Chút chít là gì

Chút chít là một loại rau mọc hoang nhiều ở khắp vùng đồng bằng và miền núi nước ta. Lá non của cây này làm rau ăn có vị đắng nhẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là một vị thuốc thường được dùng trong dân gian. Chút chít dùng đắp ngoài da trị hắc lào, ghẻ ngứa. Chút chít uống thì lại có tác dụng như một loại thuốc nhuận trường, trị táo bón. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng, cách dùng và những điều cần biết về Chút chít trong bài viết sau.

1. Mô tả

Chút chít còn có tên gọi khác là Trút trít, Lưỡi bò, Ngưu thiệt, Dương đề. Bao gồm các loài có tên khoa học là: Rumex crispus L., Rumex wallichi Meisn, Rumex acetosa L. và một số loài thuộc chi Rumex khác, đều thuộc họ Rau răm [Polygonaceae].

Chút chít

Chút chít là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,4 – 1,2m. Thân cứng, ít phân nhánh. Trên thân có rãnh dọc.

Lá mọc so le, phiến lá rộng tới 5cm, dài 15 – 20cm, mép lá nguyên, lượn sóng.

Hoa mọc sít nhau. Quả bế, ba cạnh, dưới có đài tồn tại.

Cận cảnh hoa của cây

2. Thu hái và bào chế

2.1. Thu hái

Cây mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm thấp từ miền xuôi đến miền ngược đều thấy. Những nơi cao và mát như Sa Pa [Lào Cai] cũng thấy có. Hiện nay ít khai thác quy mô lớn.

Tuỳ vào bộ phận muốn dùng, có thể dùng toàn cây.

Rễ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10.

>> Trong kho tàng y học cổ truyền có nhiều loại dược liệu là các món rau dân dã, quen thuộc, hẹ là một ví dụ. Đọc thêm bài viết: Cây Hẹ: Trị ho hiệu quả với loại rau quen thuộc.

2.2. Bào chế

Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi khô là được.

Bộ phận được dùng làm thuốc là lá, rễ và hạt.

3. Thành phần hoá học

Rumex crispus chứa Rumicin, chrysarobin, β-sitosterol, hexadecanoic acid, hexadecanoic-2,3- dihydroxy propyleste, chrysophanol, physcion, emodin, chrysophanol-8-Oβ-D-glucopyranoside, physcion-8-O-βD-glucopyranoside, emodin-8-O-β-Dglucopyranoside, gallic acid, [+]-catechin, kaempferol, quercetin, kaempferol-3-O-αL-rhamnopyranoside, quercetin-3-O-α-Lrhamnopyranoside.

Rumex japonicus chứa Emodin, rutin, rumejaposide, epoxynaphthoquinol, chrysophanol, physcion, 8-O-β-glucopyranoside.

4. Tác dụng dược lý

Rumex crispus bảo vệ chống loãng xương, có thể tăng sự biệt hóa xương. Nó giảm mất xương mức độ phân tử bằng cách ngăn chặn sự suy giảm cấu trúc vi mô.

Rumex japonicus chống oxy hóa, chống ung thư, chống tăng sinh, kháng khuẩn, sự chết tế bào. Tác dụng bảo vệ chống nhiễm trùng huyết ở chuột gây ra bởi liều nhiệt gây chết người đã giết chết E. coli.

Cây Chút chít ra hoa

5. Công dụng và liều dùng

5.1. Công dụng

Làm mát, giải độc, nhuận tràng và diệt ký sinh trùng.

Dùng trị chảy máu do nóng, kiết lỵ, táo bón, trĩ nội. Điều trị bên ngoài các bệnh ghẻ, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, hắc lào.

5.2. Liều dùng

Dùng 3g đến 5g, lượng thích hợp để sử dụng bên ngoài. Bôi nước ép hoặc rễ khô và thoa nước ép Chút chít vào khu vực bị ảnh hưởng.

6. Bài thuốc kinh nghiệm

6.1. Thuốc tẩy

Chút chít thái mỏng 8g, Cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 150ml. Chia nhiều lần uống trong ngày.

6.2. Viên Chút chít nhuận tràng

Mỗi viên Chút chít có bột Chút chít 0,5g, bột Cam thảo 0,3g, diêm sinh đã rửa 0,15g, bột Hồi 0,04g. Muốn có tác dụng nhuận tràng, ngày uống 1 – 2 viên, tác dụng tẩy: 3 – 6 viên hay 8 viên. Uống vào buổi tối.

6.3. Thuốc hắc lào

Bột rễ Chút chít 100g, rượu 600 – 500ml. Ngâm 10 ngày lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã rửa sạch. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. 

7. Lưu ý khi dùng cây Chút chít

Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng.

Tóm lại, cây chút chít ngoài được dùng để ăn như một loại rau, còn là thuốc để uống trị táo bón, lỵ ra máu và dùng ngoài như thuốc trị ghẻ lở, hắc lào, chàm. Thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "chút chít", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ chút chít, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ chút chít trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Này, Chút chít.

2. Chào, mũi chút chít.

3. Như ai ngồi lên món đồ chơi kêu chút chít?

4. Nghe giống như ai đó đang ngồi trên món đồ chơi kêu chút chít!

5. Có nghĩa là mình phải nhớ chuyện gì xảy ra cho mỗi tập phim, giống như con chó chút chít ấy, rồi tôi...

6. + 24 Bò và lừa cày ruộng sẽ ăn cỏ khô trộn rau chút chít đã rê bằng xẻng và chĩa.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Bài này nói về một loài thực vật. Các nghĩa khác, xem bài Chút chít [định hướng].

Cây chút chít là một loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc rất phổ biến tại các bãi cỏ ở phần lớn các khu vực của châu Âu và nó cũng được trồng làm một loại rau ăn lá. Nó là một loại cây thân mảnh cao khoảng 60 cm, với thân và lá chứa nhiều nước. Nó có các cụm hoa xoắn màu lục ánh đỏ, nở vào giai đoạn tháng Sáu-Bảy. Lá thuôn dài, các lá phía dưới dài khoảng 7–15 cm, có hình gần giống mũi tên tại gốc lá và có cuống lá rất dài. Các lá phía trên không có cuống lá và nói chung có màu trở thành đỏ sẫm.

Chút chítPhân loại khoa họcGiới [regnum]Plantae[không phân hạng]Angiospermae[không phân hạng]EudicotsBộ [ordo]CaryophyllalesHọ [familia]PolygonaceaeChi [genus]RumexLoài [species]R. acetosaDanh pháp hai phầnRumex acetosa
L.

Khi các hoa tăng trưởng về kích thước, chúng trở thành màu ánh tía. Các nhị hoa và nhụy hoa mọc trên các cây khác nhau. Hạt khi chín có màu nâu và sáng. Các rễ lâu năm mọc sâu trong lòng đất.

Lá của chút chít bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hoại, bao gồm cả Timandra griseata.

Cây chút chít đã được con người gieo trồng trong nhiều thế kỷ, mặc dù độ phổ biến của nó ngày càng suy giảm theo thời gian. Do có vị chua nhẹ, nó làm giảm sự khát nước và có thể là có ích trong việc tạo ra sự ngon miệng. Lá của nó ăn được và có thể thêm vào các món xà lách để tăng thêm hương vị. Lá của nó cũng có thể nghiền nhuyễn trong các món xúp và nước xốt và là thành phần cơ bản trong món xúp lòng đỏ trứng của người châu Âu. Trong lá và thân cây chứa axít oxalic, là chất tạo ra hương vị đặc trưng của nó và vì thế có thể bị cấm sử dụng đối với những người bị bệnh thấp khớp, sỏi thận hay sỏi mật. Nó cũng là một loại chất nhuận tràng.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chút chít [cây].

Bài viết về Họ Rau răm này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chút_chít_[cây]&oldid=66503618”

Video liên quan

Chủ Đề