Sửa chữa sai sót theo những phương pháp nào thì phải lập chứng từ sửa chữa sai sót

Trong kế ghi chép sổ sách kế toán thường khó tránh khỏi sai sót. Vậy khi phát hiện sai sót ghi sổ kế toán phải sửa thế nào? Chúng tôi xin chia sẻ phương pháp sửa chữa sổ sách kế toán cho cho các bạn tham khảo.

1. Đối với sổ kế toán ghi tay

* Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp: – Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;

– Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

Sửa chữa sai sót theo những phương pháp nào thì phải lập chứng từ sửa chữa sai sót

* Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ): Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

– Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;

– Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” – Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

* Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

2. Trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:

a. Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính

b. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót

c. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 điều 28 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003

Hóa đơn điện tử khi có sai sót thì cách xử lý như thế nào , Có khác gì so với hóa đơn giấy không ? Đây là câu hỏi của rất nhiều kế toán doanh nghiệp,  Trung tâm đào tạo kế toán VAT xin chia sẻ vấn đề này qua bài viết sau:

Các trường hợp sai sót khi doanh nghiệp đã lập hóa đơn và ký số thành công và cách xử lý :

1.Trường hợp sai thông tin khách hàng:

Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng (tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, sai lỗi chính tả … thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn.

Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

+ Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng.

Xem thêm: Cách lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

+ Biên bản được lập thành 2 bản (có chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán hoặc cả hai bên ký điện tử vào biên bản), mỗi bên lưu trữ một bản để cơ quan thuế kiểm tra khi cần.

 2.Trường hợp sai các thông tin khác:

– Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế:

+ Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai thông tin tiền hàng, mặt hàng thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn.

Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

+ Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, số tiền điều chỉnh lại cho đúng (biên bản lập thành hai bản có đầy đủ chữ ký và dấu của hai bên).

+ Thực hiện chức năng lập HĐĐT điều chỉnh (trên HĐĐT điều chỉnh phải ghi rõ “Điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, số tiền, thuế suất, thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho HĐĐT số… ký hiệu … ngày tháng năm”.

+ Ký số và gửi lại hóa đơn cho khách hàng.

+ Thực hiện kê khai điều chỉnh (tăng, giảm) thuế GTGT

Xem thêm: Cách kê khai điều chỉnh thuế GTGT

Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua chưa kê khai thuế:

+ Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng (tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn… thì thực hiện thủ tục lập hóa đơn thay thế.

Thủ tục lập hóa đơn thay thế thực hiện như sau:

+ Lập biên bản thỏa thuận giữa hai bên về việc lập hóa đơn thay thế (biên bản lập thành hai bản có đầy đủ chữ ký và dấu của hai bên)

+ Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế (trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “Hóa đơn này thay thế hóa đơn số…..Ký hiệu, ngày tháng năm”).

+ Ký số và gửi lại hóa đơn thay thế cho khách hàng.

– Trường hợp hóa đơn đã lập và chưa gửi cho người mua:

+ Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng (tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn… thì thực hiện xóa bỏ hóa đơn lập hóa đơn mới cho khách hàng.

Thủ tục xóa bỏ hóa đơn thực hiện như sau:

+ Lập phiếu giải trình nêu rõ lý do sai phải xóa bỏ hóa đơn.

+ Thực hiện chức năng xóa bỏ HĐĐT đã lập.

+ Lập hóa đơn mới, ký số và gửi lại cho khách hàng.

Xem Thêm: Cách Đăng ký sử dụng HĐ ĐT Qua mạng

Trung tâm đào tạo kế toán VAT có cung cấp dịch vụ phần mềm hóa đơn điện tử với những tính năng ưu việt và giá cả hợp lý , Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử , xin liên hệ số điện thoại 0905.625625 hoặc 0945.625625 để được tư vấn và hỗ trợ !

Trung tâm đào tạo kế toán VAT chúc các bạn thành công !

 Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Lớp học kế toán thuế thực tế chuyên sâu tại trung tâm đào tạo kế toán VAT Hải phòng

Trong quá quá trình làm ghi sổ kế toán không tránh khỏi những sai sót, hầu hết các bạn điều lo lắng không biết cách xử lý như thế nào đúng quy định của sữa chữa sổ.

 Khi phát hiện những sai sót này, dù ở thời điểm nào, thời kỳ nào kế toán cần phải áp dụng các phương pháp sửa chữa sổ kế toán phù hợp với tình huống sai sót theo những nguyên tắc thống nhất qui định và phải đảm bảo không được tẩy xoá làm mờ, mất, hoặc làm không rõ ràng số cần sửa.  Theo trên quy định cho phép được sửa chữa chỉ có điều sửa như thế nào cho đúng cũng có khá nhiều kế toán còn đang lúng túng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.

1. Phương pháp cải chính

Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

-Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;

-Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

2. Phương pháp ghi số âm ( Phương pháp ghi đỏ)

Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:

Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính

Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan cóthẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng. Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

Ví dụ:

+ Trường hợp ghi số tiền lớn hơn:
Ví dụ: DN mua hang hóa nhập kho bằng tiền mặt: 96.000đ
Kế toán ghi sai:
Nợ TK 1561: 99.000đ
Có TK 1111: 99.000đ
Bút toán sửa sai:
Nợ TK 1561: (3.000đ)
Có TK 1111: (3.000đ)

+ Trường hợp ghi trùng nghiệp vụ hai lần:
VD: Theo ví dụ trên nhưng kế toán đã ghi:
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1111: 96.000đ
Sau đó kế toán lại ghi trùng lần nữa:
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1111: 96.000đ

Kế toán sửa sai bằng cách xóa đi một bút toán:
Nợ TK 1561: (96.000đ)
Có TK 1111: (96.000đ)

+ Trường hợp định khoản sai:
VD: Theo ví dụ trên nhưng kế toán đã ghi
Nợ TK 1561: 96.000đ
Có TK 1121: 96.000
Kế toán sửa như sau:
Nợ TK 1561: (96.000đ)
Có 1121: (96.000đ)
Và ghi lại bút toán đúng:
Nợ TK 1561: 96.000
Có TK 1111: 96.000đ

3. Phương pháp ghi bổ sung :

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp  ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung” để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu  so với chứng từ.

a. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có  sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ của năm đó.

b. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có  sai sót trước khi lập báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền  thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.

c. Các trường hợp có sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo " phương pháp ghi sổ âm" hoặc " phương pháp ghi bổ sung "

d. Trường hợp đơn vị kế toán phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 " Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót" thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của tài khoản có liên quan.

Mời bạn tham khảo thêm khóa kế toán tổng hợp thực trên chứng từ thực tế, hành trên excel, misa 2015 theo TT200

Sửa chữa sai sót theo những phương pháp nào thì phải lập chứng từ sửa chữa sai sót

Tag: học kế toán thực hành học kế toán thuế