Thai sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được

         Sinh non ở tuần thai thứ 26 và chỉ nặng 700 gr, bé Nghiêm Văn Hòa - con chị Vũ Thị Thúy [trú tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang] được các bác sỹ Khoa Sơ sinh -Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chăm sóc đặc biệt với sự tận tâm của những lương y. Kết quả sau hơn 2 tháng được nuôi dưỡng tận tình và điều trị hàng loạt bệnh lý, sức khỏe của cháu Nghiêm Văn Hòa đã ổn định, cân nặng lên tới 2,2 kg và chuẩn bị được xuất viện về nhà cùng gia đình.

Bé Nghiêm Văn Hòa những ngày đầu được nuôi dưỡng trong lồng kính tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

       Khi mang thai ở tuần thứ 26, chị Vũ Thị Thúy thấy bị đau bụng dữ dội kèm ra huyết âm đạo nên đã đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang khám. Tại đây, sau khi được thăm khám và siêu âm, các bác sỹ nhận thấy chị Thúy mang song thai, trong đó có một thai nhi ngôi ngang. Các bác sỹ liền chỉ định mổ lấy thai, nếu để muộn hơn sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.  9h35ph bé Nghiêm Văn Hòa được các bác sỹ mổ lấy thai thành công, thai nhi ngôi ngang kém may mắn hơn đã không thể cất tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên ngay khi sinh ra bé Hòa có hiện tượng tím tái toàn thân, rút lõm lồng ngực rõ, được các bác sỹ chẩn đoán sơ sinh non tháng suy hô hấp độ 3 rất nặng, bé không tự thở được nên đã được các bác sỹ cấp cứu bóp bóng hỗ trợ hô hấp đồng thời đặt ống nội khí quản ngay trên phòng mổ rồi chuyển tới Phòng Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh vào lúc 9h40ph. Ngay khi Khoa Sơ sinh tiếp nhận bé Hòa thì các bác sỹ ủ ấm cho bé bằng lồng ấp, bơm thuốc trưởng thành phổi Surfactant, cho bé thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch rốn và dùng kháng sinh điều trị dự phòng bệnh viêm phổi cho bé. Từ đây bé Hòa cách ly mẹ và được chăm sóc hoàn toàn bởi các bác sỹ của Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

        Theo Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ sinh cho biết: “Nuôi dưỡng trẻ sinh non quá nhẹ cân như bé Hòa thực sự rất khó khăn, bởi vừa sinh ra bé đã bị suy hô hấp rất nặng phải điều trị bệnh lý, phải dùng máy thở xâm nhập, tiếp đó là máy thở không xâm nhập rồi 27 ngày sau sinh bé mới được chuyển qua thở oxy mask. Hơn nữa nuôi dưỡng bé cũng cần rất nhiều nỗ lực của đội ngũ y bác sỹ. Ngày đầu cho bé Hòa ăn chỉ 1 ml sữa thôi nhưng bé ăn không tiêu được, có dấu hiệu viêm ruột nên chúng tôi phải tiêm kháng sinh điều trị bệnh kết hợp nuôi dưỡng bé hoàn toàn theo đường tĩnh mạch. Ngày 10/01 kiểm tra dịch dạ dày của bé trong, không còn tình trạng nhiễm khuẩn nữa thì chúng tôi mới tiếp tục cho bé ăn sữa qua ống sonde dạ dày kết hợp dịch truyền theo đường tĩnh mạch. Ban đầu chúng tôi cho bé ăn 1 ml sữa và tăng dần từng chút một, lên 2 ml, 3 ml và tăng dần tới 20 ml sữa sau 20 ngày cho bé ăn qua ống sonde sữa tiêu tốt. Từ ngày 06/02 là bé Hòa được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tiêu hóa với lượng sữa 20 ml trong vòng 3 giờ đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Hai tháng sau sinh bé Hòa đã nặng 1,9 kg, ăn được 45 ml sữa, bé đang trong quá trình cai thở oxy và được chuyển sang Phòng ghép Mẹ và Bé để mẹ bé có thể tự tay chăm sóc cháu”.

       Hơn 2 tháng đầu đời, sức khỏe của bé Hòa được các y bác sỹ của Khoa Sơ sinh theo dõi liên tục. Các bác sỹ còn phải dùng thuốc để điều trị bệnh lý còn ống động mạch cho bé Hòa do ống động mạch không tự đóng lại như những trẻ sơ sinh khác. Hiện tại sau 2,5 tháng được các bác sỹ chăm sóc tận tình, bé Nghiêm Văn Hòa nặng 2,2 kg, hô hấp bình thường và bú sữa mẹ được.

Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang hướng dẫn chị Vũ Thị Thúy cách chăm sóc bé Nghiêm Văn Hòa

       Được tận tay chăm sóc cho con trai bé bỏng của mình tại Phòng ghép Mẹ của Khoa Sơ sinh, chị Vũ Thị Thúy, mẹ bé Hòa không giấu nổi xúc động: “Hai tháng phải cách ly với con là chuỗi ngày dài đằng đẵng với vợ chồng chúng tôi. Con sinh thiếu tháng lại mắc nhiều bệnh lý khi sinh ra khiến con quá yếu ớt, hy vọng sống của con cũng mong manh quá. Gia đình chúng tôi chỉ biết đặt tất cả niềm tin vào các bác sỹ nơi đây. Thực sự gia đình chúng tôi mong có tiếng cười con trẻ từ lâu lắm rồi. Vợ chồng tôi đến với nhau 8 năm rồi mà mãi không có con, cũng đã đi chữa trị nhiều nơi nhưng không thành. Tới lần này khi ra Bệnh viện Phụ Sản Trung ương khám thì tôi mới biết là mình bị dính buồng tử cung nên khó có thai. Vợ chồng tôi phải dùng tới phương pháp bơm tinh trùng [IUI] thì mới có thể mang song thai này. Nhưng xót xa là một bé đã không thể ở lại với vợ chồng chúng tôi. Nhìn bé Hòa khi mới sinh ra đỏ hỏn, nhỏ xíu, nặng chỉ có 700 gr, lại bị suy hô hấp rất nặng mà lòng chúng tôi đau xót vô cùng. Thời gian bé phải cách ly để các bác sỹ của Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chăm sóc, tôi vẫn thường ngồi ngoài phòng cách ly chờ nghe thông tin của bé. Mỗi khi được nghe bác sỹ báo là bé được cai máy thở khi nào, ăn được bao nhiêu ml sữa, lớn thêm được bao nhiêu là chúng tôi bớt một phần lo lắng và thêm vững tin hơn vào sự kiên cường của con chờ đến ngày có thể gặp mẹ. Nay được nhìn thấy con, được ôm con trong vòng tay để tự mình có thể chăm sóc cho con thật lòng tôi không biết diễn tả cảm giác hạnh phúc của mình như thế nào nữa. Đồng thời cũng thấu hiểu hơn những nỗi vất vả của các đấng sinh thành. Thay mặt gia đình, tôi thực sự cảm ơn các y bác sỹ của Khoa Sơ sinh rất nhiều. Tận mắt chứng kiến mới thấy được sự vất vả cũng như lòng nhiệt tâm của các bác sỹ nơi đây đúng như câu “lương y như từ mẫu”. Nếu không có đội ngũ y bác sỹ không quản ngày đêm chăm sóc tận tình cho con trai tôi từ khi bé mới có 700 gr tới giờ được 2,2 kg, thì tôi không biết mẹ con tôi có giờ phút được ở bên nhau như thế này không nữa. Tôi cũng xin chúc các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang luôn dồi dào sức khỏe để phục vụ nhân dân, chúc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang luôn là địa chỉ tin cậy cho nhân dân đến khám và điều trị”.

Bé Nghiêm Văn Hòa không phải trường hợp duy nhất sinh non và chỉ nặng 700 gr được nuôi dưỡng thành công tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Bác sỹ Nguyễn Thị Lệ cho biết thêm: “Ngay từ khi Khoa Sơ sinh tách ra từ Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Sơ sinh đi vào hoạt động ngày 05/6/2018 thì đây là bé thứ tư sinh thiếu tháng, nặng 700 gr được nuôi dưỡng, chăm sóc thành công tại Khoa Sơ sinh, với những bé sinh thiếu tháng nặng từ 1,2 kg trở lên thì việc nuôi dưỡng là thường quy tại Khoa. Và với những bé này, khi các cháu đạt cân nặng từ 2,5 kg với các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định là có thể xuất viện về nhà với gia đình”.

Qua đây Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Lệ cũng khuyến cáo rằng: Ngay từ khi còn trong bụng mẹ các thai nhi cần phải được chăm sóc và theo dõi đầy đủ để có thể phát triển tốt nhất, tránh tình trạng sinh non bởi việc điều trị và nuôi dưỡng trẻ sinh non rất khó khăn, nhất là với các bé cân  nặng dưới 1 kg, khi mà hệ hô hấp, hệ tiêu hóa cũng như hệ tuần hoàn của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, với những phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non hoặc từng có tiền sử sinh non thì nên đi kiểm tra thai kỳ thường xuyên và nên sinh con tại các bệnh viện có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu, máy móc hỗ trợ điều trị bệnh nhi sinh non tốt như Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang bởi vì nếu chỉ chậm trễ 1 chút thôi thì nguy cơ tử vong ở trẻ là rất cao.

Hiền Chúc - Bệnh viện Sản Nhi

Thông thường, sau 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ bé sẽ chào đời. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà em bé ra đời sớm hơn - bé sinh non. Sinh non có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé. 

1. Sinh bao nhiêu tuần là sinh non?

Sinh non là tình trạng mẹ chuyển dạ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi. Bình thường thai kỳ của người phụ nữ sẽ kéo dài từ 38 đến 42 tuần. Những trường hợp em bé chỉ phát triển trong bụng mẹ nhỏ hơn 37 tuần được xếp vào sinh non.

Tổ chức y tế thế giới [WHO] đã chia sinh non thành 4 loại:

  • Trẻ sinh non tuần 28 trở lại được gọi là sinh cực non.
  • Bé sinh non 29 tuần tuổi đến 32 tuần tuổi được gọi là sinh rất non.
  • Trẻ sinh non tuần 33 - 34 gọi là sinh non trung bình.
  • Bé sinh non tuần 35 - 36 tuần được xếp vào sinh non muộn.

Trẻ sinh non thường có các biểu hiện phổ biến như nhẹ cân [nhỏ hơn 2,5kg], suy hô hấp do phổi của trẻ chưa có khả năng hoạt động độc lập, não bộ, một số cơ quan chưa hoàn thiện. Do thời gian phát triển trong bụng mẹ ngắn nên những trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc phải một số vấn đề về thể chất, thị giác, trí tuệ hơn so với những em bé được sinh đủ tháng. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát trên thế giới cho thấy sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn đang được nhiều phụ huynh quan tâm. 

Trẻ sinh trước tuần 37 của thai kỳ thì gọi là sinh non

2. Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời nào có thể khẳng định sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn bởi nhiều trường hợp trẻ đủ tháng vẫn không thể khẳng định 100% là an toàn.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non mỗi năm và đang có xu hướng tăng. Với những trẻ sinh non trước tuần 23 cơ hội nuôi được gần như bằng 0%. Những bé sinh non từ 23 đến 28 tuần tuổi tỷ lệ sống sót là 35-40%, trẻ sinh non tuần 28-36 tăng lên 90%. Những con số thống kê này chỉ là tỷ lệ sống còn, không thể khẳng định được trong tương lai bé có thể phát triển khỏe mạnh được hay không. Tỷ lệ này gần như phụ thuộc vào sự phát triển về y tế của nơi mà trẻ được sinh ra. Trình độ, tay nghề của các bác sẽ sẽ quyết định có cứu sống được trẻ thiếu tháng hay không. Với sự phát triển của y khạc ngày nay đa số trẻ sinh non 7 tháng trở lên đều có thể sống sót sau thời gian chăm sóc đặc biệt.

Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn

3. Bé sinh non có nuôi được không?

Sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được, bé sinh non có nuôi được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:

  • Cân nặng: Theo thống kê của WHO nếu cân nặng của trẻ sơ sinh trên 800g thì tỷ lệ sống sót lên đến 90%. Với những trẻ chỉ đạt cân nặng khoảng 500g tỷ lệ này chỉ còn khoảng 40-50%, chưa kể trẻ có thể tử vong ngay sau khi sinh.
  • Giới tính của trẻ: bé gái sinh non thường có cơ hội sống sót và phát triển tốt hơn bé trai.
  • Tuần thai: tỷ lệ bé sinh non sống sót và có thể nuôi được sẽ tỷ lệ thuận với thời gian bé ở trong bụng mẹ. 
  • Sự phát triển của y tế: ở những nơi có trình độ y học phát triển thì tỷ lệ bé sinh non nuôi được sẽ cao hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ: nếu mẹ có mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp… sẽ tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ sinh non.

Với những trẻ sinh non khả năng nuôi được là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có phép màu xảy ra, nhiều bé sinh non vẫn sống sót, phát triển khỏe mạnh nên bố mẹ đừng từ bỏ hy vọng dù là nhỏ nhất.

Những trẻ sinh non khả năng nuôi được là rất thấp

4. Cách phòng tránh sinh non

Để phòng tránh những rủi ro do sinh non đối với sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong suốt giai đoạn mang thai. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu nên có đầy đủ các nhóm chất và đa dạng các loại thực phẩm.
  • Uống đủ nước [mỗi ngày khoảng 2,5-3l nước] để ngăn chặn tình trạng mất nước ở tử cung.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Hạn chế nằm ngửa, nên nằm nghiêng trái hoặc phải, tốt nhất nên kê gối dưới bụng để tạo tư thế ngủ thoải mái nhất.
  • Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.
  • Khám thai định kỳ để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Khám thai định kỳ để phòng tránh những biến chứng thay kỳ có thể gây sinh non

Như vậy, vẫn chưa có một câu trả lời hoàn hảo nào cho câu hỏi "Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?". Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề