màu hơi đỏ và có mùi lạ trên bề mặt thì nên vứt đi ngay. Bởi đây là những quả trứng đã để quá lâu nên cấu trúc bên trong bị thay đổi do ảnh hưởng từ môi trường, nhiệt độ hoặc các chất cặn trong lòng đỏ bám vào.

Với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên nếu cho các bé ăn loại trứng này sẽ dễ gây khó chịu dạ dày và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Tại sao trứng cút có đốm

3. Trứng sống đập ra bát có vệt máu

Nhiều khả năng đây là loại trứng gà chưa phát triển hết. Nếu so với trứng thông thường thì hàm lượng dinh dưỡng của loại trứng này không hề cao mà nguy cơ thành phần trong trứng bị biến đổi hoặc vi khuẩn phát triển lại nhiều hơn. Thế nên, nếu ăn thường xuyên cũng chả bổ béo gì đâu bạn nhé!

Tại sao trứng cút có đốm

4. Trứng sống bị nứt vỏ

Thực tế, việc mua phải những quả trứng bị nứt vỏ là điều mà nhiều người rất hay gặp phải. Tuy nhiên, mức độ sạch của trứng bị nứt vỏ thường không cao nên dễ làm vi khuẩn có cơ hội xâm nhập từ khe hở và sản sinh ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng quả trứng nếu tiêu thụ nhiều.

Tại sao trứng cút có đốm

Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet