Tại sao Tây Ban Nha lại liên kết với Pháp để tấn công cửa biển Đà Nẵng

Trong giai đoạn lịch sử nước nhà, Việt Nam từng có thời kỳ bị liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược. Tuy nhiên, thắc mắc của hậu thế sau này chính là vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam.

Xem thêm:

Tình hình Việt Nam trước liên quân Tây Ban Nha – Pháp

Trước khi bị Pháp xâm lược

Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước theo chế độ phong kiến và độc lập chủ quyền. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến tại nước ta lâm vào suy yếu, dẫn đến sự sa sút về các mặt kinh tế, xã hội và quân sự. 

  • Tình hình kinh tế: nông nghiệp mất mùa, công nghiệp bị đình đốn do nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • Tình hình quân sự: không cải tiến vũ khí và vẫn còn lạc hậu.
  • Tình hình đối ngoại: chính sách đối ngoại sai lầm như: cấm đạo, xua đuổi các giáo sĩ,… làm rạn nứt tinh thần đoàn kết của dân tộc.
  • Tình hình xã hội: xảy ra nhiều cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền trong trước. Trong đó phải kể đến những cuộc khởi nghĩa nổi bật của Cao Bá Quát, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân,..

Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến tại Việt Nam lâm vào suy yếu

Khi Pháp xâm lược Việt Nam

Danh tiếng của Việt Nam đã được các nước phương tây biết đến nhờ thông qua đường buôn bán và truyền đạo. Vào thế kỷ XVII, Anh đã âm mưu chiếm đảo Côn Lôn của nước ta nhưng không thành công. Nhìn thấy sự rạn nứt tinh thần đoàn kết trong dân tộc ta, thực dân Pháp đã lợi dụng Thiên Chúa giáo để xâm lược Việt Nam.

Phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra làm cho Nguyễn Ánh phải cầu cứu thế lực bên ngoài để lấy lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc tận dụng cơ hội này để đưa tư bản Pháp can thiệp thông qua hiệp ước Véc – xai.

Nhờ đó, thông qua hiệp ước Véc – xai, giữa thế kỷ XIX, Pháp đã tiến hành công nghiệp hóa và xâm lược Việt Nam để cạnh tranh với quyền lực của Anh Quốc tại Châu Á. 

Hội đồng Nam Kỳ được thành lập vào năm 1857 với mục đích để bàn cách can thiệp và xâm lược nước ta.

31/8/1858, Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng với âm mưu xâm lược Huế và được triều Nguyễn đầu hàng.

Pháp gửi tối hậu thư cho triều Nguyễn vào 1/9/1858, nhưng sau đó bất ngờ tấn công bán đảo Sơn Trà.

Tuy nhiên, quân dân ta thực hiện chiến lược “vườn không nhà trồng” gây khó khăn và làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Quân Pháp chỉ cầm cự trên bán đảo Sơn Trà trong 5 tháng. 

Thái độ của nhân dân ta và triều Nguyễn trước sự xâm lược của Pháp?

Tại Gia Định

Pháp bắt đầu tấn công Gia Định vào tháng 2/1859 với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên, do hoạt động của các dân binh mà kế hoạch này của Pháo trở nên khó khăn và dẫn đến thất bại. Từ đó, Pháp chuyển sang kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ. 

Năm 1960, sau khi thất bại với cuộc chiến ở Trung Quốc, Pháp rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Tuy nhiên, đứng trước tình thế này, triều Nguyễn không cho quân phản công mà lại xây dựng phòng tuyến ở Chí Hòa và giao cho Nguyễn Tri Phương cai quản.

Tháng 7 năm 1960, đội quân do Dương Bình Tâm lãnh đạo tấn công giắc ở đồn Chợ Rẫy trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.

Thái độ của dân ta và Triều Nguyễn tại Gia Định

Tại các tỉnh miền Đông Nam Kỳ

Với các tình miền đông nước ta, Pháp đánh chiếm đồn Chí Hòa [2/1861], sau đó tiếp tục đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Từ đó đã kích thích lòng phẫn nộ của nhân dân ta và dẫn đến các cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ và lập được nhiều chiến công. 

Trước các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào 5/6/1862. Hiệp ước có 12 điều khoản và nội dung tóm tắt như sau:

  • Triều Nguyễn phải công nhận sự cai quản của Pháp ở các tỉnh: Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
  • Mở 3 cửa biển là Đà Nẵng, Ba Lạt , Quảng Yên để Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán.
  • Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha vào truyền đạo Kitô,.
  • Nhà Nguyễn phải đền cho Pháp 288 vạn lạng bạc.
  • Pháp trả lại Vĩnh Long cho nhà Nguyễn với điều kiện triều đình phải buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

Giải đáp vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam?

Như đã đề cập phía trên, triều đình nhà Nguyễn đã ra kế sách cấm đạo và xua đuổi các giáo sĩ. Chính vì vậy, Tây Ban Nha tham gia vào cuộc chiến xâm lược nước ta để trả thù cho các giáo sĩ Tây Ban Nha từng bị triều đình nhà Nguyễn giết hại. 

Giải thích vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam

Kết luận 

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao tây ban nha tham gia liên quân với pháp xâm lược việt nam. Việc xuất hiện liên minh Pháp – Tây Ban Nha cốt là do chính sách đối ngoại và xã hội sai lầm của triều Nguyễn, dẫn đến những năm tháng đất nước ta phải chịu sự áp bức, bóc lột của Pháp và Tây Ban Nha. Có thể thấy, nhân dân ta đã nhiều lần bị xâm lược và chịu áp bức bởi các tầng lớp thống trị khác nhau, nhưng tinh thần yêu nước và đoàn kết vẫn luôn tồn tại trong mỗi con người Việt Nam. Từ đó chúng ta càng phải trân trọng hơn những di sản mà ông cha ta để lại và không ngừng gìn giữ và phát triển đất nước. 

Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha gồm 16 tàu chiến được trang bị vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, các khẩu đại bác đều là loại có sức công phá lớn và khả năng sát thương cao, mở đầu cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Chỉ trong ngày đầu nổ súng, hầu hết những đồn phòng thủ của ta ở phía đông sông Hàn đều bị hạ. Sáng hôm sau [2-9-1858], địch tiếp tục pháo kích tấn công thành Điện Hải và đổ quân đánh chiếm khu vực phía tây. Lực lượng quân triều đình vừa đánh, vừa lui dần, lập phòng tuyến phía tây nam Hòa Vang để ngăn địch. Diễn biến của trận đánh cho thấy địch không thể phát huy được sức mạnh của binh khí kỹ thuật để tấn công ồ ạt, mà đã bị chặn ngay ở cửa biển Đà Nẵng. Đây là kết quả của sức kháng cự quyết liệt của lực lượng đồn trú dưới sự chỉ huy của một triều đình lúc đó còn toàn vẹn sinh lực, với quyết tâm cao và khối đoàn kết toàn dân. Ngoài quân chủ lực thuộc triều đình, còn có sự tham gia của lực lượng biền binh và dân binh sở tại.

 

 Liên quân tấn công Đà Nẵng năm 1858

Sau khi Tổng đốc Lê Đình Lý bị trúng đạn trọng thương, rồi hy sinh, Tự Đức đã cử Thống chế Chu Phúc Minh lên làm Tổng đốc quân vụ thay Lê Đình Lý. Sau đó, Tự Đức điều Nguyễn Tri Phương, võ tướng số một của ta, đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ ra chỉ huy mặt trận Đà Nẵng, thay cho Chu Phúc Minh. Là một võ quan có tài thao lược, ngay từ đầu Nguyễn Tri Phương đã đánh giá tình hình một cách đúng đắn và đề ra một phương lược phòng thủ và đánh địch năng động, thích hợp. Ông chủ trương không tiến công địch chính diện để tránh sức mạnh hỏa lực của địch, mà bao vây chặn địch ngoài mé biển, tăng cường phục kích địch, không cho chúng tiếp xúc với dân, thực hiện “vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt đường tiếp tế, cung cấp lương thực tại chỗ.

Cho đến hết năm 1858, quân địch vẫn không sao mở rộng được địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, để thực hiện chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh.

 Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu

Tiến thoái đều không được, Rigault de Genouilly, lúc này được phong làm Đô đốc, bèn quyết định chuyển hướng tấn công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, quân Pháp chỉ để lại ở Đà Nẵng một lực lượng chiếm đóng gồm một đại đội và vài chiếc chiến hạm nhỏ do đại tá Toyou chỉ huy. Tương quan lực lượng tại Đà Nẵng lúc này đã thay đổi, tạo thế thuận lợi cho ta. Lại thêm yếu tố thời tiết và khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây làm cho quân địch khốn đốn, gần như bị tước mất sức chiến đấu. Một chỉ huy quân Pháp ở đây đã thú nhận: “trên mảnh đất nóng cháy này, các binh sĩ của ta gục ngã, cầm không nổi khí giới”. Những toán viện binh sau đó cũng bị tiếp tục hao mòn vì bệnh dịch và khí hậu oi bức, cộng thêm sự căng thẳng thần kinh do các cuộc tập kích hàng đêm vào các cứ điểm của quân triều đình và dân binh.

Kết cục, sau 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng [từ 1-9-1858 đến 23-3-1860], Page - thiếu tướng Tổng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha - được lệnh của Chính phủ Pháp rút hết quân ra khỏi Đà Nẵng để đưa sang hỗ trợ cho chiến trường Trung Quốc. Trước khi rút quân, Page ra lệnh đốt hết các đồn trại ở Sơn Trà, An Hải, Điện Hải, Trà Úc và đành phải để lại một nghĩa địa và hàng trăm nấm mồ quân xâm lược nằm rải rác trên bán đảo Sơn Trà. Đây là nghĩa địa quân xâm lược duy nhất còn tồn tại đến ngày nay ở nước ta.

Có thể coi đây là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.

Video liên quan

Chủ Đề