Tại sao người ta hãy nói rừng là lá phổi xanh của Trái đất

Câu hỏi trang 137 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Lời giải:

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”.

Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng.

Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được.

Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm

tham khảo nhé

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có thể thanh lọc những khí độc và khí có hại. Vì vậy rừng được mọi người gọi là “lá phổi của Trái Đất”.

Oxi trong không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật. Con người có thể nhiều ngày không ăn không uống, nhưng không thể ngừng thở một phút. Trên Trái Đất, tuyệt đại đa số oxi là do thực vật trong rừng sản xuất ra. Khi thực vật tiến hành quang hợp, chúng hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Mặt khác, thực vật cũng phải hô hấp, song dưới ánh nắng Mặt Trời, tác dụng quang hợp của nó so với tác dụng thở lớn gấp 20 lần. Do đó con người gọi thực vật là “xưởng chế tạo thiên nhiên” khí oxi.

Cây cối thông qua tác dụng quang hợp hấp thụ một lượng lớn khí cacbonic, đồng thời nhả ra khí oxi. Điều đó đối với sự sinh tồn của sinh vật trên Trái Đất và ổn định khí hậu có một ảnh hưởng cực kì lớn. Người ta đã đo và tính toán: một cây dẻ có đường kính 33 cm, có 11 vạn lá, diện tích bề mặt tất cả các lá là 340 m2. Trong khi đó một cánh rừng có hàng ngàn, hàng vạn cây, diện tích bề mặt lá là vô cùng lớn. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm hấp thụ 400 tỉ tấn khí cacbonic, nhả ra 200 tỉ tấn khí oxi. Vì vậy có thể nói rằng : không có rừng thì con người và các loài động vật đều không thể sinh sống.

Rừng còn có tác dụng làm sạch không khí rất lớn. Thực vật trong rừng có thể loại bỏ các loại khí độc, như khí sunfurơ, florua hiđro, khí clo. Sunfurơ là loại khí độc phân bố ở khắp nơi, gây nguy hại rất lớn. Khi nồng độ khí sunfurơ trong không khí đạt đến 10 ppm thì sẽ gây ra các chứng bệnh như tim hồi hộp, khó thở. Rừng có thể hấp thụ khí sunfurơ và chuyển hóa chúng thành các gốc axit nitơ trong thân cây. Florua hiđro cũng là loại khí rất có hại cho cơ thể người. Nếu chúng ta ăn phải những hoa quả, lương thực hay rau có hàm lượng flo cao sẽ bị ngộ độc. Nhiều loài cây có thể hấp thụ khí florua hiđro trong không khí. Mỗi hecta cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg khí flo, mỗi hecta cây dâu có thể hấp thụ 4,3 kg khí flo, mỗi hecta cây liễu có thể hấp thụ 3,9 kg khí clo.

Rừng còn được con người ví là “máy hút bụi thiên nhiên”. Ví dụ, nếu triển khai toàn bộ mặt lá của một mẫu rừng thì có thể phủ đầy 75 mẫu đất. Vì lông trên mặt lá nhiều cho nên lá còn có thể tiết ra chất dính và chất dầu khiến rừng có thể ngăn cản, lọc và hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Các nhà khoa học tính toán rằng, cứ một hecta rừng thông có thể thanh lọc được 36 tấn khói bụi, mỗi kilômét vuông lá cây du có thể lưu giữ được 3,39 tấn bụi bột. Khi luồng gió mang bụi thổi qua cánh rừng, vì lá rừng dày đặc nên đã làm giảm thấp tốc độ gió, phần lớn bụi trong gió đều rơi xuống. Sau trận mưa bụi thẩm thấu vào đất, không khí trở nên trong sạch. Lá cây sau khi được nước mưa rửa sạch, lại khôi phục khả năng giữ bụi, làm sạch không khí.

Rừng quả là “lá phổi của Trái Đất”. Không có rừng mọi sinh vật đều không thể hô hấp, càng không thể tồn tại.

Tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người? Cùng tìm hiểu tầm quan trọng của rừng qua bài viết sau đây của GiaiNgo.

Cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại kéo theo đó là những hệ lụy đi cùng. Hiệu ứng nhà kính làm Trái đất ngày càng nóng lên. Do đó, các quốc gia liên tục khuyến khích trồng và bảo vệ rừng. Vậy rừng là gì? Bạn có biết tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người? Rừng cây có những vai trò lớn như thế nào đối với sự sống trên Trái đất? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Rừng là gì?

Rừng là quần xã sinh vật có diện tích lớn. Trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Nói cách khác, rừng là tập hợp của nhiều cây. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.


Được tài trợ

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với cuộc sống con người cũng như các loài sinh vật khác sinh sống trên Trái đất.


Được tài trợ

Người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người là vì vai trò và tác dụng to lớn mà rừng mang lại trong đời sống. Rừng điều hòa không khí trong lành. Rừng cản bụi, gió và tiêu diệt một số loài vi khuẩn. Rừng làm giảm ánh nắng và nhiệt độ trong không khí.

Rừng cân bằng lượng O₂ và CO₂ trong không khí

Rừng có tác dụng lớn trong việc điều hòa và cân bằng những lượng khí thải như CO, CO₂ và khí O₂ trong khí quyển.

Con người và tất cả các loại động vật, bất kì một cá thể sống nào trên Trái đất đều cần hô hấp để duy trì sự sống. Chúng ta có thể nhịn đói, nhịn khát trong một thời gian nhưng không thể nhịn thở quá ba phút. Thiếu oxy, con người và các loài vật khác sẽ chết.

Quang hợp lại là quá trình ngược lại với hô hấp. Cây xanh quang hợp sẽ hấp thụ khí CO₂ và thải ra khí O₂. Đây chính là “lá phổi” cung cấp nguồn oxy cho con người và các loài sinh vật khác để duy trì sự sống.

Rừng cây cản bụi, cản gió và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

Ngoài tác dụng hấp thụ khí CO₂, cây xanh còn hấp thụ một số các khí độc khác giúp cho không khí được trong lành hơn. Những nơi có nhiều cây xanh sẽ có không khí dễ chịu hơn so với những đô thị phát triển hiện đại.

Nhiều loài vi khuẩn không thể sống trong điều kiện nhiều oxy, cây xanh, nhiệt độ mát mẻ,… Bởi vậy việc trồng cây xanh cũng góp phần ngăn ngừa một số bệnh. Hơn nữa, sinh sống gần cây xanh sẽ giúp cơ thể con người khỏe mạnh hơn và hệ miễn dịch tốt hơn.

Những cây có tán lá to, rộng thường có khả năng cản gió, cản bụi rất tốt. Bởi vậy mà những vùng núi có nhiều cây xanh sẽ có môi trường thoáng khí hơn.

Tán lá cây rừng giúp che bớt nắng và góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí

Rừng cây có tác dụng rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và giúp giảm nhiệt độ. Thực tế cho thấy những đô thị cao tầng phát triển sẽ có nhiệt độ cao hơn hẳn. Lí do là vì những kiến trúc cao tầng, bê tông hấp thụ nhiệt nhanh nhưng khả năng tản nhiệt lại kém.

Ngược lại, ở những vùng nông thôn, nơi có nhiều cây xanh thì không khí thường trong lành và dễ chịu hợp. Chính vì những tác dụng to lớn đó mà rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Chúng ta sẽ không lường được hậu quả nếu như Trái đất thiếu rừng cây xanh.

Thực vật có vai trò gì với nguồn nước?

Thực vật có vai trò quan trọng đối với nguồn nước: Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai mưa lũ; điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt.

Hệ rễ của cây giúp hình thành các khoảng trống trong đất, lượng nước mưa chảy theo chiều dài của rễ sẽ xuống bổ sung cho hệ thống nước ngầm, giúp dự trữ nguồn nước. Lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống,… góp phần tránh được hạn hán.

Cây giúp che chắn và làm ổn định dòng chảy của các sông, suối. Tán lá cây giúp hạn chế sự bốc hơi nước do nắng nóng, rễ cây giúp giảm thiểu tác hại của thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất.

Hệ rễ cây cũng giúp làm sạch nguồn nước do có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng và các chất độc trong nước.

Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì rừng có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người cũng như các loài sinh vật khác trên Trái đất.

  • Rừng cây điều hòa và cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong khí quyển.
  • Rừng cây giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Rừng cây điều hòa khí hậu.
  • Rừng cây giúp chống lũ lụt, xói mòn, hạn hán.
  • Rừng cây cung cấp nguyên vật liệu cho con người.
  • Rừng cây cung cấp thực phẩm cho con người và các loài vật khác.
  • Rừng cây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
  • Rừng cây giúp cân bằng hệ sinh thái.
  • Rừng cây giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  • Rừng cây giúp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước.

Tại sao ở vùng bờ biển cần phải trồng cây?

Ở vùng ven biển cần phải trồng cây vì:

  • Chống tình trạng sạt lở ở các bờ biển.
  • Chắn sóng, gió lớn khi có giông bão.
  • Chống cát ven biển di động.
  • Chống thất thoát chất dinh dưỡng ven bờ, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.
  • Tạo thêm mảng xanh, góp phần điều hòa không khí.
  • Làm gia tăng đa dạng sinh học ven bờ, đây là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật.
  • Có thể tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân nhờ nguồn lợi thủy sinh.

Kể tên các loại cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam

Các loại cây trồng rừng phổ biến ở Việt Nam:

  • Cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn: Cây keo, cây bạch đàn, cây gỗ hương, cây xạ đen, cây trắc keo,…
  • Cây trồng rừng phòng hộ ven biển: Cây phi lao, cây thông, cây dương,…
  • Cây trồng rừng ngập mặn: Cây đước, cây đưng, cây dà vôi, cây dừa nước, cây bần ổi, cây vẹt khoang, cây mắm [mấm] biển,…

Bài viết trên chính đã giải đáp được câu hỏi Tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người? Rừng có một vai trò cực kì to lớn trong cuộc sống xanh của chúng ta. Vì vậy, thông qua bài viết GiaiNgo đã giúp bạn đọc hiểu thêm về rừng. Hi vọng rằng mỗi chúng ta hãy có ý thức hơn đối với việc bảo vệ rừng và cây xanh xung quanh chúng ta nhé!

Video liên quan

Chủ Đề