Sự khác nhau giữa vô sản và tư sản

Giai cấp tư sản là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân.

Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Vậy Giai cấp tư sản là gì?

Hiện nay theo cách giải thích về giai cấp tư sản là gì mà bách khoa toàn thư mở wikipedia đưa ra như sau: “Trong triết học Marx, giai cấp tư sản (tiếng Pháp: bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội. Giai cấp tư sản luôn chống lại giai cấp quý tộc và giáo hội Ki-tô”.

Giai cấp tư sản có nguồn gốc từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

Giai cấp tư sản có thể thấy là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản là giai cấp cách mạng và tiến bộ. Cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XIX lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập địa vị thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, giai cấp tư sản có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ, do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưng bản chất của giai cấp tư sản là không thay đổi.

Sự khác nhau giữa vô sản và tư sản

Giai cấp tư sản tại Việt Nam

Trước Chiến tranh thế giới I Việt Nam chỉ có một số ít nhà giàu kinh doanh theo lối tư bản mà chưa có giai cấp tư sản. Sau cuộc Chiến tranh thế giới I gắn liền với  việc Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần 2 tại Việt Nam thì giai cấp tư sản Việt Nam chính thức ra đời.

Tư sản Việt Nam chủ yếu hoạt động thương mại buôn bán hàng hóa ngoại quốc và thợ thủ công cá thể chứ không có địa vị trong nền kinh tế nông nghiệp. Giai cấp tư sản nguyên là những tiểu chủ đứng trung gian làm hầu khoán hoặc làm đại lý hàng hóa khi có vốn lớn họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bùi Huy Tín chuyên cung cấp tà vẹt làm đường sắt cho Pháp, Bạch Thái Bưởi có ab xà lúp chở khách , Trương Văn Bền là chủ xí nghiệp có 700 công nhân, Nguyễn Hữu Thu… Bộ phận tư sản này phát triển đến một mức độ nào đó thì phân hóa làm 2 bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

+ Tư sản mại bản dựa hẳn vào đế quốc Pháp để kinh doanh làm giàu nên có quyền lợi gắn chặt với Pháp, cấu kết chặt chẽ với chúng cả về kinh tế và chính trị. Vì vậy thái độ của họ là phản động tầng lớp này là đối tượng cách mạng cần đánh đổ.

+ Tư sản dân tộc là giai cấp tư sản không dính líu với đế quốc, hoặc dính líu rất ít. Họ có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bán hàng nội hóa, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến. Bên cạnh đó, một mặt thì giai cấp tư sản dân tộc bị đế quốc và phong kiến ngǎn trở nên họ cũng muốn chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác, giai cấp tư sản dân tộc là giai cấp bóc lột cho nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh. Không chỉ vậy về mặt kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc còn dính líu ít nhiều với địa chủ phong kiến, cho nên đối với việc cải cách ruộng đất, họ còn do dự. Do đó mà tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thoả hiệp. Bởi vậy, giai cấp công nhân cần phải vừa đoàn kết với họ, vừa đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề giai cấp tư sản là gì? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

So sánh và phân biệt dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) với dân chủ tư sản, V.I.Lênin đã khẳng định: “ dân chủ vô sản là nền dân chủ gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản”. Sự khác nhau căn bản giữa hai nền dân chủ đó thể hiện ở bản chất mục tiêu của dân chủ, đó là  ở chỗ dân chủ thuộc về ai. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của đại đa số nhân dân lao động, đại diện và phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động. Còn dân chủ tư sản là nền dân chủ thiểu số của giai cấp tư sản, đại diện và phục vụ cho lợi ích của thiểu số bóc lột.

Khác nhau ở bản chất của giai cấp dân chủ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thông qua sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa; là nền dân chủ nhất nguyên bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của đảng mácxít - Lênin. Còn dân chủ tư sản là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp tư sản, thông qua sự quản lý của nhà nước tư sản; dù có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo dưới hình thức đa nguyên, nhưng về bản chất nó vẫn là phục tùng sự lãnh đạo của giai cấp tư sản bóc lột.

Khác nhau ở cơ sở khách quan quy định bản chất giai cấp dân chủ:
Cơ sở khách quan quy định bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, phù hợp với tính chất, trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, cho phép tạo nên sự bình đẳng về quyền lực của đại đa số nhân dân lao động. Còn cơ sở khách quan quy định bản chất của chế độ dân chủ tư sản là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thừa nhận chế độ người bóc lột người, tạo nên sự bất bình đẳng, đối kháng sâu sắc về lợi ích trong xã hội.
          Khác nhau ở cơ sở chính trị - xã hội của chế độ dân chủ: Cơ sở chính trị - xã hội của chế độ dân cng dân, chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của giai cấp công nhân, khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức và các tầng lớp lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Còn cơ sở chính trị - xã hội của giai cấp tư sản là bản chất của giai cấp tư sản.
          Khác nhau ở hình thức, cơ chế thực hiện dân chủ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền XHCN, còn đối với dân chủ tư sản đó là nhà nước pháp quyền tư sản.

Khác nhau ở mục tiêu của dân chủ: Mục tiêu của dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa là hướng tới giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực hiện một nền dân chủ thực sự trên mọi mặt đời sống xã hội. Còn mục tiêu của dân chủ tư sản là nhằm duy trì, thiết lập, bảo vệ lợi ích, sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ, văn minh của nhân loại. Thực hiện một nền dân chủ giả hiệu, giả dối và cắt xén.

Những sự khác biệt căn bản đó là cơ sở để nhận thức, đồng thời là cơ sở để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đồng thời là cơ sở để đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch phản động xuyên tạc về dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng.


Page 2

Cách mạng vô sản là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân cố gắng lật đổ giai cấp tư sản. Các cuộc cách mạng vô sản nói chung được những người theo chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và hầu hết những người vô chính phủ ủng hộ.

Các nhà lý luận mácxít tin rằng các cuộc cách mạng vô sản có thể và có thể sẽ xảy ra ở tất cả các nước tư bản, liên quan đến khái niệm cách mạng thế giới.

Phân nhánh Lênin của chủ nghĩa Mác cho rằng một cuộc cách mạng vô sản phải được dẫn dắt bởi một đội tiên phong của " những người làm cách mạng chuyên nghiệp ", gồm những nam giới và phụ nữ toàn tâm toàn ý theo chủ nghĩa cộng sản và trở thành hạt nhân của phong trào cách mạng cộng sản. Đội tiên phong này sẽ lãnh đạo và tổ chức cho giai cấp công nhân trước và trong cuộc cách mạng, nhằm mục đích ngăn chặn chính phủ cản trở cách mạng thành công.[1]

Những người theo chủ nghĩa Marx khác như Rosa Luxemburg không đồng ý với ý tưởng của những người theo chủ nghĩa Lenin về một đội tiên phong và khăng khăng rằng toàn bộ giai cấp công nhân, hoặc ít nhất là một phần lớn của nó phải tham gia sâu sắc và không kém phần cam kết cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thì một cuộc cách mạng vô sản mới có thể thành công. Để đạt tới mục đích này, họ tìm cách xây dựng các phong trào của tầng lớp lao động với số lượng thành viên rất lớn.

Cuối cùng, có những người vô chính phủ xã hội chủ nghĩa và những người xã hội chủ nghĩa tự do. Quan điểm của họ là cuộc cách mạng phải là một cuộc cách mạng xã hội từ dưới lên, tìm cách biến đổi tất cả các khía cạnh của xã hội và các cá nhân tạo nên xã hội (xem Cách mạng Asturian và Cách mạng Catalonia). Alexander Berkman nói "có những cách mạng này và những cách mạng kia. Một số cuộc cách mạng chỉ thay đổi hình thức chính phủ bằng cách đưa một bộ cai trị mới thay thế cho cái cũ. Đây là những cuộc cách mạng chính trị, và vì thế chúng thường gặp rất ít kháng cự. Nhưng một cuộc cách mạng nhằm xóa bỏ toàn bộ hệ thống nô lệ tiền lương cũng phải loại bỏ quyền lực của một giai cấp chuyên đàn áp giai cấp khác. Nghĩa là, cuộc cách mạng đó không chỉ là một sự thay đổi đơn thuần của những người cai trị, của chính phủ, không phải là một cuộc cách mạng chính trị, mà là một cuộc cách mạng tìm cách thay đổi toàn bộ tính cách của xã hội. Đó sẽ là một cuộc cách mạng xã hội ".[2]

  • Cách mạng cộng sản
  • Hiệp hội sản xuất tự do, mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng cộng sản và vô chính phủ
  • Cuộc nổi dậy của lao động
  • Cách mạng Tháng Mười
  • Cuộc đình công của thợ mỏ Asturian năm 1934
  • Cách mạng năm 1934
  • Tổ chức cách mạng vô sản, Nepal
  • Cách mạng xã hội
  • Cách mạng thế giới

  1. ^ Vladimir Lenin (1918). The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky.
  2. ^ Alexander Berkman (1929). Now and After: The ABC of Communist Anarchism. Chapter 25.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_vô_sản&oldid=66804338”