Tại sao không bào chỉ có ở tế bào thực vật

Vì sao không bào có ở thực vật mà không có ở động vật?

_Vì sao không bào có ở THỰC VẬT mà không có ở động vật
_Nêu cấu trúc và chức năng của màng sinh chất
_Vì sao màng sinh chất được gọi là màng khảm động
_Vì sao khi ghép tạng có hiện tượng đào thải- Vì sao không bào có ở thực vật mà không có ở động vật:
+Tế bào thực vật

  • Có vách xenlulo bao ngoài MSC
  • Các lỗ C [pits] và sợi liên bào [plasmodesmata] có trong vách tế bào.
  • Các phiến mỏng giữa gắn kết vách tế bào của các tế bào cạnh nhau
  • Có lục lạp => sống tự dư­ỡng
  • Chất dự trữ là tinh bột
  • Trung tử không có trong tế bào thực vật bậc cao.Phân bào không có sao, phân chia tế bào chất bằng hỡnh thành vách ngang ở trung tâm
  • Tế bào tr­ưởng thành th­ường có một không bào lớn ở giữa chứa đầy dịch
  • Tế bào chất thư­ờng áp sát thành lớp mỏng vào mép tế bào
  • Lyzoxôm thư­ờng không tồn tại
  • Nhân tế bào nằm gần với màng tế bào
  • Chỉ một số tế bào là có khả năng phân chia
  • Lông hoặc roi không có ở thực vật bậc cao

+Tế bào động vật

  • Không có vách xenlulo bao ngoài MSC
  • Các lỗ [pits] và sợi liên bào [plasmodesmata] không có.
  • Các phiến mỏng không có. Các tế bào cạnh nhau gắn kết nhờ dịch gian bào
  • Không có lục lạp => sống dị dư­ỡng
  • Chất dự trữ­ là hạt glicogen
  • Có trung tử [centriole]. Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt ngang ở trung tâm
  • Ít khi có không bào, nếu có thỡ nhỏ và khắp tế bào
  • Tế bào chất phân bố khắp tế bào
  • Lyzoxôm luôn tồn tại.
  • Nhân tế bào nằm bất cứ chổ nào trong tế bào chất, như­ng thư­ờng là giữa tế bào
  • Hầunh­tất cả các tế bào đều có khả năng phân chia
  • Thư­ờng có lông hoặc roi

​- Nêu cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:
+ Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan [thụ thể], cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
+Chức năng của màng sinh chất:
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ [không phân cực] đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
Màng sinh chất có các dấu chuẩn là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào lạ [tế bào của cơ thể khác].
- Vì sao màng sinh chất được gọi là màng khảm động​:
Vì màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần là Phôtpholipit và Prôtêin, xếp xen kẽ nhau [ khảm ]. Các phân tử phôt pholipit liên kết với nhau bằng một tương tác kị nước yếu, vì vậy chúng dễ dàng di chuyển bên trong lớp màng, nhờ đó màng sinh chất có thể thay đổi hình dạng [động ].
- Vì sao khi ghép tạng có hiện tượng đào thải​
Sự đào thải chính là sự hình thành miễn dịch chống lại các tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chính vì sự không đồng bộ của bộ phận được ghép mà chúng ta thấy ở 1 số người khả năng miễn dịch cực cao, thì hiện tượng đào thải là chuyện bình thường. Còn người miễn dịch tầm trung hoặc vừa thì tùy vào khả năng thích ứng của cơ thể mới xuất hiện hiện tượng đào thải hay không.

Chủ Đề