Sự kiện ngày 9 tháng 3 năm 1945 có anh hướng như thế nào đến cách mạng Việt Nam

Đồng bào Nam Bộ ngăn sông đánh giặc [Ảnh tư liệu].

Không chỉ dự báo và xác định được thời cơ giành chính quyền cách mạng, từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới. Ngày 15-2-1944, trong bài “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!”, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, Tổng Bí thư Trường Chinh xác định, sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật-Pháp nhất định sẽ xảy ra. Từ đó đến đầu năm 1945, vấn đề “cuộc đảo chính của phát xít Nhật” luôn được nhắc tới trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Vì thế, khi cuộc đảo chính của Nhật nổ ra vào đêm 9-3-1945, Đảng ta đã chủ động vạch ra những nhiệm vụ chiến lược sát đúng để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Ngay trong đêm Nhật-Pháp bắn nhau, từ chập tối, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị "Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, tuy vậy cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết thúc đẩy cuộc khởi nghĩa chóng tới. Ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành chính quyền trên cả nước: Một là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.

Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh. Thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Ngày 16-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Quốc dân được tổ chức tại Tân Trào [Tuyên Quang] đã quyết định phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

PHAN HƯNG

[Theo tài liệu Hội thảo kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám]


* Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng và ra đời bản chỉ thị lịch sử: "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Hội nghị xác định: Sau cuộc đảo chính này, đế quốc phát xít Nhật là kẻ thù chính, kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương. Khẩu hiệu hành động lúc này là "Đánh đuổi phát xít Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân". Hội nghị cũng đã đề ra nhiều vấn đề cụ thể và các hình thức đấu tranh. Phát động cao trào kháng Nhật để làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa và khẳng định dựa vào sức mình là chính. Hội nghị kết thúc ngày 12-3-1945.

Thế giới

* Sự khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng và chế độ nhà tù tàn bạo ở Đông Dương đã gây xúc động trong dư luận Pháp. Ngày 9-3-1933, lực lượng tiến bộ mà hạt nhân là Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập uỷ ban vận động đại xá tù chính trị Đông Dương. Mục đích của uỷ ban này là nhằm thức tỉnh dư luận Pháp, phản đối chính sách thống trị tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa. Uỷ ban đã tổ chức mít tinh tại Pari với trên 1.200 người tham gia. Tiếp đó ủy ban đã cử phái đoàn điều tra tới Đông Dương và góp phần tích cực vào chính sách tiến bộ của Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp. Tại Sài Gòn cũng đã ra mắt ủy ban Đông Dương vận động đại xá tù chính trị.

Loạt bài
LịchsửViệtNam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I [207 TCN – 40]
Nhà Triệu [207 – 111 TCN]
Hai Bà Trưng [40 – 43]
Bắc thuộc lần II [43 – 541]
Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương [541 – 602]
Bắc thuộc lần III [602 – 905]
Mai Hắc Đế
Phùng Hưng
Tự chủ [905 – 938]
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô [938 – 967]
Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh [968 – 980]
Nhà Tiền Lê [980 – 1009]
Nhà Lý [1009 – 1225]
Nhà Trần [1225 – 1400]
Nhà Hồ [1400 – 1407]
Bắc thuộc lần IV [1407 – 1427]
Nhà Hậu Trần
Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
Nhà Lê sơ [1428 – 1527]

trung
hưng
[1533 – 1789]
Nhà Mạc [1527 – 1592]
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn [1778 – 1802]
Nhà Nguyễn [1802 – 1945]
Pháp thuộc [1887 – 1945]
Đế quốc Việt Nam [1945]
Chiến tranh Đông Dương [1945 – 1975]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [từ 1976]

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn lịch sử ngắn tại Việt Nam kể từ khi thế chiến thứ hai bùng nổ cho đến khi cuộc chiến này kết thúc. Sự bùng phát của Chiến tranh thế giới thứ hai ngày 1-9-1939 là một sự kiện ảnh hưởng lớn đến lịch sử Việt Nam cũng như việc Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1858. Các phong trào đòi độc lập đã tăng lên ở Việt Nam, đặc biệt trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng tất cả các cuộc nổi dậy và vận động chính trị đều thất bại để đạt được bất cứ nhượng bộ nào từ chế độ thực dân Pháp. Sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ Pháp bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Ngày 22-9-1940, một nước thành viên Phe Trục là Nhật Bản xâm lược Việt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự để chống lại phe Đồng Minh ở Đông Nam Á.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, các viên chức cấp cao Pháp bị cầm tù. Nhật Bản trả lại Việt Nam "nền độc lập" dưới "sự bảo hộ" của Nhật, theo đó Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập ngày 11 tháng 3. Ngày 15 tháng 8, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, sự kiện Hồ Chí Minh đã đợi chờ từ khi Pháp bại trận năm 1940. Ngay khi xung đột chấm dứt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Các lực lượng Đồng Minh là Anh Quốc và Trung Hoa Dân Quốc tiến vào giải giới quân đội Nhật Bản ở phía Nam và phía Bắc vĩ tuyến 16. Pháp không từ bỏ sự tham lam của mình muốn trở lại tái chiếm Đông Dương. Xung đột giữa Việt Minh và các đảng phái khác ở Việt Nam tăng lên cao. Cuộc Chiến tranh Đông Dương nổ ra giữa Việt Minh và Pháp sẽ kéo dài đến năm 1954.

Mục lục

  • 1 1939
  • 2 1940
  • 3 1941
  • 4 1942
  • 5 1943
  • 6 1944
  • 7 1945
  • 8 Chú thích
  • 9 Tham khảo

1939Sửa đổi

1-9: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 3-10: Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc

1940Sửa đổi

Tháng 9: Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam. Hòa ước giữa Nhật và Đông Dương, thuộc quyền bảo hộ của chính quyền Pháp thân Đức quốc xã do Philippe Pétain đứng đầu, được ký để cho phép quân đội Trục [Nhật] đổ bộ vào Việt Nam. 22-9: Quân Nhật tấn công Lạng Sơn trong Chiến dịch Đông Dương [1940] 26-9: Quân Nhật đổ bộ tại Hải Phòng. 27-9: Khởi nghĩa Bắc Sơn. 23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.

1941Sửa đổi

13-1: Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương [ở Nghệ An]. 28/1: Nguyễn Ái Quốc về nước [tới Cao Bằng] trực tiếp chỉ đạo cách mạng. 10-5:Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. 15-5: Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội nhi đồng cứu quốc. 19-5: Thành lập Mặt trận Việt Minh. 29-7: Pháp và Nhật ký Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. 23-7: Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến.

1942Sửa đổi

1942-1943: Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc 15-11: Đại hội Việt Minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng.

1943Sửa đổi

25-2: Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề cương Văn hóa Việt Nam.

1944Sửa đổi

7-5: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa. 30-6: Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. 22-12: Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân [Quân đội nhân dân Việt Nam].

1945Sửa đổi

Bài chi tiết: Cao trào kháng Nhật cứu nước

9-3: Nhật đảo chính Pháp trên toàn Việt Nam, chấm dứt thời Pháp thuộc 11-3: Đế quốc Việt Nam tuyên bố độc lập, đồng thời cộng tác với Đế quốc Nhật Bản 9 đến 12-3: Hội nghị ban thường vụ mở rộng Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: ban hành chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. 11-3: Khởi nghĩa Ba Tơ. 15-3: Tổng bộ Việt Minh đưa ra hịch Hịch kháng Nhật cứu nước. 15-4: Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ. 16-4: Chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh về việc tổ chức các Ủy ban dân tộc giải phóng. 17-4: Nội các Trần Trọng Kim của Đế quốc Việt Nam được thành lập 15-5: Thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành lập Việt Nam giải phóng quân. 4-6: Thành lập Khu giải phóng ở Việt Nam. Tháng 8: Cách mạng tháng Tám diễn ra. 13 đến 15-8: Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào. 13-8: Lệnh Tổng khởi nghĩa được phát ra. 16-8: Đại hội quốc dân [quốc hội lâm thời] họp tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng [Chính phủ cách mạng lâm thời] do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. 19-8: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 23-8: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế. 25-8: Khởi nghĩa dành chính quyền tại Sài Gòn. Chủ tịch Hồ Chí Minh về tới Hà Nội. 2-9: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tháng 9: Lực lượng 150.000 của Quân đội Trung Hoa Dân Quốc tiến vào Bắc Việt giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản

Chú thíchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Jennings, E. [2004]. “Conservative Confluences, "Nativist" Synergy: Reinscribing Vichy's National Revolution in Indochina, 1940-1945”. French Historical Studies. 27 [3]: 601–635. doi:10.1215/00161071-27-3-601. ISSN0016-1071.
  • Nguyễn Thế Anh [2002]. “The Formulation of the National Discourse in 1940-45 Vietnam”. Journal of International and Area Studies. 9 [1]: 57–75. ISSN1226-8550. JSTOR43107057.
  • Masaya Shiraishi, Nguyễn Văn Khánh, & Bruce M. Lockhart [eds.] [2017] Vietnam-Indochina-Japan Relations during the Second World War: Documents and Interpretations. International Conference at Vietnam National University, Hanoi [September 2015]. 'Table of Contents'. Waseda University Institute of Asia-Pacific Studies.

Video liên quan

Chủ Đề