Chùa xiêm cán ở đâu

Xiêm Cán là ngôi chùa Khmer tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu [Bạc Liêu], được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha. 

Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều [tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu] có nghĩa là "giáp nước" bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển.

Clip: Vẻ đẹp độc đáo ngôi chùa Khmer rộng 5ha, nằm ở ven biển của tỉnh Bạc Liêu.

Thượng tọa Dương Quân hiện đang là trụ trì chùa Xiêm Cán lý giải thêm: "Ngày trước vùng này còn hoang sơ, cây cối rừng rậm rất nhiều, đường xá không có được như bây giờ, chỉ đi bằng xuống từ kênh Bạc Liêu. Từ bên ngoài đi vào phải mười mấy km. Người dân vào đây để lập nghiệp được khoảng mấy chục gia đình nên mới có nhu cầu thành lập chùa.

Do đường xá khó khăn, vùng này lại giáp biển nên trụ trì đầu tiên đặt tên chùa bằng tiếng Khmer có nghĩa là Sông Sâu. Sau đó, người Hoa đến làm ăn ở đây, dịch ra tiếng người Hoa tên chùa là Xiêm Cán nên từ đó gọi là chùa Xiêm Cán".

Chùa Khmer Xiêm Cán rộng đến 5ha, hơn 100 năm tuổi. Ảnh: M.A.

Khoảng sân trung tâm, nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại chùa Xiêm Cán. Ảnh: M.A.

Tòa chánh điện có chiều cao gần 40m, được xem là cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam Bộ tại Việt Nam. Ảnh: M.A.

Tồn tại cùng thời gian với hơn 134 năm đầy thăng trầm, ngôi chùa đã trải nhiều đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Mỗi đời trụ trì khi lên kế thừa đều dốc sức tôn tạo, gìn giữ và mở rộng để ngôi chùa hoàn hảo như ngày nay. 

Đây là một nét đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng tâm linh Phật giáo theo hệ phái Nam tông. Có thể chùa Xiêm Cán không phải là ngôi lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa Khmer lớn nhất ở miền Tây, nhưng về vẻ đẹp và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất.

Về màu sắc, chùa Xiêm Cán ở Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất.

Quần thể kiến trúc chùa Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dựng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Angkor-Campuchia.

Nổi bật nhất chính là Chính điện của chùa. Tòa chính điện được xây theo dạng hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài 36m, mặt chính quay về hướng Đông. Lối vào chánh điện với 18 bậc thang để đi lên, phía trên là tượng Phật Thích Ca. 

Trên vách, trần, cột của chính điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.

Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m Vẻ đẹp bên trong chính điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm, với 100 cây cột bê tông tròn tạo sự vững chắc cho tòa nhà. 

Phần góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bởi rất nhiều hoa văn…là một tuyệt tác khiến nhiều người mê đắm.

Ngôi chùa với lối kiến trúc đậm nét văn hóa Khmer Nam bộ. Ảnh: M.A.

Thượng tọa Dương Quân kể: "Chánh điện ngày xưa được xây cất bằng cây lá. Sau 16 năm thì gặp 1 trận bão khiến chánh điện bị hư hỏng. Từ đó, các hòa thượng tìm cây lớn về làm cột xây chánh điện, mái lợp mái bằng ngói. Tới 1974, chánh điện của chùa lại xuống cấp mới nên mới xây dựng lại".

"Chùa Khmer thường có kiến trúc tòa chánh điện gần giống nhau, hướng về phía Đông. Kiến trúc khác ở chỗ lớn nhỏ. Diện tích chùa Xiêm Cán rộng nên phải làm chánh điện lớn và cao hơn để tương xứng với diện tích của chùa. Kiến trúc thì theo phật giáo Nam Tông Khmer, gắn liền 1 số họa tiếng AngKor Wat, mang nét độc đáo của đồng bào Khmer".

Điểm khác biệt của chùa Xiêm Cán khác chính là sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng họa tiết, dù là vách tường, mái nhà và trụ cột,…tất cả đều được trang trí công phu, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chùa có đến 115 pho tượng, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887. Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân cùng những hàng cây xanh mát, không gian toát lên vẻ thanh tĩnh và trang nghiêm.

Chùa Khmer lưu giữ kinh lá buông 

Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo, chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. 

Kinh lá buông - báu vật của người Khmer Nam bộ. Ảnh: M.A.

Với bà con Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn bản sắc dân tộc, thờ phụng hài cốt ông bà quá cố… Do đó mà họ sẵn sàng đem hết công sức, của cải để xây dựng, tu bổ chùa. Đây cũng chính là lý do vì sao mà ngôi chùa ngày càng lộng lẫy, hoàn hảo.

Điều đặc biệt hơn, đây còn là nơi lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang với tuổi đời trên 100 năm. 

Cẩn thận lau chùi những quyển kinh phật cổ được khắc trên lá buông, thượng tọa Dương Quân kể: "Hồi đó không có máy đánh chữ, nên các sư viết trên lá buông khi viết phải có kỹ thuật rất giỏi, bút rất bén. Các sư học kinh, giáo lý của phật hay thuyết pháp điều nằm trên lá buông. Ngày nay, 1 số chùa vẫn giữ lưu niệm kinh viết trên lá buông. Trong đó chứa đựng nhiều giáo lý của Phật, góp phần cho con em mình biết chữ viết ngày xưa như thế nào".

Chùa Xiêm Cán nơi nơi sinh hoạt cộng đồng, văn hóa của đồng bào Khmer trong vùng. Ảnh: M.A.

Không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán là một công trình kiến trúc nổi bật, mang vẻ đẹp biểu trưng cho văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Khmer, là điểm đến nổi tiếng ở ĐBSCL. 

Đến với chùa Xiêm Cán không chỉ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc công phu, tận hưởng không khí yên tĩnh, thanh bình mà còn hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng, đời sống của dân tộc Khmer vùng đồng bằng Nam Bộ.

Chuyên mục thực hiện theo Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc - tôn giáo năm 2021

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là một công trình kiến trúc nổi bật, mang vẻ đẹp biểu trưng cho văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Khmer, là điểm đến nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ 

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu vừa là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở địa phương, vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người dân tộc Khmer. Vì thế, khi đến khu trung tâm thành phố và hỏi thăm về ngôi chùa này, hầu như người dân nào cũng biết và sẵn sàng chỉ đường cho bạn. 
 

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại gần trung tâm thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Du lịch hành hương

Chùa Xiêm Cán nằm tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Đây là một tuyến đường kết nối nhiều điểm đến nổi tiếng như Vườn chim Bạc Liê, nhà Công tử Bạc Liêu. Từ khu trung tâm, bạn đi thẳng về phía Nam theo hướng đến Khu vui chơi Nhà Mát. Từ đây, bạn rẽ trái vào đường DT31 và chạy thẳng là đến chùa Xiêm Cán. 
 

Chùa Xiêm Cán là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Bạc Liêu. Ảnh: Bazan Travel 

Từ vị trí của chùa, du khách có thể tiếp tục đi thẳng để khám phá các điểm đến nổi tiếng ở vùng đất này như vườn nhãn cổ, cánh đồng quạt gió,… Còn giờ thì bạn hãy dừng chân, ghé vào chùa, tham quan một vòng và chụp vài bức ảnh kỷ niệm trước đã. 


Ngôi chùa Khmer trăm tuổi

Chùa Xiêm Cán không chỉ là một ngôi chùa Khmer đẹp lộng lẫy và kỳ vĩ mà còn nổi tiếng là ngôi chùa trăm tuổi. Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1887 với diện tích ban đầu là 4500 m2. Thuở ban sơ, chùa có tên tiếng Khmer Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. 
 

Ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 19, có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Wanderplust Tips

Về sau, một bộ phận người gốc Hoa đến đây định cư đã dịch tên chùa thành Xiêm Cán. Trong tiếng Hoa, Xiêm Cán có nghĩa là “giáp nước” dùng để chỉ ngôi chùa nằm cạnh bờ biển. Vậy là từ ấy đến nay, chùa được gọi tên Xiêm Cán, vừa đơn giản dễ nhớ, lại vừa có nét gì đó rất ấn tượng. 
 

Ngôi chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa, ngày càng hoàn thiện và tráng lệ. Ảnh: Metrip 

Đến nay, ngôi chùa đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Có thể Xiêm Cán không phải là ngôi cổ tự lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa lớn nhất nhưng về vẻ đẹp tráng lệ và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất Bạc Liêu. 


Vẻ đẹp ấn tượng của chùa Xiêm Cán Bạc Liêu 

Nếu bạn từng nhiều lần du lịch miền Tây và thăm các chùa chiềng ở vùng đất này, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm trước nét đẹp độc đáo của những ngôi chùa Khmer. Tuy nhiên với những du khách lần đầu du lịch Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán thực sự là một công trình kiến trúc kỳ vĩ, đẹp và nổi bật. 
 

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor Khmer. Ảnh: VnExpress

Trên một diện tích đất rộng lớn, chùa Xiêm Cán được quy hoạch thành nhiều hạng mục khác nhau với phong cách kiến trúc Angkor Khmer – Campuchia đặc trưng.

Điều khác biệt của chùa Khmer với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng vách từng, mái nhà và trụ cột. Có đi sâu vào khuôn viên bên trong và nhìn ngắm thật kỹ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp mà chùa Xiêm Cán sở hữu. 
 

Những tòa nhà với phần mái hình chóp đặc trưng. Ảnh: damductu

Quần thể kiến trúc tâm linh Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dụng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng. Ở đây có hệ thống tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp và khu vực các sư thầy nghỉ ngơi. 
 

Thiếu nữ trong trang phục truyền thống của người Khmer. Ảnh: netdepkhmer

Về màu sắc, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Vẻ đẹp và sắc màu của ngôi chùa này dễ khiến du khách liên tưởng đến hệ thống chùa chiềng hoành tráng ở Campuchia, Thái Lan. 
 

Khuôn viên chùa vói vẻ đẹp trong lành, bình yên. Ảnh: van.lala

Đến trước cổng tam quan, bạn sẽ thấy được dấu ấn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer thể hiện qua nhiều bức phù điêu đắp nổi. Bảng tên cổng thiết kế kiểu tháp nhọn đặc trưng của kiến trúc Angkor, có thêm hình ảnh tượng phật ngồi giữa uy nghiêm. Ngoài ra, bên dưới bảng tên cổng còn có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn. 
 

Trong chùa, góc nào cũng đẹp để bạn chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: van.lala

Bước qua khỏi cổng, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác dạo bộ dưới một con đường mát rượi rợp bóng cây xanh trước khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chính Điện nhà chùa. Chính Điện được xây theo hình chữ nhật, rộng 18m và chiều dài gấp đôi.

Điểm đặc biệt của tòa Chính Điện là tập trung mở rộng cửa ở hai bên nhằm tránh ánh nắng buổi sáng chiếu thẳng vào điện thờ. Vì tất cả các hạng mục trong chùa đều hướng thẳng phía Đông. 
 

Lối đi mát mẻ từ cổng và chùa. Ảnh: mdseestheworld

Vẻ đẹp bên trong Chính Điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm. Nơi đây được thực hiện với tổng cộng 100 cây cột bê tông tròn, tạo sự vững chắc cho tòa nhã. Ở mỗi điểm tiếp giáp giữa các đầu cột và mái đều là đầu rắn thần Nagar. Trong quan niệm của người Khmer, con rắn đã được đức Phật giáo hóa bằng chính lòng từ bi. Từ đó, rắn trở thành linh vật bảo vệ cho nhà chùa. 
 

Tháp chuông cổ nổi bật trong chùa Xiêm Cán. Ảnh: phuong112591    

Nếu bên trong các tòa nhà thường được xây dựng cực kỳ tinh xảo, tỉ mỉ thì vẻ đẹp bên ngoài nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Dọc theo các lối đi là bờ tường sơn màu vàng nhạt, được điểm tô thêm bằng những cây cột, những khung cửa chạm trổ ấn tượng. Nếu có một vài bức ảnh chụp thật đẹp, bạn nên đứng bên ngoài chùa để lấy được hình ảnh Chính Điện nổi bật. 
 

Mỗi hạng mục trong chùa đều được thiết kế tỉ mẩn. Ảnh: rett_truong

Ngoài khu Chính Điện, du khách còn có thể đi một vòng quanh chùa Xiêm Cán để tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tháp Chuông, Giảng Đường, Sa La,… Điểm chung của các tòa nhà này chính là kiểu tháp hình chóp vươn thẳng lên nền trời cùng những chi tiết điêu khắc cực kỳ tỉ mẩn. 


Điểm sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương

Với lữ khách, ngôi chùa đẹp ở miền Tây này là điểm đến để tham quan, tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Khmer. Còn với cư dân địa phương, đây là nơi sinh hoạt tôn giáo, tu đạo, dạy chữ Khmer và thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn của Khmer. 
 

Đây là một trong những điểm đến nổi bật ở Bạc Liêu. Ảnh: Gody 

Vì mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống nên chùa rất được chú trọng trong việc giữ gìn cảnh quan đẹp, tu bổ và hoàn thiện để ngày một rộng lớn hơn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trong vùng. 
 

Nơi đây còn là điểm dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Dbscl 

Đến thăm chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn đều cảm nhận được bầu không khí trong lành, yên bình. Nơi đây có những hàng cây cao xanh mát, đan xen vào đó là những tòa tháp nhọn vươn thẳng lên trời. Tất cả hài hòa một cách nhẹ nhàng, tạo nên bức tranh tĩnh tại ở chốn tu hành, thiền tịnh của người Khmer. 
 

Quần thể chùa Khmer này là nơi mà bạn nên ghé thăm khi du lịch Bạc Liêu. Ảnh: Lữ hành Việt Nam 

Là một ngôi chùa đẹp và nguy nga, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu trở thành điểm đến được yêu thích bậc nhất miền Tây. Nếu có ý định ghé chùa tham quan, chụp ảnh, bạn nên chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Ưu tiên các gam màu trắng, xanh, đỏ,… để có ảnh đẹp và nổi bật.

Xem thêm: Vãn cảnh 5 đền chùa đáng kinh ngạc nhất châu Á

Ngọc Anh [tổng hợp] 

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề