Tại sao chiến tranh afghanistan

Thất thủ sớm hơn dự báo Taliban không giấu tham vọng xây dựng một tiểu vương quốc Hồi giáo tại Afghanistan và áp dụng chế tài từ luật Hồi giáo cực đoan Shariya có từ khi thành lập vào năm 1994. Danh xưng này đã được sử dụng khi Taliban nắm quyền từ 1996-2001. Dù cam kết không để Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố khác hoạt động và xâm phạm các nước láng giềng, nhưng trong mấy chục năm qua, Al-Qaeda luôn là đồng minh thân cận của Taliban. Từ Afghanistan, đầu não của Al-Qaeda đã lên kế hoạch vụ tấn công khủng bố 11-9-2001. Chỉ vài tháng sau đó, liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tấn công lật đổ chế độ Taliban nhằm truy quét Al-Qaeda. Khi Taliban bị đánh đuổi khỏi Kabul, Al-Qaeda cũng biến mất vào vùng đồi núi ở biên giới với Pakistan. Tuy nhiên, có thể thấy sau 20 năm nhìn lại, mục tiêu do Mỹ đề ra trong “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan cũng chưa thành công. Taliban không những không bị tiêu diệt mà còn giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng nông thôn của Afghanistan, uy hiếp sự tồn vong của chính thể do Mỹ dựng lên ở Kabul. Từ chỗ bị Washington coi là kẻ thù cần phải tiêu diệt, Taliban được Mỹ chấp nhận như một đối tác đàm phán để ký Thỏa thuận hòa bình vào ngày 29-2-2020. Ngoài ra, các tổ chức khủng bố quốc tế không những không bị triệt tiêu, mà còn bén rễ tới nhiều khu vực trên thế giới như Trung Đông - Bắc Phi, Đông Nam Á, thậm chí cả ở châu Âu. Do đó, quyết định của Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc gián tiếp công nhận thất bại trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở quốc gia này. Giao tranh ở Afghanistan khiến nhiều người ngạc nhiên, khi quân Taliban chứng tỏ thế áp đảo, đẩy quân đội và lực lượng an ninh của chính phủ vào thế chống đỡ, bị động. Bản báo cáo rò rỉ của tình báo Mỹ hồi đầu tháng 8 dự báo rằng, thủ đô Kabul có thể sẽ thất thủ trước Taliban sau 1-3 tháng tới, nhưng sự thật cho thấy vụ việc xảy đến nhanh hơn.

Theo bà Weeda Mehran, một chuyên gia về xung đột tại Đại học Exeter [Anh], việc Mỹ vội vàng rút khỏi Afghanistan, đặc biệt là bất ngờ rút khỏi căn cứ Bagram trong đêm, là một đòn giáng mạnh vào tinh thần của lực lượng an ninh Afghanistan khi Kabul đang khá mơ hồ về cách thức kiểm soát cuộc chiến và đối phó Taliban. Trong khi đó, suốt 20 năm qua, Taliban chưa hề từ bỏ ý định tái chiếm Kabul. Lực lượng này len lỏi từ làng này qua làng khác để tiến hành chiến dịch vận động. Taliban cũng thực thi một chiến lược tuyển mộ bằng bạo lực và lợi dụng sự sợ hãi. Bất cứ ai làm việc cho cảnh sát hoặc quân đội chính phủ đều có nguy cơ bị ám sát. Giới trí thức, phóng viên, nhân vật truyền thông, hay bất cứ ai đại diện cho phong trào hoạt động xã hội ở Afghanistan đều trong tầm ngắm thủ tiêu của Taliban.

Quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan


Tương quan lực lượng Theo thống kê, quân chính phủ Afghanistan áp đảo Taliban với sĩ số khoảng 300.000 người, gồm có quân đội, không quân và cảnh sát. Nhưng trên thực tế, chính quyền Kabul luôn phải chật vật với công tác tuyển mộ, xây dựng lực lượng để đạt mục tiêu về quân số. Theo ông Jack Waltling, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh [RUSI], ngay cả quân đội Afghanistan cũng không biết chính xác họ thực sự có bao nhiêu binh sĩ, bởi có cả số binh sĩ “ảo” do nạn quan liêu, tham nhũng, muốn làm đẹp hồ sơ. Quân chính phủ cũng có thiếu sót trong khâu bảo quản vũ khí trang bị, huấn luyện tinh thần chiến đấu. Một cựu quan chức cấp cao của cơ quan tình báo Afghanistan cho biết, tỷ lệ hao hụt trong lực lượng an ninh là khoảng 5.000 người/tháng, trong khi tỷ lệ tuyển mộ chỉ từ 300-500 người/tháng. Đây là sự chênh lệnh đáng báo động. Ở chiều ngược lại, Taliban tỏ ra mạnh hơn so với những dữ liệu chính thức. Trung tâm Chống khủng bố Mỹ tại Học viện Quân sự West Point ước tính, Taliban có khoảng 60.000 tay súng. Bên cạnh đó là mạng lưới chân rết với các nhóm vũ trang và những người ủng hộ Taliban, đưa quân số của phong trào này có thể vượt quá 200.000 người. Quân đội chính phủ cũng có ưu thế về cả nguồn lực tài chính và vũ khí khi nhận được nguồn tiền lớn từ Mỹ, dùng để trả lương, huấn luyện, mua sắm vũ khí. Trong gần 20 năm qua, Mỹ đã chi tới 88 tỷ USD cho mục đích huấn luyện, xây dựng, trang bị guồng máy quân sự, an ninh đủ sức chiến đấu độc lập, theo đúng mô hình của Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tiền đã được sử dụng như thế nào, bị thất thoát ra sao và có thực chất hay không, vẫn là điều chưa rõ ràng. Đơn cử, Afghanistan hiện vẫn gặp khó khăn trong duy trì hoạt động của 211 máy bay chiến đấu cùng lực lượng phi công. Tình hình còn nghiêm trọng hơn khi Taliban chủ đích tiêu diệt lực lượng này. Afghanistan cũng không có đủ ngân sách, nguồn lực tiếp ứng hậu cần đáp ứng nhu cầu của các tư lệnh trên bộ trong cuộc đối đầu với Taliban. Hệ quả là với mỗi một khu vực, thành phố nào đó rơi vào tay Taliban, quân chính phủ thường bám vào lời giải thích là không có hỏa lực không quân hỗ trợ, thiếu lương thực, đồ tiếp tế. Về phần mình, Taliban có nguồn thu từ hoạt động buôn lậu, kiểm soát cửa khẩu biên giới. Số tiền này chủ yếu thu được từ việc buôn ma túy, tống tiền doanh nghiệp, thu thuế tại các vùng kiểm soát được và các hoạt động phạm tội khác. Ngoài ra, Taliban được cho là còn nhận tài trợ từ một số bên khác trong khu vực. Gần đây, Taliban cũng có thêm lượng vũ khí, phương tiện chiến tranh chiếm được từ lực lượng an ninh Afghanistan, phần nhiều trong số này do Mỹ viện trợ - như xe quân sự Humvee, súng máy, pháo, súng cối, kính nhìn ban đêm… Tinh thần chiến đấu rệu rã cũng là một yếu tố khiến quân chính phủ thua trước Taliban. Binh sĩ và cảnh sát Afghanistan lộ rõ thất vọng, tức giận trước giới lãnh đạo, những người dường như làm ngơ trước những yêu cầu cơ bản. Một số nguồn tin cho biết, cảnh sát Afghanistan đã không được Bộ Nội vụ trả lương trong nhiều tháng qua. Thực tế này cũng diễn ra ở Bộ Quốc phòng. Tại nhiều cứ điểm, binh sĩ chính phủ thiếu thốn từ lương thực, nước uống cho tới vũ khí, đạn dược. Điều đó giải thích tại sao Taliban đã nhanh chóng chiếm được nhiều thành phố, tỉnh lỵ chỉ trong thời gian ngắn. Phản kháng của lực lượng thân chính phủ là yếu ớt, thậm chí có thông tin cho rằng họ đã tự bỏ vũ khí, vị trí chiến đấu để Taliban dễ dàng chiếm hàng loạt thành phố mà không cần phải tiến đánh. Trước đó, Taliban đã thực hiện loạt thỏa thuận dưới tên gọi là thỏa thuận ngừng bắn ở vùng nông thôn, giữa lực lượng phiến quân và một số quan chức cấp thấp nhất của chính phủ vào đầu năm ngoái. Đổi lại, Taliban đã bỏ tiền để đổi lấy việc quân chính phủ giao nộp vũ khí. Một năm rưỡi tiếp theo, các cuộc trao đổi lên đến cấp huyện và nhanh chóng đến các thủ phủ tỉnh, dẫn đến một loạt cuộc đầu hàng của các lực lượng chính phủ, tạo điều kiện để Taliban nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh thành chủ chốt trước khi áp sát và đánh chiếm Kabul vào ngày 15-8.

Cuộc chiến tại Afghanistan được Mỹ phát động kể từ ngày 7-10-2001, với các đợt ném bom vào các lực lượng của Taliban. Tháng 12-2001, Taliban sụp đổ. Ngày 2-5-2011, quân đội Mỹ tiến hành một cuộc đột kích và tiêu diệt thủ lĩnh Al-Qaeda Osama bin Laden tại một ngôi làng ở Pakistan, tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến ở Afghanistan.

Năm 2015, với mục tiêu hỗ trợ, binh sĩ NATO và Mỹ được duy trì ở Afghanistan để đào tạo và cố vấn cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Cũng từ đó, một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột ở Afghanistan bắt đầu, mà mấu chốt là đàm phán với lực lượng Taliban. Một thỏa thuận được ký kết mở đường cho việc hàng loạt binh sĩ NATO và Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2020.

PHƯƠNG NAM tổng hợp

cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan Afghanistan

Ngấm ngầm nhưng đẫm máu

Cứ vài ngày, người ta lại phát hiện các thi thể được chất đống ở ngoại ô thành phố Jalalabad nằm ở miền đông Afghanistan. Một vài người trong số này bị bắn hoặc treo cổ, số khác bị chặt đầu. Nhiều tử thi có các mẩu giấy viết tay nhét vào túi tố cáo họ là thành viên của chi nhánh tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" [IS] tại Afghanistan.

Chiến binh Taliban ở Jalalabad, Afghanistan. Ảnh: BBC.

Không ai nhận trách nhiệm về các vụ sát nhân ghê rợn và ngoài pháp luật như thế này. Tuy nhiên người ta phần lớn cho rằng chính Taliban là lực lượng đứng đằng sau. IS là kẻ thù không đội trời chung của Taliban. IS từng tiến hành đánh bom liều chết hồi tháng 8/2021 ở bên ngoài sân bay Kabul khiến hơn 150 người thiệt mạng. Hai tổ chức này hiện đang tiến hành cuộc chiến ngầm đẫm máu chống lại nhau, với Jalalabad là tiền tuyến. IS tố Taliban là kẻ bội giáo, còn Taliban coi IS là những phần tử cực đoan dị giáo.

Afghanistan hiện nay yên bình hơn sau khi kết thúc cuộc nổi dậy của Taliban. Tuy nhiên tại Jalalabad, các lực lượng của Taliban vẫn giáp mặt gần như hàng ngày với các chuỗi tấn công có mục tiêu rõ ràng. IS [trong tiếng Arab là Daesh] đang sử dụng chính chiến thuật du kích mà Taliban từng áp dụng thành công để chống lại các chính quyền trước đây, bao gồm đánh bom ven đường và ám sát. 

Tại tỉnh Nangarhar [nơi có thành phố Jalalabad], Tiến sĩ Bashir đứng đầu cơ quan tình báo địa phương của Taliban. Ông này nổi tiếng dữ tợn. Ông ta trước đây đã giúp đánh đuổi IS ra khỏi một thành trì nhỏ do IS lập ra ở vùng Kunar láng giềng.

Tiến sĩ Bashir từ chối có bất cứ liên quan nào với các xác chết để lại bên vệ đường nhưng ông tự hào tuyên bố rằng người của mình đã bắt giữ hàng tá thành viên của IS. Nhiều chiến binh IS từng bị tống giam dưới thời chính phủ trước đã thoát khỏi ngục trong giai đoạn hỗn loạn khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan.

Tuy nhiên, về mặt công khai, Tiến sĩ Bashir và các thành viên còn lại của Taliban đều hạ thấp mối đe dọa từ IS. Họ nói rằng cuộc chiến tranh tại Afghanistan cuối cùng đã kết thúc và họ đang mang lại hòa bình và an ninh cho Afghanistan. Họ không hoan nghênh bất cứ nỗ lực nào phá hoại cách đặt vấn đề như vậy. Tiến sĩ Bashir còn đi xa tới mức tuyên bố IS thậm chí không tồn tại chính thức ở Afghanistan bất chấp có các bằng chứng chứng minh điều ngược lại.

Ông Bashir nói: "Cái tên Daesh dùng để chỉ Syria và Iraq. Không có nhóm xấu nào ở Afghanistan mà lại mang tên Daesh cả". Thậm chí, ông này còn coi các chiến binh IS là "một nhóm những kẻ nổi loạn chống lại phong trào Hồi giáo của chúng tôi".

IS trỗi dậy mạnh mẽ sau khi Taliban lật đổ được chính quyền thân Mỹ

IS không chỉ chính thức hiện diện ở Afghanistan, chúng còn thiết lập cả một chi nhánh cụ thể chuyên phụ trách quốc gia này. Đó chính là "IS-Khorasan", sử dụng tên cổ của vùng Trung Á. IS lần đầu thiết lập sự hiện diện của mình ở Afghanistan là vào năm 2015 và tiến hành các cuộc tấn công kinh hoàng trong các năm tiếp theo. Nhưng kể từ khi Taliban giành được chính quyền, IS lại phát động các cuộc tấn công liều chết ở những khu vực mà người ta chưa bao giờ nhìn thấy các chiến binh của IS.

Vào đầu tháng 10, IS tấn công các nhà thờ Hồi giáo thuộc về người thiểu số Shiite ở thành phố Kunduz [nằm ở miền bắc] và vào thành trì Kandahar.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Bashir khẳng định rằng không có lý do gì phải lo lắng. Ông ta nói: "Chúng tôi nói thế giới đừng lo lắng. Nếu một nhóm nhỏ những kẻ phản bội trỗi dậy và tiến hành các cuộc tấn công như vậy, thì chúng tôi sẽ đánh bại bọn chúng tương tự như chúng tôi đã đánh bại liên minh 52 nước trên chiến trường".

Từng tiến hành nổi dậy trong 2 thập kỷ, Tiến sĩ Bashir cho biết thêm: "Việc ngăn chặn chiến tranh du kích không phải là điều khó đối với chúng tôi".

Nhưng cả người dân Afghanistan đã kiệt sức vì những năm tháng chiến tranh lẫn các nước láng giềng và phương Tây đều cùng lo sợ về sự phát triển của IS. Giới chức Mỹ đã cảnh báo rằng IS ở Afghanistan có thể phát triển năng lực tiến hành các cuộc tấn công ở nước ngoài trong vòng 6 tháng đến 1 năm nữa.

VOV.VN - Nhóm khủng bố Hồi giáo IS-K vừa có một động thái hiếm hoi là xác định dân tộc của một kẻ đánh bom liều chết vào một nhà thờ Hồi giáo ở Afghanistan là Duy Ngô Nhĩ. Giới quan sát cho rằng quyết định này có thể là để thu hút sự chú ý của quốc tế và gây sức ép lên Trung Quốc.

Hiện tại, IS không kiểm soát bất cứ lãnh thổ nào ở Afghanistan. Nhóm này trước đó đã cố gắng thiết lập các căn cứ ở các tỉnh Nangarhar và Kunar trước khi bị đánh đuổi bởi các cuộc tấn công của Taliban cũng như các đơn vị quân đội Afghanistan được yểm trợ bằng các cuộc không kích của Mỹ. IS-K [lực lượng IS ở Afghanistan] mới chỉ có khoảng vài ngàn chiến binh so với khoảng 70.000 thành viên của Taliban - lực lượng hiện nay được trang bị thêm cả vũ khí Mỹ.

Tuy nhiên có những mối lo ngại rằng IS có thể tuyển cả các chiến binh ngoại hiện có mặt tại Afghanistan và đến từ các nước Trung Á và Pakistan, cũng như tuyển các chiến binh Taliban bất mãn nếu các phe phái tiếp tục phát triển trong nội bộ Taliban thời gian tới. Mỹ vẫn đang hy vọng tiếp tục thực hiện các cuộc không kích từ xa, xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ Afghanistan, để tấn công các mục tiêu IS. Tuy nhiên Taliban vẫn lạc quan về khả năng tự xử lý được các phần tử phiến loạn này.

Nhiều thành viên IS đào tẩu sang hàng ngũ Taliban Afghanistan cũng như Taliban Pakistan. Có lẽ vì thế nên một nhân vật của Taliban từng nói: "Chúng tôi biết chúng rất rõ mà chúng cũng biết chúng tôi rất rõ".

Trong các ngày gần đây, hàng chục thành viên IS đã đầu hàng lực lượng của Tiến sĩ Bashir ở Nangarhar. Một cựu thành viên của Taliban cho biết anh ta ngày càng thất vọng sau khi đào tẩu sang IS. Gã này cho biết, khác biệt với Taliban [lực lượng liên tục nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của mình là thiết lập một Tiểu vương quốc Hồi giáo ở Afghanistan], IS có các tham vọng toàn cầu. 

Theo lời nhân vật trên, IS "sẽ tung ra các lời đe dọa với tất cả mọi người, với cả thế giới, họ muốn cai trị cả thế giới", "nhưng lời lẽ khác với hành động, họ không đủ mạnh để kiểm soát Afghanistan".

Nhiều người Afghanistan mệt mỏi coi sự gia tăng các cuộc tấn công của IS là khởi đầu cho một "ván bài mới" ở đất nước Nam Á này. Tại Jalalabad, không chỉ người của Taliban bị tấn công. Nhà hoạt động dân sự Abdul Rahman Mawen đang lái xe về nhà sau khi dự một đám cưới vào đầu tháng 10/2021 thì bị các tay súng nã đạn vào xe. Hai đứa con trai 10 và 12 tuổi của Mawen co rúm trong ô tô trong lúc cha mình bị bắn chết. IS đã ra thông báo ngắn gọn nhận trách nhiệm của mình về vụ sát hại này.

Sau vụ việc, người anh của Mawen rầu rĩ chia sẻ: "Tự đáy lòng, khi Taliban lên nắm quyền, chúng tôi đã rất vui và lạc quan rằng nạn tham nhũng, giết người, đánh bom sẽ bị xóa sổ... Nhưng giờ thì chúng tôi nhận ra rằng một thế lực mới đang đè nặng lên chúng tôi, đó là Daesh"./.

Video liên quan

Chủ Đề