Tại sao phải kết hợp quản lý theo ngành với lãnh thổ

Mục lục

  • 1. Quản lý theo ngành
  • 2. Quản lý theo địa phương
  • 3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương

Sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương? Phân tích và chứng minh?

  • Phân tích năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
  • Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính?
  • Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?
  • [PHÂN BIỆT] Hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp? Nêu ví dụ?
  • Một số ý kiến về hoạt động ban hành VBQPPL của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Thiếu thống nhất quy định Đình chỉ và Tạm đình chỉ trong các VBQPPL
  • Về thời điểm có hiệu lực của VBQPPL thông qua một vụ án cụ thể
  • Điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật [VBQPPPL] 2015
  • Nội dung, tính chất của Nghị định trong Luật Ban hành VBQPPL

TỪ KHÓA: Luật hành chính,Quản lý theo địa phương,Quản lý theo ngành

1. Quản lý theo ngành

Quản lý theo ngành được hiểu là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đối vs một hoặc một số lĩnh vực có cùng đặc điểm kinh tế kỹ thuật, chuyên môn, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất.

2. Quản lý theo địa phương

Quản lý theo địa phương là quản lý trên phạm vi lãnh thổ nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước, do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện, cụ thể là do UBND tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương tiến hành.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Phân tích yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
  • Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về một quan hệ pháp luật hành chính?

3. Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương

Quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước. Sự kết hợp này là cần thiết vì nó đem lại những lợi ích:

+ Giúp khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.

+ Giúp nắm bắt được những đặc thù ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định [ do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa- xã hội], trên cơ sở đó đảm bảo được sự phát triển của các ngành ở địa phương.

+ Khi giải quyết vấn đề phát triển ngành bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của các địa phương và ngược lại. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý ngành ở trung ương với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ của quản lý hành chính nhà nước. Sự phối hợp đó được biểu hiện cụ thể ở trong hoạt động quy hoạch và kế hoạch, trong xây dựng và chỉ đạo bộ máy chuyên môn, trong ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

VD: Tỉnh Sơn La có một số đặc điểm như sau:

+ Địa hình: Tương đối bằng phẳng với 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La có nhiều đồng cỏ rộng lớn => Chăn nuôi đại gia súc; địa hình có nhiều đồi núi; nằm trên lưu vực 2 con sông lớn Sông Mã, sông Đà. => Phát triển thuỷ điện.

+ Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. => Chú trọng sản xuất nông, lâm nghiệp với đa dạng giống cây trồng.

+ Dân cư: Mật độ dân số phân bố không đồng đều, chỉ có 13.8% dân số đô thị, còn lại là dân số nông thôn, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; Sơn La chiếm tới 34% tổng số hộ nghèo của cả nước; dân trí còn chưa cao. => Cần chú trọng đến việc nâng cao dân trí, phổ biến chính sách, pháp luật tới người dân để việc thực hiện pháp luật diễn ra đồng bộ, nhất quán.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn ở Sơn La, việc quản lý theo ngành thể hiện ở việc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chỉ đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La thực hiện những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà Nước. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Sơn La có nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo, giám sát chung về công tác nông nghiệp nông thôn ở địa phương mình nhằm mục tiêu đưa nông nghiệp của địa phương phát triển hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Video liên quan

Chủ Đề