Tại sao con gái bị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là nỗi lo lắng, thậm chí sợ hãi bởi cảm giác đau bụng dữ dội, đặc biệt là những người con gái mới có kinh trong những năm đầu tiên. Do vậy việc hiểu biết về nguyên nhân đau bụng kinh có ý nghĩa rất quan trọng để tất cả các chị em chúng ta có thể kiểm soát được cơn đau, qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống trong thời gian hành kinh.

1.Nguyên nhân của đau bụng kinh 

Kinh nguyệt là hiện tượng bong ra của lớp niêm mạc tử cung, đây là dấu hiện khởi đầu giai đoạn dậy thì của người con gái và duy trì cho đến khi mãn kinh. Hiện tượng xảy ra bình thường trong vòng từ 3 đến 5 ngày với lượng máu mất khoảng 80 đến 200 ml. Kinh nguyệt còn được xem là tấm gương phản ánh tình trạng sức.

Tuy vậy, vẫn có người phụ nữ đón chờ kinh nguyệt trong lo lắng, thậm chí là sợ hãi bởi cảm giác đau bụng dữ dội, đặc biệt là những người con gái mới có kinh trong những năm đầu tiên. Nguyên nhân để gây nên tình trạng này thường là do tử cung co bóp quá mức để tống máu kinh ra ngoài gặp ở những tử cung nhạy cảm cao với các kích thích, hoặc là ở những tử cung có tư thế bất thường như gập trước, gập sau .v.v… 

Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân thứ phát như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm dính niêm mạc tử cung, hẹp ống cổ tử cung, nhiễm khuẩn đường sinh sản, .v.v…

Bên cạnh sự can thiệp bằng y học, cũng có những phương pháp khá đơn giản mà các chị em có thể tham khảo và áp dụng:

2. Cách giúp giảm đau bụng kinh

2.1 Chế độ sinh hoạt, lao động góp phần làm giảm đau bụng kinh. 

Các chị em cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mức hoặc gắng sức trước khi có kinh dự đoán một ngày và sau khi sạch kinh một ngày. Cũng trong thời gian này, cần thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga và hít thở không khí trong lành. Mặt khác, trong giai đoạn hành kinh, tính khí có thể thay đổi, cho nên các chị em cần phải thật sự bình tĩnh, tránh các stress, chủ động xả stress, tránh xúc động và đặc biệt là tránh quan hệ tình dục.

Về cơ thể, luôn giữ ấm cơ thể để máu lưu thông được dễ dàng, đặc biệt là giữ ấm "vòng 2" và vùng bụng dưới, phải luôn quan tâm giữ gìn vệ sinh [trong đó có vệ sinh kinh nguyệt] để đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn, vào thời tiết lạnh nên tắm bằng nước ấm, có thêm một ít muối vào chậu hay bồn tắm: tất cả điều này làm thư giãn các cơ, trong đó có các cơ vùng chậu, vùng bụng, qua đó giúp làm dịu cơn đau.

Khi làm việc hoặc ở nhà cũng vậy, nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chú ý tránh tình trạng bó chặt thắt lưng.

-Phải ngủ ngon và đủ giấc: Trong thời gian hành kinh, việc thay đổi về nội tiết và các cơn đau khiến người phụ nữ mệt mỏi, khó ngủ. Vì thế chúng ta cần chủ động "tìm" một giấc ngủ ngon, ngủ tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày, đừng quên một giấc vào buổi trưa. Các chuyên gia khuyến cáo nên nằm ngủ ở tư thế bào thai, ở tư thế này, cơ bụng được giãn ra và giúp giảm đau bụng kinh.

Biết được nguyên nhân đau có ý nghĩa rất quan trọng để bạn có thể kiểm soát được cơn đau

- Chế độ dinh dưỡng: Nên ăn đủ chất, ít dầu mỡ và giàu chất xơ, ăn nhiều ra củ quả vì chứa nhiều vitamin, trong đó có vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và omega 3, các thành phần này làm giảm hormone gây đau bụng kinh, làm giãn cơ, giảm viêm nếu có.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên ăn táo, vì trong táo có enzyme bromelain giúp làm giảm đau bụng kinh

Ngoài ra, trong thời gian này, phụ nữ nên uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây, không nên uống cà-phê, rượu bia vì có thể gây tình trạng kích thích đường tiêu hóa làm cơn đau phức tạp thêm. Hạn chế đồ mặn, cay, nóng vì dễ gây táo bón làm cho tình trạng đau bụng nặng thêm.

2.2. Các phương pháp hỗ trợ làm giảm cơn đau bụng kinh nguyệt

-Tư thế giảm đau: tư thế "thai nhi": nằm co và nghiêng phải, có thể ôm gối để thoải mái hơn.

-Chườm nước ấm vào vùng bụng dưới bằng chai hoặc túi nước nóng, cần chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng da;

-Đắp gừng tươi: gừng tươi được xắt lát mỏng, giã nhỏ, cho vào bọc vải, hơ qua lửa sau đó lấy phần gừng và chườm lên vùng bụng dưới khoảng từ 5 đến 7 phút;

-Dán cao hoặc xoa dầu nóng vào vùng bụng dưới;

-Ngâm hai bàn chân vào nước muối loãng, ấm và kết hợp massage lòng bàn chân để làm giảm đau vì ở đó có các huyệt đạo liên quan đến vùng chậu;

-Massage vùng bụng dưới: Nên tự mình massage một cách nhẹ nhàng và thường xuyên trong thời gian hành kinh, động tác này làm giãn cơ giúp làm giảm cơn đau do co thắt tử cung.

3. Dùng thuốc thuốc điều trị đau bụng kinh

Uống vitamin E trước ngày có kinh và tiếp tục duy trì đến ngày thứ 3 của chu kỳ;

Trường hợp đau vẫn không giảm, hoặc giảm nhưng không đáng kể: các chị em có thể đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau, chú ý không tự ý dùng thuốc.

Khi tới chu kỳ kinh nguyệt nếu đau nhiều, chị em có thể đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau.

4.Phòng ngừa các cơn đau khi chu kỳ kinh nguyệt

Biết được các nguy cơ gây nên các cơn đau xảy ra trong thời gian hành kinh, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phòng ngừa.

- Giữ cho phần phụ không bị viêm nhiễm: Vệ sinh đúng và thường xuyên, mang thai đúng tuổi, tình dục an toàn và lành mạnh.

- Tránh các stress về tinh thần [các sang chấn tâm lý, làm việc căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc], tránh stress về cơ thể [làm đúng sức, đúng giờ, không gắng quá mức, an toàn không gây tổn thương cho cơ thể]

- Thực hiện phòng tránh thai an toàn, tránh tình trạng nạo phá thai.

- Điều trị các bệnh phụ khoa hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Đi khám và điều trị triệt để các bệnh lý tử cung và phần phụ như: các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh lý như u lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm dính niêm mạc tử cung, hẹp ống cổ tử cung …

- Nếu kinh nguyệt bị rối loạn: đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị ngay.

- Nâng cao thể chất bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý, thể dục đều đặn. Có chuyên gia cho rằng người béo phì thường hay đau bụng kinh hơn những người khác.

- Không hút thuốc lá: Có nghiên cứu cho rằng: thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận với nhau.

5. Lời khuyên của thầy thuốc

Đau bụng kinh thường dễ nhầm lẫn với các cơn đau do các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm như: viêm ruột thừa, xoắn ruột, tắc ruột, thai ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn .v.v… Vì thế cho nên, khi có bất kỳ cơn đau nào ở vùng bụng, xảy ra trong hay ngoài thời gian hành kinh, chúng ta cũng phải đi khám để loại trừ. Tất cả vì sự an toàn, chúng ta phải phải đặc biệt quan tâm vấn đề này.

Tóm lại, kinh nguyệt là đặc trưng của người phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản, việc kiểm soát và khắc phục những rắc rối có thể xảy ra trong thời gian hành kinh phải được quan tâm một cách khoa học, thường xuyên và có trách nhiệm, để cơn đau do hành kinh không còn là nỗi lo sợ hoặc là nỗi ám ảnh của người phụ nữ, để cuộc sống, lao động, sinh hoạt trong thời gian này được tiếp diễn một cách bình thường.

Thống kinh có nên chịu đựng?


Định kì mỗi tháng một lần, hội chị em lại đến chu kì kinh nguyệt. Một số người trải qua chu kì của họ rất dễ chịu. Song một số người lại cảm thấy sợ hãi khi nhắc đến. Và triệu chứng hầu như ai cũng trải qua đó chính là đau bụng kinh. Vậy tại sao phụ nữ lại phải trải qua cảm giác khó chịu này? Nó có thực sự cần thiết không? Cách xử trí như thế nào?  Hãy cùng YouMed tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

1.    Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cảm giác đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, xảy ra trước và trong quá trình hành kinh. Mức độ đau rất đa dạng, có thể chỉ là cảm giác không thoải mái hoặc đau âm ỉ cho đến đau dữ dội. Cơn đau quá mức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập cũng như làm việc của chị em phụ nữ.

>> Xem thêm: “Đã đến lúc cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn”

2.    Những đặc điểm của đau bụng kinh là gì?

Những biểu hiện thường gặp khi đến chu kì kinh nguyệt như:

  • Đau nhói, co thắt, đau quặn vùng bụng dưới
  • Cơn đau thường bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi hành kinh. Đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày.
  • Thường đau âm ỉ, liên tục. Nhưng một số trường hợp có thể đau dữ dội
  • Đau có thể lan xuống vùng lưng dưới va đùi của bạn

Một số triệu chứng khác có thể đi kèm đó là:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu phân lỏng
Đau bụng kinh thực sự là một cảm giác không dễ chịu đối với chị em phụ nữ

>> Xem thêm: “Chu kì kinh nguyệt của bạn có đang bất thường?”

3.    Nguyên nhân của đau bụng kinh là gì?

Bạn biết không, trong thời gian hành kinh, tử cung của bạn cần co bóp để giúp tống xuất niêm mạc bong tróc ra ngoài. Vì vậy một loại hormone có tên là prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt cơ trong tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Những cơn co thắt này có thể gây nên cảm giác đau và phản ứng viêm trong cơ thể.

Người ta thấy rằng nồng độ prostaglandin tăng ngay trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Nồng độ prostaglandin cao hơn có thể liên quan đến chứng đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.

Một số người có nguy cơ cao hơn là những đối tượng sau:

  • Dưới 20 tuổi
  • Có tiền sử gia đình về đau bụng kinh dữ dội
  • Hút thuốc lá
  • Ra máu nhiều khi có kinh
  • Có kinh nguyệt không đều
  • Chưa có con
  • Dậy thì trước 11 tuổi

Ngoài ra, còn có thể liên quan đến một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Có thể là:

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tình trạng phổ biến. Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Các triệu chứng thường biến mất sau khi bắt đầu hành kinh.

Lạc nội mạc tử cung.

Đây là một tình trạng bệnh lý gây đau dữ dội.Trong đó các tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau bụng kinh dữ dội

>> Xem thêm: “Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?”

U xơ tử cung

U xơ là những khối u không phải ung thư có thể gây áp lực lên tử cung hoặc gây ra kinh nguyệt bất thường và đau bụng kinh. Mặc dù chúng thường không gây ra triệu chứng.

>> Xem thêm: “Bệnh u xơ tử cung là bệnh gì?”

Bệnh viêm vùng chậu [Pelvic inflammatory disease – PID].

PID là một bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Bệnh cơ tuyến tử cung

Đây là một tình trạng trong đó niêm mạc tử cung phát triển ở thành cơ tử cung. Gây nên tình trạng viêm, tăng áp lực và cảm giác đau đớn. Nó cũng có thể gây ra kinh nguyệt dài hơn hoặc nặng nề hơn.

Hẹp cổ tử cung

Hẹp cổ tử cung là một tình trạng hiếm gặp, biểu hiện bởi cổ tử cung quá nhỏ hoặc quá hẹp khiến kinh nguyệt lưu thông chậm lại, gây tăng áp lực bên trong tử cung gây đau.

4.    Phân loại đau bụng kinh

Như vậy, dựa vào nguyên nhân sẽ có hai loại đau bụng kinh: nguyên phát và thứ phát.

4.1. Đau bụng kinh nguyên phát

Là những cơn đau bụng dưới xuất hiện trước và trong những lần bạn hành kinh, không liên quan đến các bệnh lý khác. Cơn đau thường bắt đầu 1 hoặc 2 ngày trước kì kinh, và thường kéo dài trong vài ngày. Nguyên nhân thường do có quá nhiều prostaglandin, là chất hóa học mà tử cung tạo ra. Những chất này làm cho cơ tử cung co thắt và thư giãn, điều này gây nên những cảm giác đau kiểu đau quặn.

4.2. Đau bụng kinh thứ phát

Là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản của phụ nữ như: lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung, u xơ tử cung hay nhiễm trùng. Đau bụng kinh thứ phát thường nặng nề và kéo dài hơn. Nếu bạn đang có một chu kì kinh nguyệt bình thường, nhưng trở nên đau đớn dữ dội. Thì đó có thể là một tình trạng đau bụng kinh thứ phát. Lúc này, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị hợp lí.

5.    Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng kinh

Để tìm ra nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng đau bụng kinh là gì, bác sĩ cần có sự thăm khám kĩ lưỡng. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bạn và gia đình; thực hiện khám sức khỏe, bao gồm cả khám phụ khoa. Trong quá trình khám vùng chậu, bác sĩ sẽ kiểm tra những bất thường trong cơ quan sinh sản của bạn và tìm các dấu hiệu nhiễm trùng.

Nếu bác sĩ cho rằng một rối loạn tiềm ẩn đang gây ra các triệu chứng của bạn, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh.

  • Siêu âm
  • Chụp CT scan
  • Chụp MRI
  • Nội soi ổ bụng.

Chụp CT hoặc MRI cung cấp nhiều hình ảnh chi tiết hơn siêu âm, tuy nhiên giá thành cao hơn siêu âm nhiều lần.

6.    Đau bụng kinh gây nên tác hại gì hay không?

Thực tế, đau bụng kinh không gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc và những hoạt động xã hội.

Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe liên quan đến đau bụng kinh có thể có biến chứng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm sẹo ống dẫn trứng của bạn, làm tăng nguy cơ trứng thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung [mang thai ngoài tử cung].

7.    Khi nào cần đi khám bác sĩ vì đau bụng kinh?

Nếu cơn đau ảnh hưởng nặng nề đến khả năng thực hiện những sinh hoạt cơ bản hàng tháng của bạn. Thì có lẽ đã đến lúc bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Hãy trao đổi về những triệu chứng của bạn và nếu bạn trải qua những biểu hiện như:

  • Tiếp tục đau sau khi đặt dụng cụ tử cung
  • Ít nhất 3 chu kì đau bụng kinh dữ dội
  • Xuất hiện các cục máu đông
  • Đau vùng chậu khi không hành kinh

>>> Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh một cách khoa học

Đau quặn thắt vùng bụng dưới đột ngột hoặc đau vùng chậu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Một số triệu chứng gợi ý nhiễm trùng vùng chậu đó là:

  • Sốt
  • Đau vùng chậu trầm trọng
  • Đau đột ngột
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi

Lúc này, bạn cần được các bác bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

Một số trường hợp đau bụng kinh cần được bác sĩ thăm khám và điều trị

8.    Một số mẹo nhỏ giúp giảm đau bụng kinh tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà có thể hữu ích trong việc giảm đau bụng kinh. Bạn có thể thử một số biện pháp sau:

  • Sử dụng túi chườm ấm hoặc một chai nước ấm, chườm lên vùng bụng dưới hoặc vùng lưng của bạn
  • Xoa bóp bụng của bạn nhẹ nhàng
  • Tắm bằng nước ấm
  • Ăn các bữa ăn nhẹ, bổ dưỡng
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc yoga
  • Dùng thuốc chống viêm như ibuprofen vài ngày trước khi có kinh
  • Nằm nâng cao chân hoặc nằm với đầu gối gấp lại
  • Giảm lượng muối, rượu, caffein và đường để ngăn ngừa đầy hơi
  • Uống vitamin và các chất bổ sung như: vitamin B-6, vitamin B-1, vitamin E, Axit béo omega-3, canxi, magiê
  • Tập thể dục thường xuyên
Chườm ấm vùng bụng dưới cũng là cách đơn giản giúp giảm đau bụng kinh

>> Xem thêm: 10 cách giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà

9.    Điều trị đau bụng kinh như thế nào?

Nếu một số mẹo nhỏ tại nhà không làm giảm cơn đau bụng kinh, lúc này bạn có thể cần đến một số điều trị chuyên biệt hơn.

Và điều trị phương pháp nào còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cơ bản gây ra cơn đau của bạn. Ví dụ nếu PID hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục [STIs] gây đau cho bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.

9.1. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid [NSAID]: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những loại thuốc này tại các quầy thuốc hoặc mua thuốc NSAID theo đơn của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau khác: Bao gồm các lựa chọn không kê đơn như acetaminophen [Tylenol] hoặc thuốc giảm đau theo toa mạnh hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm đôi khi được kê đơn để giúp giảm bớt một số thay đổi tâm trạng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt.
Một số thuốc giảm đau thông thường giúp bạn giảm đau bụng kinh

9.2. Tránh thai bằng nội tiết tố

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thử dùng biện pháp tránh thai bằng hormone. Có thể dưới dạng thuốc viên, miếng dán, vòng âm đạo, thuốc tiêm, que cấy hoặc vòng tránh thai. Bởi vì hormone ngăn chặn sự rụng trứng nên có thể kiểm soát cơn đau của bạn.

9.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể điều trị lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung. Đây là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác không thành công.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, cắt bỏ tử cung là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả và cơn đau dữ dội. Tùy chọn này thường chỉ được sử dụng nếu ai đó không có kế hoạch có con hoặc đang ở cuối những năm sinh đẻ của họ.

Nếu bạn lo ngại các biện pháp dùng thuốc kiểm soát cơn đau hay can thiệp phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro, tìm hiểu ngay các sản phẩm chính hãng chiếc xuất từ thiên nhiên tại gian hàng của YouMed Store để cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh nhé!

Tóm lại, đau bụng kinh thực sự là một cảm giác không hề dễ chịu đối với chị em phụ nữ. Đau bụng kinh có thể đơn thuần là do hành kinh hoặc là tiềm ẩn một tình trạng bệnh lý nào đó. Nếu nhận thấy một tình trạng đau bụng kinh bất thường bạn cần đi khám bác sĩ để được chăm sóc kịp thời. Trong hầu hết các trường hợp, một số mẹo nhỏ tại nhà hoặc thuốc giảm đau có thể giúp bạn vượt qua được triệu chứng đau bụng kinh dễ dàng.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân

Video liên quan

Chủ Đề