Sự biến đổi độ nhiệt của protein có ý nghĩa như thế nào trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Protein được tạo thành từ các axit amin và đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Chất dinh dưỡng này gần như tham gia vào hầu hết các chức năng của tế bào. Vậy Protein có những vai trò gì đối với cơ thể chúng ta? Mời bạn cùng tìm hiểm trong bài viết dưới đây.

1. Giúp tăng trưởng và duy trì các mô

Protein rất cần thiết trong quá trình tăng trưởng và duy trì các mô. Nhưng dưỡng chất này có thể thay đổi trạng thái liên tục. Thông thường, để xây dựng và sửa chữa các mô, cơ thể sẽ phá vỡ một lượng protein nhất định. Nhưng trong một vài trường hợp lượng chất này sẽ cần nhiều hơn mức bình thường.

Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể

Cụ thể, những người lớn tuổi, hay vận động viên thể thao, những người có bệnh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những trường hợp sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương cũng cần phải bổ sung protein nhiều hơn người bình thường.

2. Protein hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào

Protein cũng đóng vai trò là kích thích tố, có nhiệm vụ hỗ trợ các giao tiếp giữa các mô với cơ quan và hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào. Cụ thể, các mô hoặc các tuyến nội tiết tạo ra nội tiết tố. Tiếp đó nội tiết tố [hormone] sẽ được vận chuyển theo đường máu đến các mô và liên kết với những protein trên bề mặt tế bào.

3. Tạo phản ứng sinh hóa

Protein cũng có nhiệm vụ tạo ra các enzyme, cùng tham gia hỗ trợ hàng nghìn phản ứng sinh hóa được diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với những phân tử bên trong tế bào được gọi là chất nền, để thúc đẩy những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất được diễn ra trong cơ thể.

Bổ sung protein bằng Whey protein

4. Giúp định hình cấu trúc mô tế bào

Một số protein có cấu trúc dạng sợi có chức năng tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Chẳng hạn như:

  • Keratin: Là một dạng protein có trong da, tóc và móng tay.

  • Collagen: Là cấu trúc protein nhiều nhất trong cơ thể, có vai trò góp phần cấu tạo nên da, gân, xương và dây chằng.

  • Elastin: Là dạng linh hoạt hơn collagen gấp vài trăm lần. Nó có tác dụng tăng độ đàn hồi giúp cho nhiều mô trong cơ thể dù đã bị kéo dãn hoặc co bóp vẫn có thể trở về trạng thái ban đầu, ví dụ như tử cung hay phổi và các động mạch.

5. Duy trì độ pH

Bên cạnh những vai trò quan trọng nói trên, protein cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh nồng độ pH [axit và bazơ] trong máu cũng như một số chất dịch cơ thể khác. Duy trì phạm vi pH ở mức bình thường là một điều rất quan trọng vì ngay cả một sự thay đổi nhỏ cũng có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm, thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong.

Vận động viên có thể cần bổ sung nhiều protein hơn người bình thường

6. Tăng cường miễn dịch

Protein cũng là một thành phần giúp hình thành các kháng thể, để bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các tế bào, chúng có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng cho cơ thể chúng ta. Kháng thể có vai trò tiêu diệt vi khuẩn và virus để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ này.

7. Vận chuyển các chất dinh dưỡng

Protein sẽ theo dòng máu vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiệm vụ lưu trữ, chẳng hạn như ferritin có khả năng dự trữ sắt trong cơ thể hay casein - một loại protein có nhiều trong sữa, giúp trẻ sơ sinh phát triển một cách toàn diện hơn.

8. Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng

Đây là vai trò rất quan trọng của loại dưỡng chất này. Protein có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, khi tiêu thụ protein, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, sung sức hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải nếu thiếu đi dưỡng chất này.

Xét nghiệm protein để đánh giá tình trạng sức khỏe

Thông thường, mỗi gram Protein có chứa khoảng 4 calo. Chất béo được đánh giá là cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng nhất, cụ thể 1 gram chất béo có thể cung cấp 9 calo. Nhưng protein mới là chất dinh dưỡng quan trọng và cuối cùng mà cơ thể muốn tiêu thụ để làm năng lượng. Vì protein còn có nhiều vai trò quan trọng và tham gia vào các chức năng khác trên khắp cơ thể.

Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và nếu hàm lượng này có sự thay đổi bất thường cũng có thể dẫn khiến cơ thể sinh bệnh. Để đánh giá chính xác được lượng protein trong cơ thể, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu và nước tiểu.

Đây là xét nghiệm rất đơn giản, không tốn nhiều chi phí và rất hữu ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Những trường hợp mắc bệnh về thận, gan và những bệnh về đường tiêu hóa nên thường xuyên thực hiện xét nghiệm này để theo dõi cũng như kiểm soát tình trạng sức khỏe và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.

Những đối tượng nên đo nồng độ protein trong cơ thể là:

  • Người thường xuyên chán ăn, cảm giác ăn không ngon, sút cân bất thường, không rõ nguyên nhân.

  • Người luôn cảm thấy thiếu năng lượng, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

  • Cơ thể bị phù, sưng.

  • Gặp khó khăn khi đi tiểu.

  • Những người có bệnh lý về thận.

  • Những người bị suy dinh dưỡng.

Trên đây là những thông tin về Protein cũng như vai trò quan trọng của nó đối với cơ thể chúng ta. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc nằm trong nhóm đối tượng cần phải kiểm tra lượng Protein trong cơ thể, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện luôn nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ thăm khám và điều trị. Ngoài cơ sở vật chất quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, chúng tôi còn có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và luôn sẵn sàng tư vấn và điều trị bệnh tận tâm.

Các gói khám của bệnh viện được thiết kế để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau với mức chi phí vô cùng hợp lý. Chính vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Protein được gọi theo nhiều cách khác nhau như “chất đạm”, “axit amin”, nhiều người còn gọi Protein là “thịt”. Nhưng không phải ai cũng hiểu về loại dưỡng chất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những điều bạn chưa biết về Protein.

1. Protein là gì?

Protein chính là những phân tử sinh học, có thể có chứa một hoặc nhiều mạch các acid amin, được liên kết với nhau bởi liên kết peptid. Những loại protein khác nhau là do thứ tự các axit amin khác nhau.

Protein là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Sau khi được tạo ra, tùy thuộc mỗi loại protein khác nhau sẽ có thể tồn tại theo thời gian khác nhau, có loại chỉ tồn tại vài phút nhưng cũng có loại có thể tồn tại nhiều năm. Sau đó, chúng sẽ bị thoái hóa và sẽ được tái sinh trong quá trình luân chuyển. Protein chiếm tới 50% khối lượng của tế bào vì thế cần phải bổ sung protein qua thực phẩm hàng ngày.

2. Vai trò của Protein

  • Protein cấu tạo nên khung tế bào, giúp duy trì hình dạng tế bào.

  • Tham gia vào nhiều quá trình bên trong của tế bào.

  • Là một thành phần quan trọng của nhân tế bào, có nhiệm vụ duy trì và phát triển mô.

  • Đóng vai trò là enzyme xúc tác tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng sinh hóa và quá trình trao đổi chất.

  • Quá trình tổng hợp protein có sự liên quan chặt chẽ đối với sự phát triển của cơ thể chẳng hạn như việc hình thành cơ, phân chia tế bào, phát triển tế bào,…

  • Có nhiệm vụ chính trong quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng.

  • Thành phần chính cấu tạo nên các tế bào bạch cầu chính là Protein, mà những tế bào bạch cầu này luôn có một chức năng rất quan trọng đó là bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của những tác nhân xấu. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng, Protein có vai trò bảo vệ cơ thể.

  • Hệ thống miễn dịch sản xuất các protein hay còn gọi là các interferon để tiêu diệt những loại virus có nguy cơ gây bệnh cho cơ thể.

  • Khi quá trình tổng hợp protein bị suy giảm thì hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng yếu đi và chúng ta có thể dễ dàng mắc bệnh hơn.

  • Protein giúp cân bằng pH trong cơ thể.

  • Protein giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, nó chiếm tới 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.

3. Nhu cầu Protein cần thiết

Chế độ ăn quá nhiều hay quá ít Protein đều không tốt cho cơ thể. Những người trưởng thành cần khoảng 0,8g gam protein trên 1kg cân nặng. Nghĩa là, một người 60kg thì cần 48 - 108g protein/ ngày.

Ăn quá nhiều đạm có thể gây rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên, đối với những vận động viên thể lực, những người thường xuyên tập thể thao hay người lao động nặng thì lượng Protein có thể nhiều hơn, trong khoảng 1,2 đến 1,8g trên 1kg trọng lượng.

Protein từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật được gọi là Protein hoàn chỉnh, chất này từ các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật được gọi là Protein không hoàn chỉnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên kết hợp cân đối hai loại này để cơ thể được phát triển một cách cân đối và khỏe mạnh.

4. Một số loại thức ăn có chứa nhiều Protein

Bạn có thể bổ sung lượng Protein qua các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày như:

Thịt: Đây là nguồn thức ăn có chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại thịt đều có chứa nhiều Protein. Bên cạnh đó, thịt cũng là nguồn thực phẩm chứa vitamin B - một chất quan trọng để quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng diễn ra nhịp nhàng. Thịt bò, thịt cừu còn có chứa các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm,… rất tốt cho cơ thể.

Các loại hải sản không chỉ ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Một số loại như tôm, mực, cá hồi,… được cho là những nguồn protein rất tốt cho sức khỏe và nó cũng chứa nhiều omega-3 đặc biệt tốt cho hệ tim mạch.

Đậu nành là loại thực phẩm có chứa nhiều Protein

Trứng: Trứng rất giàu dinh dưỡng, nó có chứa những vi chất dinh dưỡng có nhiệm vụ cấu tạo nên tế bào. Trung bình, một quả trứng chứa tới 6 gam Protein.

Đậu nành: Nếu cần bổ sung Protein thì đậu nành có thể là gợi ý dành cho bạn. Đậu nành chính là một protein thực vật và có chứa nhiều loại acid amin thiết yếu. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng chứa các chất chống oxy hóa, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất rất hiệu quả trong việc phòng chống ung thư và đồng thời giúp giảm nguy cơ về bệnh tim mạch.

Ngũ cốc: Một nguồn Protein dồi dào khác chính là ngũ cốc. Trong 26g ngũ cốc chứa tới 6g protein. Hơn nữa, các protein có trong mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám thường rất phong phú và có chất lượng cao.

5. Những vấn đề cần lưu ý

Thiếu protein: Nếu không được cung cấp đầy đủ Protein trong một thời gian dài thì sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể là tình trạng:

  • Yếu cơ, thậm chí mất cơ, giảm cân.

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Vì đây là loại dưỡng chất vô cùng cần thiết cho việc sản xuất các kháng thể có nhiệm vụ phòng chống các tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi dưỡng chất này giảm, thì quá trình sản xuất kháng thể cũng giảm và hệ miễn dịch bị suy giảm.

  • Phụ nữ thiếu protein sẽ có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường.

  • Cơ thể bị phù nề: Khi cơ thể không đủ Protein, cấu trúc của các tế bào có thể bị phá vỡ và từ đó tăng nguy cơ phù nề, tích tụ chất lỏng.

  • Thường xuyên bị khó ngủ, tâm trạng thay đổi thất thường.

Ăn quá nhiều đạm có thể gây ra bệnh gout

Thừa protein: Cung cấp quá nhiều dưỡng chất này, cơ thể cũng có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh như đau khớp, bệnh gout,thiếu canxi và vitamin D,… Một số biểu hiện cho thấy bạn đang bị thừa Protein:

  • Thường xuyên bị khát nước: Khi ăn quá nhiều đạm thì thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải bớt chúng ra bên ngoài cơ thể. Đồng nghĩa với nó là lượng nước tiểu nhiều hơn và chúng ta thấy khát nước nhiều hơn.

  • Rối loạn tiêu hóa: Những người ăn quá nhiều đạm sẽ mà không bổ sung thêm nhiều chất xơ có thể bị rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như táo bón, tình trạng đầy bụng hay co thắt ruột,…

  • Trầm cảm và hay lo lắng

  • Thừa cân, béo phì

Vì những lý do trên, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng các nguồn thực phẩm để đảm bảo lượng Protein cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Nếu có hiện tượng bất thường cần phải thăm khám càng sớm càng tốt. Đường dây nóng 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Video liên quan

Chủ Đề