Tại sao phải cúng gà trống

Gà là con vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người Việt. Cho dù linh vật của năm đó là loài khác nhưng con gà vẫn luôn được ưu tiên có mặt trong mâm cơm cúng hầu hết nghi lễ của năm, đặc biệt là lễ cúng giao thừa - Ảnh: CCO

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai - Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - người Việt Nam thường ưu tiên gà trống hơn gà mái trong mâm cúng giao thừa.

Đây là phong tục có từ ngàn đời, được bắt nguồn từ những quan niệm sâu xa liên quan đến tập quán canh tác nông nghiệp của người Việt.

Gà trống mang ý nghĩa về sự khởi đầu

Trong văn hóa nông nghiệp, mặt trời là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là biểu hiện cho một ngày mới bắt đầu, ánh sáng chan hòa, mưa nắng thuận hòa giúp cho cây cối phát triển, mùa màng bội thu.

Gà trống thường cất tiếng gáy bắt đầu ngày mới, khi những tia nắng mai vừa ló rạng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ tươi, được coi như biểu tượng của mặt trời rực rỡ.

Điều này khiến gà trống được coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý hơn hẳn những loài động vật khác và luôn được chọn để thực hiện các nghi lễ hiến tế hoặc nghi thức tôn giáo nào đó.

Lễ cúng giao thừa rất được coi trọng. Tùy theo phong tục, mỗi vùng miền lại có một cách sắp lễ cúng khác nhau, nhưng luôn có đĩa xôi và gà trống luộc dâng lên tổ tiên nhằm cầu xin một sự khởi đầu mới với những điều tốt lành, suôn sẻ sẽ đến trong cả năm.

Tiếng gáy của gà trống được coi là điềm lành, báo hiệu sự chuyển vần của mặt trời, luân phiên ngày và đêm - Ảnh: Discover Magazine

Ảnh hưởng từ quan niệm trọng nam khinh nữ

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, trong văn hóa người Việt xưa, nam giới được coi trọng nhiều hơn nữ giới. Con gà trống được ví đại diện cho những đức tính của người quân tử.

Dáng đi oai phong cùng màu sắc sặc sỡ của gà trống được ví với ngũ đức: đức thần dân [mào], đức quân nhân [cựa], đức dũng cảm [tính chiến đấu], tốt bụng [luôn nhường thức ăn cho gà mái], đáng tin cậy [tiếng gáy luôn chính xác khi bình minh đến].

Không chỉ thế, tiếng gáy của gà trống được coi là điềm lành, báo hiệu sự chuyển vần của mặt trời, luân phiên ngày và đêm. Trong khi đó, gà mái ngoài việc đẻ trứng và nuôi con thì không có gì để coi trọng. Tiếng gáy của gà mái cũng bị coi là điềm dữ cho gia chủ.

Gà trống cũng được coi là biểu tượng đảm bảo cho sự sinh sôi. Trong một đàn có nhiều gà mái nhưng thường chỉ cần 1 - 2 gà trống, như vậy đã đủ đảm bảo cho chuồng nhốt của gia chủ luôn có trứng và gà con mới.

Nhiều gia đình vẫn giữ truyền thống xem chân gà trống cúng đêm giao thừa để đoán định tương lai cả năm đó.

Ngoài ra, gà trống được ưu tiên trong mâm lễ cúng hơn là gà mái cũng nhờ yếu tố thẩm mỹ. Người Việt coi trọng lễ cúng và thường sắp lễ "mâm cao cỗ đầy". Kích thước gà trống thường lớn hơn gà mái, khi đặt lên mâm lễ kèm bông hoa hồng đỏ cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ hơn.

Không phải gà trống nào cũng được chọn để dâng cúng. Người xưa thường chọn gà trống choai, không bị dị tật, có tiếng gáy dõng dạc nhưng chưa hề đạp mái, không chỉ biểu hiện cho sự khỏe mạnh mà còn là sự tinh khiết.

Cùng với sự phát triển của xã hội, những quan niệm xưa cùng nhiều tín ngưỡng đang dần mai một, việc lựa chọn gà để dâng cúng cũng không còn quá cầu kỳ như xưa nữa.

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, việc chọn gà trống để sắp lễ cúng là phong tục, tín ngưỡng và niềm tin văn hóa mà không hề là quy tắc nào.

Do đó, chúng ta không nên quá đặt nặng tư tưởng về mâm cúng cầu kỳ, cũng không nên lo lắng hay bi quan khi chọn nhầm gà mái.

Trên tất cả, đó là phong tục cần phải lưu truyền, thể hiện thành ý nhớ về tổ tiên, nhớ về cội nguồn, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình nhân dịp năm mới.

Ngày ông Công ông Táo, 'gà ngậm hoa hồng' đắt khách khu phố cổ Hà Nội

MINH HẢI

Mật mã văn hóa

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội lý giải, cúng giỗ trong phong tục người Việt mang nhiều ý nghĩa: Tưởng nhớ tiền nhân đã mất, dâng vật phẩm cho người đã khuất ở thế giới “bên kia”, cầu mong được sự phù hộ của các linh hồn cho người sống, tập hợp mọi người đang sống để thắt chặt mối quan hệ, bàn bạc những kế hoạch phát triển tương lai, hứa với người đã khuất sẽ tiếp tục truyền thống tốt đẹp mà người xưa để lại…

Khi hiểu như vậy, ta thấy rằng, vật phẩm dâng cúng là rất quan trọng, nó vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa tinh thần. Trên ý nghĩa thực tiễn đó, các suy tưởng tinh thần mới phát triển thành tín ngưỡng, tập tục, biểu tượng, giá trị…

Theo GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, có nhiều lý giải khác nhau về việc con gà được chọn là linh vật trong mâm cỗ cúng tổ tiên. Gà trống hiện diện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới, Là con vật nuôi được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gắn bó với cuộc sống con người.

Từ thời cổ đại, gà trống đã trở thành loài vật linh thiêng trong nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng với tư cách là lễ vật. Đối với tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam, con gà trống lại càng là biểu tượng gần gũi, thiết thân. “Mật mã văn hóa” con gà thể hiện những diện mạo khác nhau về cuộc sống, tư tưởng và lịch sử của nền văn minh lúa nước.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, gà là loài gia cầm được nhân loại thuần hoá từ rất sớm, nó là nguồn thực phẩm tốt bổ sung cho cuộc sống săn bắt hái lượm vốn thất thường trong thời kì nguyên thuỷ.

Từ đó, nó trở nên quan trọng với việc bảo tồn và phát triển các cộng đồng người, người nuôi nó và nó nuôi người. Gà trống có thói quen gáy sáng, tiếng gáy vang xa, báo thức cho cả cộng đồng, nó trở thành dấu hiệu báo thời gian để con người ý thức về phạm trù ngày.

Gà mái mắn đẻ và khéo nuôi con, khả năng sinh sản số lượng tương đối cao, có ích cho chăn nuôi. Loài gà ăn hạt cây và tôm tép nhỏ, sinh vật nhỏ, ít cạnh tranh với thực phẩm của người. Loài gà sống sạch sẽ so với nhiều loài khác. Hình thức đẹp, nhỏ nhắn, hiền hoà.

Tập tính không đe doạ mạng sống con người… Đó là những cơ sở rất thực tiễn cho những suy tưởng tinh thần trên đó và tạo cho gà thành vật phẩm cúng giỗ phổ biến.

Thần, chiến binh, dũng cảm, nhân hậu, trung tín

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội loài người, dù ở tín ngưỡng nào cũng xây dựng từ kinh nghiệm thực sinh, một thế giới siêu nhiên như là đối ảnh của thực tại cuộc sống. Họ huyền thoại hóa thực tại này và cấp cho nó một hình ảnh ảo của thực tại.

Thế giới siêu nhiên đó, với họ, cũng có những nhu cầu như nhân loại vậy. Bởi thế, người ta mới “cúng dường” [cung dưỡng] cho người đã khuất. Vật phẩm để cung dưỡng là rất phong phú, nhưng thực phẩm chủ yếu là thịt, lương thực, rượu, hoa trái vốn là thức ăn nuôi sống người.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, gà có tuổi thuần hoá cao nhất, từng nuôi sống tổ tiên lại lành tính, bổ dưỡng, sẵn có, hiền lành dễ mến, sạch và đẹp… thì làm vật cúng giỗ là lựa chọn hợp lí.

Hơn nữa, nó, với tầm vóc vừa phải [2kg đến 3kg] sẽ đáp ứng cho rất nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau, nghèo cũng như giàu, nên tính tiện dụng cũng phổ biến hơn.

Ngày xưa, không phải ai cũng có thể mổ dê, lơn, trâu, bò… cho đám giỗ. Chợ búa thương mại thì không tiện lợi như bây giờ. Chọn gà là tiện nhất. Đông người thì làm mấy con là xong.

“Cũng về tinh thần, trên thực tiễn đó, tuy từng tín ngưỡng mà cấp cho gà các giá trị tinh thần để nâng cao suy tưởng, để biểu tượng hóa nó. Với người Việt, con gà gọi mặt trời để tạo nên phạm trù thời gian, con gà mổ thần sét khi nó xuống đánh người [gặp dông bão, người Việt thường bập miệng gọi gà để doạ lại].

Con gà trống được gắn với 5 đức tính tốt đẹp: là thần tử vì có mào đỏ và dáng đi quan cách, là chiến binh vì nó có cựa và khả năng chiến đấu, là dũng cảm vì tính quyết lệt bảo vệ cộng đồng, là người nhân hậu vì nhường thức ăn cho bầy đàn, là người trung tín vì gáy báo sáng cho tất cả.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, tín ngưỡng ở một số vùng miền, con gà còn dùng để đoán định tương lai. Đầu năm, tục xem chân gà khá phổ biến ở một số vùng miền. Theo đó, sau khi thắp hương gà trống, người ta sẽ lấy cặp chân gà đến gặp thầy bói “đọc thông điệp”.

Qua đó biết được điềm lành – dữ ra sao. Ở một số nơi đồng bào dân tộc thiểu số còn có tục đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Chọn gà cúng đêm Giao thừa

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một con gà trống hoa luộc bày khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, chưa mọc cựa, không khuyết tật, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết…

Để có một con gà cúng đẹp, cần chọn gà rất kỹ. Con gà trống choai mào phải đỏ tươi nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ [gà ri] gà nặng từ 1,2 kg – 1,4 kg là vừa, gà to quá bày không đẹp, thịt kém ngọt nhiều xương. Khi gà mua về cắt dây trói chân, thả vào chuồng hoặc vào lồng 2-3 giờ để gà đi lại cho máu không tụ ở chân, sau đó mới cắt tiết.

“ Việc chon gà trống cũng là một lựa chọn cả về thực tiễn và tinh thần: Gà trống to hơn, nặng cân hơn, thịt nhiều và ngon hơn, hình thức sặc sỡ và đẹp hơn, đồng thời, dùng gà trống ít ảnh hưởng đến sinh sản bầy đàn hơn.

Về tinh thần, định kiến tôn giáo cho rằng giống đực “sạch sẽ” hơn giống cái nên dùng nó cúng giỗ thì “tinh khiết” hơn chăng? Đó là những lí do người ta thường dùng gà, đặc biệt là gà trông trong lễ vật cúng dường”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho biết.

Theo phong tục của người Việt, gà đại diện cho tam sinh bao gồm trời, đất, nước. Đầu gà giống rồng, mình giống công và đuôi giống tôm. Ngoài ra, gà theo phiên âm chữ Hán còn được gọi là kê, kê có nghĩa là vàng, chính vì thế trong mâm cúng giao thừa bao giờ cũng có một con gà nhằm cho cầu mong cho năm mới gia đình sung túc khỏe mạnh, tài lộc dồi dào, vàng bạc đầy nhà.

Bảo Khánh

Video liên quan

Chủ Đề