Hiện tượng xã hội là gì ví dụ

Rất nhiều người cảm thấy bế tắc không biết nên chọn chủ đề thế nào thì được coi là một vấn đề xã hội ở Việt Nam. Sau đây là một vài hướng dẫn cho các bạn.

Một vấn đề xã hội là gì?

Không có một giới hạn nhất định cho “một vấn đề xã hội”, bất cứ cái gì mà theo quan điểm của vài người hoặc rất nhiều người là “chưa đúng” trong xã hội đều có thể là một vấn đề xã hội. Mỗi người ở mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có cảm nhận về cái “chưa đúng” khác nhau. Nếu như ở thành thị, nhiều người cho rằng ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc là những vấn đề xã hội cần được giải quyết ngay thì những người ở vùng nông thôn lại cho rằng chuyện chống lũ lụt hạn hán là vấn đề quan trọng hơn.

Bạn có còn nhớ vài năm trước có một video quay cảnh trẻ em và thầy cô giáo ở một vùng hẻo lánh của Điện Biên để đến được trường học phải chui mình vào những bao nilon và nhờ người biết bơi kéo qua sông? Việc thiếu cầu đường là một “vấn đề xã hội” rất lớn với người dân trong cộng đồng dân cư này.

Sẽ luôn có nhứng ý kiến trái chiều về định nghĩa của một vấn đề xã hội. Nhiều người cho rằng ô nhiễm môi trường là cái giá phải trả để phát triển kinh tế và họ chấp nhận chuyện đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhiều người khác không đồng tình với quan điểm này vì họ cho rằng môi trường là sức khỏe và lợi ích lâu dài, không thể đánh đổi sức khỏe để lấy những lợi ích trước mắt. Tương tự như vậy, những người nghiện thuốc lá thì không thấy việc mình hút thuốc là vấn đề gì cho xã hội, nhưng rất nhiều người khác muốn cấm hút thuốc ở nơi công cộng vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe những người phải bất đắc dĩ hút thuốc gián tiếp.

Định nghĩa của một “vấn đề xã hội” phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Một việc được cho là to tát với người này thì chưa chắc đã là vấn đề với người khác. Vì vậy, bạn chỉ cần chọn một vấn đề “chưa đúng” trong xã hội theo quan điểm cá nhân của bạn.

Một dự án xã hội là gì?

Một dự án xã hội là một đề án, một kế hoạch nhằm thay đổi hiện trạng của một vấn đề xã hội theo hướng tích cực. Những dự án xã hội thường là phi lợi nhuận, một nhóm sẽ làm việc cùng nhau với mục đích là mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Nhiều người băn khoăn chuyện “thay đổi” là tôi phải tìm ra giải pháp toàn diện cho vấn đề, ví dụ đề án liên quan đến nước sạch thì tôi phải tìm ra công thức biến nước bẩn thành nước sạch. Ý nghĩa của từ “thay đổi” ở đây không hoàn toàn là vậy, có nhiều cách để thay đổi hiện trạng của một vấn đề xã hội, bạn có thể tạo ra thay đổi bằng cách nâng cao nhận thức của cộng đồng hoặc thay đổi hành vi của cộng đồng. Quay lại ví dụ về nước sạch, chiến dịch No Filter của Unicef là một chiến dịch xuất sắc nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề nước sạch. Không phải chỉ những người hàng ngày dùng nguồn nước bẩn thấy giật mình mà những con người KHÔNG phải sử dụng nguồn nước bẩn cũng phải cảm thấy ngỡ ngàng vì sự nghiêm trọng của vấn đề. Sau khi nhận thức nâng cao sẽ là gì? Rất có thể chính phủ sẽ sốt sắng hơn cho việc tìm biện pháp cho vấn đề, rất có thể những tổ chức từ thiện quốc tế sẽ quan tâm và viện trợ cho Việt Nam, và có thể rất nhiều người sẽ quyên góp cho quỹ nước sạch của Unicef. Vậy là không nhất thiết phải đưa ra công thức nước sạch, Unicef vẫn có thể làm cho vấn đề được thay đổi.

Chọn vấn đề xã hội nào?

Chúng tôi không muốn đưa ra một chủ đề cụ thể vì điều này sẽ hạn chế sự sáng tạo của bạn. Đồng thời, việc đưa ra các chủ đề nhất định sẽ áp chế cái mà chúng tôi cho là quan trọng lên quan điểm cá nhân của bạn; những thứ chúng tôi coi là một vấn đề xã hội chưa chắc đã là một vấn đề cho gia đình bạn, hàng xóm của bạn, thành phố của bạn,…nói chung là “cộng đồng” của bạn.

Nếu bạn vẫn còn lúng túng, sau đây là một số lĩnh vực phổ biến của những nhà hoạt động xã hội mà bạn có thể tham khảo:

  • Môi trường
  • Y tế – sức khỏe
  • Giáo dục
  • Trợ cấp xã hội
  • Hỗ trợ người khuyết tật
  • Giao thông
  • Cơ sở hạ tầng
  • Tình người trong xã hội
  • Bảo vệ động vật
  • Quyền của người lao động
  • Văn hóa

Sau đây là một vài dự án xã hội bạn có thể tham khảo

Lĩnh vực môi trường: Giải cứu Sơn Trà [Save Son Tra] – một chiến dịch online kêu gọi bảo vệ bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng khỏi sự bê tông hóa.

Lĩnh vực tình người trong xã hội: Nhịp cầu Hoàng Sa – một chiến dịch kêu gọi ủng hộ và giúp đỡ gia đình các thương binh liệt sĩ của cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 và chiến tranh biên giới 1979; những người đã bị lịch sử lãng quên một thời gian dài.

Lĩnh vực sức khỏe và giáo dục: Cơm Có Thịt [Quỹ Trò nghèo vùng cao] – một chiến dịch kêu gọi ủng hộ để nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao, nhưng sau đó đã rất thành công và mở rộng thành quỹ Trò nghèo vùng cao, một quỹ với phương châm nâng cao chất lượng giáo dục ở những vùng hẻo lánh của tổ quốc.

Lĩnh vực văn hóa: Hoa văn Đại Việt – một dự án sử dụng công nghệ vector để vẽ lại toàn bộ hoa văn cổ của Việt Nam. Dự án sẽ cung cấp tư liệu để sử dụng trong các dự án mang tinh thần Việt & cổ trang [Trang phục, kiến trúc, hội họa, minh họa…] của người Việt.

Admin


Từ một vần đề xã hội cụ thể, chứng minh vấn đề đó không chỉ là đối tượng nghiên cứu của xã hội học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội khác.

-Định nghĩa vấn đề xã hội: Vấn đề xã hội là những tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội mà cách thức và những biện pháp giải quyết của chủ thể [con người, nhóm xã hội] chưa đạt được kết quả mong muốn. Chẳng hạn như là nghèo đói, mại dâm, thất nghiệp, ma túy…”


-Có thể thấy rằng trong tiến trình phát triển của xã hội tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, các vấn đề này là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có xã hội học. Ví dụ: nghiên cứu về vấn đề tự tử, cả tâm lý học và xã hội học điều nghiên cứu và giải thích về vấn đề này. [nếu các nhà tâm lý học lấy yếu tố bên trong [yếu tố cá nhân] của cá nhân để giải thích cho hiện tượng tự tử, thì các nhà xã hội học lấy yếu tố bên ngoài [yếu tố môi trường văn hóa- xã hội], lấy yếu tố liên cá nhân để giải thích. Các nhà xã hội học cho rằng tự tử là một hiện tượng xã hội do xã hội áp đặt và bắt cá nhân tự tử hay không tự tử. Các nhà xã hội học cho rằng ở đâu con người càng ít các mối quan hệ xã hội ràng buộc thì ở đó nguy cơ con người tự tử càng cao. Một ví dụ khác đó là vấn đề ly hôn hay tội phạm cũng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu, trong đó có khoa học xã hội học. Giải thích cho vấn đề ly hôn, các ngành khoa học khác như gia đình học, tâm lý học cho rằng nguyên nhân xuất phát từ những kỳ vọng không được đáp ứng, thói hư tật xấu của nhau, căng thẳng kinh tế…thì các nhà xã hội học đi tìm những yếu tố văn hóa xã hội, những lực xã hội nào chi phối hiện tượng ly hôn. Các nhà xã hội học đặt lại vấn đề, tại sao tỉ lệ phụ nữ ly hôn trong các xã hội truyền thống thấp hơn xã hội hiện đại, nông thôn ít hơn đô thị… câu trả lời cho vấn đề này là: các giá trị văn hóa, tôn giáo, mạng lưới xã hội, điều kiện kinh tế… có tác động đến tỉ lệ ly hôn của phụ nữ. Do vậy hiện tượng ly hôn bên cạnh các nguyên nhân mang tính cá nhân còn có những yếu tố từ xã hội và nền văn hóa. Giải thích cho vấn đề tội phạm, các nhà tội phạm học, đạo đức học lấy yếu tố “đạo đức” để giải thích thì các nhà xã hội học lấy yếu tố xã hội để giải thích. [Các nhà xã hội học cho rằng tội phạm là do cấu trúc xã hội đẻ ra, xét đến cũng tội phạm cũng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.]


-Như vậy có thể thấy rằng, với một sự kiện và hiện tượng xã hội nó là đối tượng nghiên cứu và giải thích của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có xã hội học. Sự giải thích này theo hai hướng chính một là theo hướng cấu trúc chức năng; hai là theo hướng tác nhân xã hội mà thôi. Cái khác biệt của xã hội học là ở nhãn quan của nó – đó là cách lý giải mang tính xã hội học.


Page 2

Video liên quan

Chủ Đề