Tại sao kháng sinh không diệt được virus

Virus được biết đến như một mối đe dọa lên sức khỏe con người và đã gây ra không ít dịch bệnh trong lịch sử nhân loại. Với các trường hợp nhiễm virus, các chuyên gia y tế thường không khuyến cáo dùng kháng sinh. Như vậy, tại sao kháng sinh không diệt được virus?

Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam II, kháng sinh chỉ những chất có tác dụng trên vi khuẩn và đây là nhóm thuốc có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là ở những nước có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao như Việt Nam.

Nguyên nhân khiến kháng sinh không tiêu diệt được virus

Trước tiên, chúng ta nên biết rằng vi khuẩnvirus có cấu trúc và cách thức sinh sản rất khác nhau. Các loại thuốc kháng sinh đang dùng hiện nay chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn bởi vì chúng được nghiên cứu dựa trên cấu tạo và hoạt động của riêng vi khuẩn, những đặc điểm vốn không có ở virus. 

Một ví dụ cho vấn đề này là các kháng sinh nhóm penicillin, cơ chế thuốc là ngăn chặn quá trình tạo ra thành tế bào vi khuẩn, một khi thành tế bào không hoàn chỉnh, tế bào vi khuẩn sẽ bị mất cân bằng và chết. Tuy nhiên, virus lại không hề có cấu trúc trên, vỏ của virus có cấu tạo khác với thành tế bào vi khuẩn, khiến cho kháng sinh này không thể tác động lên được.

Theo WebMD, người mắc bệnh do virus gây ra vẫn có thể được bác sĩ cho dùng thêm kháng sinh khi bị nhiễm kèm thêm các vi khuẩn gây bệnh khác [gọi là bội nhiễm].

Virus khác biệt so với vi khuẩn khiến kháng sinh không thể tác động

Nguồn ảnh: Freepik

Thuốc nào tiêu diệt được virus?

Nếu kháng sinh không thể diệt virus, vậy loại thuốc nào có khả năng đó? Trên thực tế, một số bệnh do virus gây ra như cúm mùa, viêm gan B, Herpes… người bệnh vẫn có thể được kê đơn các thuốc kháng virus. Đây chính là nhóm thuốc được thiết kế dựa trên cấu trúc và vòng đời của riêng virus, có khả năng can thiệp vào sự sinh sôi phát triển, khiến chúng bị suy yếu hay tiêu diệt. 

Tuy nhiên, một số vấn đề khó khăn khi tiêu diệt virus chính là:

  • Virus kí sinh bên trong tế bào người, khi đó thuốc kháng virus sẽ khó tác động được.
  • Virus dễ đột biến khiến chúng phát triển khả năng đề kháng lại thuốc.
  • Virus rất đa dạng về chủng loại khiến việc nghiên cứu thuốc tấn công chúng gặp khó khăn.

Do đó, có rất nhiều bệnh do virus gây ra vẫn chưa thể phát minh ra thuốc đặc trị. Chính vì thế, thông thường công tác phòng bệnh đôi khi được các cơ sở y tế chú trọng khuyến cáo hơn là tập trung vào việc điều trị bệnh tiêu diệt virus.

Thuốc kháng virus cũng thường là thuốc kê đơn và phải được bác sĩ chỉ định

Nguồn ảnh: Freepik

Phòng tránh bệnh do virus

Các chủng loại virus khác nhau thường có đường lây truyền khác nhau. Ví dụ như virus SARS-CoV-2 có thể lây qua các giọt bắn của người bệnh khi hắt hơi hay ho; virus HIV lây truyền qua 3 con đường chính: máu – tình dục – mẹ sang con; virus Dengue gây sốt xuất huyết lây truyền qua động vật trung gian muỗi vằn.

Việc xác định cụ thể con đường lây truyền của virus có ý nghĩa to lớn giúp chúng ta đưa ra các biện pháp phòng bệnh.

Theo Harvard Health Publishing, một số biện pháp chúng ta có thể thực hiện nhằm phòng tránh các bệnh do virus và bệnh truyền nhiễm nói chung bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Tiêm phòng vắc xin
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh
  • Hạn chế tiếp xúc các vật dụng dễ dính máu của người khác như kim tiêm, dao cạo râu…
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể thao nâng cao sức đề kháng
  • Khi đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh cần tham khảo trước các biện pháp phòng ngừa.

Kháng sinh không giải quyết được mọi trường hợp viêm nhiễm của con bạn. Thực tế, có 2 loại vi trùng là thủ phạm chính của hầu hết các loại viêm nhiễm, đó là virus và vi khuẩn. Và kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.

  • Vi khuẩn là sinh vật đơn bào với kích cỡ chỉ một phần vài nghìn milimét. Chúng sống trên da, hệ tiêu hóa, miệng và vòm họng của con người. Thực chất, có hàng trăm nghìn tỉ cá thể vi khuẩn đang sinh sống và nảy nở cả trong lẫn trên cơ thể chúng ta. Dù hầu hết không gây hại, thậm chí còn có lợi [ví dụ như phân rã các chất dinh dưỡng trong bữa ăn], một vài trong số chúng có thể khiến ta mắc bệnh. Vi khuẩn là thủ phạm của rất nhiều bệnh ở trẻ em, như viêm tai, viêm họng do Streptococcus, viêm xoang và viêm niệu đạo.
  • Virus có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn. Điển hình như poliovirus [gây bệnh viêm tủy xám], đường kính chỉ đạt 16 phần triệu milimét. Dù nhỏ bé, virus có thể gây các bệnh từ nhẹ cho tới nguy kịch khi chúng xâm nhập được vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng là thủ phạm của các cơn cảm lạnh, cúm, và hầu hết các ca đau họng và ho. Virus còn có thể gây bệnh đậu mùa, sởi, quai bị, viêm gan và hội chứng suy giảm miễn dịch [AIDS]. Dù hiệu quả với vi khuẩn tới đâu, thuốc kháng sinh vẫn không thể tiêu diệt vius hay chống lại các bệnh lây nhiễm do virus. Nếu được kê đơn kháng sinh khi mắc bệnh lây nhiễm do virus, con bạn không chỉ đối mặt với tác dụng phụ, mà còn cả vấn đề lờn thuốc kháng sinh. Để đối phó với virus, chỉ thuốc kháng virus mới có hiệu quả.

Thuốc kháng sinh cho trẻ em có nhiều dạng, như viên nén, viên con nhộng, dạng lỏng và kẹo nhai. Số khác dạng thuốc mỡ, thuốc tra [ví dụ như thuốc nhỏ tai]. Khi bác sĩ của con bạn kê đơn có kháng sinh, họ sẽ lựa chọn loại có hiệu quả nhất với chủng vi trùng đang gây bệnh cho con bạn.

Phương thức hoạt động của kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể. Loại biệt dược này tấn công căn bệnh bằng cách phá hủy cấu trúc của vi khuẩn, hoặc triệt tiêu khả năng sinh sản của chúng. Kháng sinh thường được các bác sĩ phân loại như sau:

  • Những loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn lập tức [như penicillin, cephalosphorin] được gọi là thuốc diệt khuẩn [bactericidal]. Chúng có thể tấn công trực tiếp thành tế bào của vi khuẩn, làm tổn thương những tế bào này. Từ đó, vi khuẩn không thể tiếp tục xâm hại và gây bệnh lên cơ thể người.
  • Các loại kháng sinh khác [như tetracycline, erythromycin] ngăn chặn quá trình tăng trưởng hoặc sinh sản của vi khuẩn. Thường được gọi bằng cái tên “thuốc kìm hãm vi khuẩn” [bacteriostatic antibiotics], loại biệt dược này ngăn vi khuẩn hấp thụ dinh dưỡng, giúp chặn đứng khả năng phân chia và sinh sôi của chúng. Và khi không đạt đủ số lượng cá thể để gây bệnh, những vi khuẩn này sẽ bị hệ miễn dịch của vật chủ tiêu diệt.

Một số loại kháng sinh thuộc loại phổ rộng, có thể tiêu diệt nhiều chủng vi trùng trong cơ thể, trong khi số khác chỉ hiệu quả với những kẻ địch nhất định. Nếu dùng phép thử máu, nước tiểu … các bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc kháng sinh có tác dụng chính xác nhất.

Hãy nhớ, nếu con bạn bị cảm cúm, kháng sinh không phải giải pháp. Các bậc cha mẹ đôi khi khó có thể phân biệt được căn bệnh của con em mình là do virus hay vi khuẩn. Vì vậy, đừng bao giờ tự chẩn đoán và điều trị cho con mình. Hãy liên lạc hoặc đến khám tại phòng khám nhi khoa quen thuộc của bạn.

Tác dụng phụ của kháng sinh

Dù mạnh mẽ và hữu ích tới đâu, kháng sinh vẫn có tác dụng phụ trên một số người. Trẻ em có thể bị đau bụng, tiêu chảy, hoặc buồn nôn. Thiếu niên có thể dị ứng với penicillin và các loại kháng sinh khác, gây những triệu chứng như phát ban hay khó thở. Nếu những triệu chứng trên chuyển biến xấu, gây thở gấp, khó nuốt hay khó thở, hãy gọi ngay cho bác sĩ và phòng cấp cứu.

Liệu kháng sinh có thể phòng bệnh?

Dù hầu hết các trường hợp kháng sinh được dùng để chữa các ca viêm nhiễm của trẻ, loại biệt dược này đôi khi đóng vai trò phòng bệnh. Ví dụ, những trẻ hay bị viêm niệu đạo thường được kê đơn có kháng sinh để ngăn bệnh tái phát. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trước khi chúng có thể gây bệnh.

Dưới đây là một số trường hợp thuốc kháng sinh giúp phòng bệnh [prophylactic] được kê trong đơn thuốc cho trẻ em.

  • Bác sĩ của có thể kê đơn penicillin cho con bạn để phòng bệnh sốt thấp khớp cấp tính.
  • Những trẻ, thậm chí người lớn bị chó hoặc các loại thú khác cắn có thể được bác sĩ khuyên dùng thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm.
  • Khi những trẻ lứa tuổi thiếu niên được nhập viện để chuẩn bị cho ca mổ, các em có thể được cho uống thuốc trước khi phẫu thuật để tránh nhiễm trùng tại vết mổ. Thời gian thông thường là trước 30 phút. Chỉ cần một liều duy nhất.

Nếu bác sĩ nhi tin rằng con bạn có thể phòng bệnh bằng cách uống kháng sinh, họ sẽ cẩn thận chọn lựa và kê đơn trong thời gian ngắn nhất có thể. Điều này là để tránh gây ra tình trạng nhờn kháng sinh.

Nguồn: Immunizations & Infectious Diseases: An Informed Parent's Guide [Copyright © 2006 American Academy of Pediatrics]

Chúng tôi không cho phép sử dụng thông tin trên thay cho chỉ dẫn của bác sĩ, bởi phương pháp điều trị có thể khác biệt đối với mỗi cá nhân và bệnh trạng.

Video liên quan

Chủ Đề