Tại sao lại bị tê tay chân

Nếu bạn có cảm giác tê kéo dài hoặc cảm thấy ngứa ran ở lòng bàn chân hay chân thì hãy cẩn thận. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý tiềm ẩn. Lúc này, bạn có thể cảm thấy tê ở toàn bộ chân, dưới đầu gối hoặc các khu vực khác nhau của bàn chân. Nguyên nhân tê chân là gì? Bị tê chân là bệnh gì? Mời bạn cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để phần nào hiểu thêm lý do tại sao hay bị tê chân nhé!

Nguyên nhân gây tê chân không do bệnh lý

Hay bị tê chân, nhất là tình trạng hay bị tê chân khi ngồi là điều rất thường gặp. Và nguyên nhân có thể đến từ các vấn đề như:

1. Nguyên nhân tê chân có thể là do tư thế

Một số tư thế có thể tạo áp lực đè ép lên dây thần kinh, làm máu không thể lưu thông ở chi dưới và gây ra tê tạm thời. Cụ thể, một số thói quen có thể làm chân bị tê là:

  • Bắt chéo chân quá lâu
  • Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài
  • Ngồi chồm hổm
  • Mặc quần, vớ, giày quá chật

2. Chấn thương cũng có thể gây hiện tượng tê chân

Chấn thương ở lưng, cột sống, hông, chân, mắt cá chân, bàn chân có thể làm gây áp lực lên dây thần kinh và khiến chân hay bị tê.

3. Uống rượu bia quá mức

Các độc tố có trong rượu có thể gây tổn thương thần kinh và gây tê ở bàn chân. Uống rượu thường xuyên hoặc quá mức có thể khiến bạn bị thiếu vitamin B [B1, B9 và B12], dẫn đến thần kinh bị tổn thương và gây tê.

Nguyên nhân gây tê chân do bệnh lý

4. Hay bị tê chân là bệnh gì? Có thể dấu hiệu của tiểu đường

Hay bị tê chân kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường, nhất là khi tình trạng này đi cùng với các triệu chứng tiểu đường khác. Một số người mắc bệnh tiểu đường phát triển một loại tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Bệnh thần kinh tiểu đường thường gây tê, ngứa ran và đau ở lòng bàn chân. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ làm cả chân bị liệt.

5. Đau lưng và đau thần kinh tọa cũng có thể khiến chân hay bị tê

Bị chấn thương ở lưng dưới, chẳng hạn như gặp phải tai nạn hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh đến chân, dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác.

Đau thần kinh tọa là tình trạng các dây thần kinh tọa bị kích thích quá mức. Các dây thần kinh này chạy từ lưng dưới đến chân. Nếu chúng bị kích thích hoặc bị đè nén sẽ dẫn đến tình trạng bị tê hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân.

6. Chân bị tê là bệnh gì? Có thể là hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân xảy ra khi dây thần kinh chạy xuống phía chân dọc theo hướng mắt cá chân và chạy vào lòng bàn chân bị nén, chèn ép hoặc tổn thương.

7. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên [PAD] làm cho các động mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay và dạ dày bị thu hẹp, làm giảm lượng máu được bơm cũng như giảm lưu lượng máu. Chân là một trong những bộ phận cơ thể phổ biến bị tác động bởi PAD.

Hầu hết những người bị PAD đều trải qua cơn đau và chuột rút ở chân và hông khi họ đi bộ hay lên cầu thang. Một số người bị PAD cũng bị tê và yếu chân. Các triệu chứng của PAD thường biến mất sau vài phút nghỉ ngơi.

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn bị tê tay là do ngồi hoặc ngủ ở một tư thế trong thời gian dài. Điều này có thể gây áp lực lên dây thần kinh và suy giảm lưu lượng máu đến cánh tay, khiến bạn bị tê tay khi ngủ hoặc trong các sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, ngoài trường hợp trên thì tê tay còn là báo động của tình trạng sức khỏe. Hãy cùng Hello Bacsi tìm câu trả lời cho câu hỏi tê tay là bệnh gì nhé! Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp khiến tay bị tê.

1. Tê tay do thiếu nguyên tố vi lượng

Nguyên tố vi lượng là những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể bao gồm vitamin và khoáng chất. Cơ thể bạn cần vitamin B12 để giúp hệ thống dây thần kinh khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin này có thể gây tê hoặc ngứa ran ở cả tay và chân. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu kali và magie cũng có thể gây triệu chứng tê.

Các triệu chứng khác của thiếu vitamin B12 bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đuối sức
  • Gặp ảo giác
  • Vàng da và mắt
  • Khó suy nghĩ tỉnh táo
  • Khó di chuyển và giữ thăng bằng.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Tại sao bị tê tay? Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị có thể gây tổn thương thần kinh, điều này có ảnh hưởng đến cả tay và chân của bạn.

Một số loại thuốc có thể gây tê tay bao gồm:

Các triệu chứng khác của tình trạng tổn thương thần kinh do thuốc bao gồm:

  • Đuối sức
  • Ngứa ran
  • Cảm giác bất thường ở tay

Khi gặp triệu chứng tê tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

3. Hội chứng ống cổ tay gây tê bàn tay

Bị tê bàn tay là bệnh gì? Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay. Đường hầm ống cổ tay là một lối dẫn hẹp chạy qua trung tâm của cổ tay. Ở trung tâm của đường hầm này là dây thần kinh giữa giúp truyền cảm giác cho các ngón tay.

Khi bạn thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như gõ bàn phím máy tính hoặc làm việc trên dây chuyền lắp ráp có thể khiến các mô xung quanh dây thần kinh giữa bị phồng lên và gây áp lực lên dây thần kinh này. Điều này có thể gây tê bàn tay phải, tê bàn tay trái hoặc cả hai tay cùng với cảm giác ngứa ran, đau và yếu.

4. Tiểu đường gây tê tay

Tê tay chân là bệnh gì? Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Đây là loại tổn thương thần kinh gây tê tay và chân. Các triệu chứng khác của bệnh lý thần kinh này có thể bao gồm:

  • Đuối sức
  • Ngủ bị tê tay
  • Đau nóng
  • Mất thăng bằng
  • Cảm giác như kim chích

5. Bàn tay bị tê do chứng rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp ở cổ của bạn sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém dần hoặc suy giáp.

Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác của cánh tay và chân. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này có thể gây yếu, ngứa ran và tê đầu ngón tay, bàn chân của bạn.

6. Đột quỵ gây tê tay

Tê tay dấu hiệu của bệnh gì? Trong một số trường hợp hiếm gặp, tê tay có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Do đó, bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường kèm theo bao gồm:

  • Đầu óc lẫn lộn
  • Khó phát âm hoặc hiểu người khác
  • Đột ngột nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt
  • Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đau đầu đột ngột
  • Yếu hoặc tê tay chân đột ngột, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể

Nếu bạn bị tê tay kèm theo những triệu chứng bất thường, bạn hãy liên hệ các dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức. Việc điều trị kịp thời có thể làm giảm nguy cơ lâu dài, thậm chí còn giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tử vong.

7. Bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia

Khi bạn uống quá nhiều, rượu bia có thể làm hỏng các mô xung quanh cơ thể, bao gồm cả các dây thần kinh. Do đó, những người lạm dụng rượu bia có thể gặp phải các triệu chứng ngứa ran, tê ở tay và chân.

Các triệu chứng khác của bệnh thần kinh liên quan đến rượu bia bao gồm:

  • Suy yếu cơ
  • Rối loạn cương dương
  • Khó kiểm soát khi đi tiểu
  • Cảm giác châm chích trên da
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp

8. Bệnh Lyme gây tê tay

Ngủ bị tê tay hoặc tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? Bệnh Lyme là bệnh do vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể động vật lây truyền sang người. Những người nhiễm vi khuẩn gây bệnh Lyme sẽ bị vết sưng đỏ và các triệu chứng giống như bệnh cúm, chẳng hạn như sốt và ớn lạnh.

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đuối sức
  • Tê tay hoặc chân
  • Đau khớp và sưng
  • Khó khăn khi vận động cơ bắp
  • Sốt, cứng cổ và nhức đầu dữ dội
  • Tê liệt tạm thời ở một bên của khuôn mặt

9. Chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau cơ. Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính vì các triệu chứng đều có nét giống nhau. Cảm giác mệt mỏi cùng với chứng đau cơ xơ hóa có thể trở nên trầm trọng hơn. Cơn đau cơ thường tập trung ở nhiều điểm đau khác nhau trên cơ thể.

Những người bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể bị ngứa ran tê tay, chân và mặt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi, chán nản
  • Đau đầu, đau bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ

Lupus là một chứng bệnh tự miễn, có nghĩa là cơ thể bạn tấn công các cơ quan và mô của chính bạn. Chứng bệnh này gây viêm ở nhiều cơ quan và mô, bao gồm khớp, tim, thận và phổi.

Triệu chứng của bệnh lupus có thể tự xuất hiện và biến mất, đồng thời phụ thuộc vào các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng viêm có thể gây nên áp lực, làm hỏng dây thần kinh và dẫn đến ngứa ran hoặc tê tay. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Khó tập trung
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Đau, cứng khớp và sưng
  • Nổi ban hình cánh bướm ở mặt
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Ngón tay, ngón chân chuyển lạnh và có màu xanh [hiện tượng Raynaud]

Tê tay là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó cần được theo dõi các triệu chứng kèm theo khác để xác định xem nguyên nhân là do áp lực lên dây thần kinh, bệnh, thuốc, dinh dưỡng hay một tình trạng khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu hơn như chụp X-quang, MRI, xét nghiệm chức năng thần kinh [như EMG], xét nghiệm máu… Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn nắm bắt được các nguyên nhân gây tê bàn tay hoặc tê các đầu ngón tay cùng triệu chứng kèm theo để biết cách xử lý phù hợp. Triệu chứng tê tay có thể đơn giản chỉ do tì đè cùng một vị trí lâu khiến bạn bị tê trong thời gian ngắn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Do đó, bạn hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường kèm theo nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề