So sánh công ty outsource và product năm 2024

Khi đã xác định được ngành nghề mình muốn theo đuổi, các lập trình viên lại phải đối diện với câu hỏi lớn: “Nên làm ở công ty outsource hay công ty product?” Cả hai dạng công ty này đều có những điểm thu hút riêng biệt về cả tính chất công việc, môi trường, cũng như văn hóa. Trong bài viết này, hãy cùng JobStack Vietnam khám phá về sự khác nhau giữa hai loại hình công ty này nhé!

1. Công ty outsource là gì?

Công ty outsource là những công ty công nghệ cung cấp dịch vụ gia công phần mềm. Mục tiêu của một công ty outsource là tạo ra được sản phẩm phù hợp với những điều kiện mà khách hàng đưa ra. Họ không sở hữu, quảng bá hay bán các sản phẩm họ làm ra. Họ sẽ nhận đơn yêu cầu từ hàng khách, ký hợp đồng và tạo ra được phần mềm phù hợp. Sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu, trong khoảng thời gian đã quy ước và đúng với ngân sách đã giao bởi khách hàng.

Hiện nay tại Việt Nam, các công ty outsource với quy mô lớn và thương hiệu được nhiều người biết, có thể kể đến như FPT software, TMA, Global Cybersoft, Nashtech, KMS,...

\>> Xem thêm: Những lý do lập trình viên nên chọn một công ty khởi nghiệp

2. Công ty product là gì?

Ngược lại với công ty outsource, công ty product là những công ty công nghệ tự tạo ra phần mềm của riêng họ.

Họ sẽ chịu trách nhiệm từ giai đoạn lên kế hoạch, phát triển đến phát hành, kinh doanh và thu lợi nhuận từ chính người dùng. Chính vì vậy, mối quan tâm lớn nhất của các công ty product là end-users. Sản phẩm do công ty tạo ra phải thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng. Phần mềm phải có giao diện bắt mắt, tiện lợi và dễ sử dụng. Càng thu hút được nhiều người dùng, thì sản phẩm của công ty càng mang lại lợi nhuận lớn.

Ở Việt Nam hiện tại, các công ty product lớn có thể được kể đến như VNG, Tiki, Grab. Còn lại là những công ty vừa và nhỏ. Tại các công ty lớn như VNG, Thegioididong, Tiki thì team engineer cũng chỉ là một team giữa vô vàn các team khác.

\>> Xem thêm: Startup hay Doanh nghiệp lớn? Lối đi nào cho thực tập sinh lập trình viên?

3. Sự khác nhau giữa công ty outsource và công ty product.

  • Khách hàng và Người dùng

Sự khác nhau lớn nhất giữa một công ty outsource và một công ty product chính là ở mục tiêu nhắm đến. Tuy đối tượng của cả hai loại công ty đều là người sử dụng , nhưng nếu công ty product hoàn toàn hướng đến việc thỏa mãn trải nghiệm của người dùng, thì công ty outsource lại tập trung nhiều hơn vào việc làm hài lòng khách hàng của họ.

  • Sự khác biệt trong môi trường làm việc

Sự khác nhau về mục tiêu cũng dẫn đến sự khác biệt về môi trường làm việc:

CÔNG TY OUTSOURCE CÔNG TY PRODUCT

Cơ hội trải nghiệm làm việc với nhiều dự án khác nhau, thậm chí là trải nghiệm làm việc với nhiều công nghệ khác biệt.

Developer thường phải gắn bó lâu dài với một dự án cố định, tạo cho bạn cơ hội tìm hiểu và đào sâu hơn về product.

Có cơ hội học hỏi về kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những người đi trước, hoặc học hỏi từ các chuyên gia

Công nghệ ở các công ty product cũng thường tập trung và có tính ổn định hơn. Thường chỉ sử dụng một số công nghệ hoặc ngôn ngữ lập trình chủ yếu và ít khi thay đổi nó.

Do sự luân chuyển qua lại giữa các dự án nhiều, nên developer có cơ hội mở rộng network, gặp gỡ nhiều khách hàng => Tạo cho developer cơ hội để đối mới và thích nghi với môi trường xung quanh.

Được tham gia sản xuất product ‘từ A đến Z’: launch product, ghi nhận phản hồi, cải thiện trải nghiệm người dùng.

  • Quy trình làm việc giữa công ty product và công ty outsource có gì khác nhau: CÔNG TY OUTSOURCE CÔNG TY PRODUCT

Ít có cơ hội được góp ý hoặc đề xuất những ý tưởng để cải thiện tính năng của sản phẩm.

Developer có cơ hội bàn bạc, đóng góp ý kiến để cùng mọi người trong team phát triển sản phẩm.

Có quy trình làm việc khá cụ thể và rõ ràng. Do cần phải chạy đáp ứng đúng deadline khách hàng yêu cầu, lập trình viên phải chạy theo tiến độ để hoàn thành đúng kế hoạch được giao.

Có niềm vui khi nhìn thấy sản phẩm mình làm ra được mọi người yêu thích và sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Đa phần các developer chỉ đảm nhiệm một phần của một dự án lớn và phải chia module ra để làm.

Developer phải có cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm: phải suy nghĩ xem từng function, từng feature sẽ ảnh hưởng lên tổng thể như thế nào.

\>> Xem thêm: Những lý do tại sao lập trình viên nên chọn một công ty khởi nghiệp

3. Vườn ươm doanh nghiệp (Business incubator)

Bên cạnh hai loại hình công ty nói trên, thì còn một loại hình khác có thể nhắc đến đó là Vườn ươm doanh nghiệp (Business Incubator). Đây có thể được hiểu như là một mô hình được thiết kế để hỗ trợ những công ty startup, nhất là những công ty startup về công nghệ, trong giai đoạn đầu khi mới thành lập. Đó là những doanh nghiệp, những tổ chức đứng ra để tư vấn và hỗ trợ cho các startup để họ có thể nhanh phát triển, đưa sản phẩm ra thị trường và tìm kiếm được nhà đầu tư.

Hai cái tên nổi bật của Incubator có thể kể đến là Y-Combinator (nơi ‘đỡ đầu’ cho Dropbox, Airbnb) và Techstar (nơi khởi đầu cho Uber, Sendgrid). Đến với các Incubator, các startup sẽ nhận được vô vàn lợi ích. Các Vườn ươm sẽ hỗ trợ các startup trong việc tìm kiếm không gian làm việc, cung cấp các cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các startup non trẻ còn có cơ hội học hỏi và nhận được sự cố vấn từ các quản lý, nhà lãnh đạo. Đồng thời, việc được nhận vào một Vườn ươm còn giúp gia tăng độ uy tín của các công ty khởi nghiệp trong mắt người bán và người mua.

JobStack Vietnam hi vọng là qua bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn khách quan hơn về sự khác nhau giữa hai loại công ty và lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Tính chất một công ty là outsource hay product không quyết định được hoàn toàn nó có phải là một công ty tốt hay không, mà còn những yếu tố khác như con người, môi trường, văn hóa,... Để hiểu thêm về tầm quan trọng của văn hóa công ty trong việc tạo nên sự thành công, thì hãy đọc thêm series về văn hóa Google của JobStack Vietnam tại đây: Sự khác biệt văn hoá – Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia (Phần 1)