So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024

Mind Maps (Sơ đồ tư duy) là tên gọi của một phương pháp hỗ trợ học tập, hệ thống kiến thức đã học được phát triển bởi Tony Buzan vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Tuy chỉ vừa mới được áp dụng ở Việt Nam từ những năm 2010, nhưng Mind Maps đã trở nên vô cùng quen thuộc trong môi trường sư phạm bởi tính chất linh hoạt, hiệu quả cao trong việc củng cố kiến thức của nó. Sử dụng Mind Maps trong quá trình hình thành, phát triển ý tưởng giúp người sử dụng có góc nhìn bao quát hơn trong phân tích các khía cạnh của vấn đề mà còn giúp hệ thống ý tưởng, vấn đề một cách có logic, có liên hệ rõ ràng. Đã có nhiều minh chứng khoa học cho thấy rằng quá trình Mind Mapping giúp cải thiện khả năng suy luận, tối ưu hóa tiềm năng tư duy của não bộ người học.

Tổng quan về Mind Maps

Thuật ngữ “mind map” – “sơ đồ tư duy” được định nghĩa bởi Tony Buzan vào năm 1974 trong chương trình truyền hình Use Your Head của đài truyền hình BBC. Cơ chế hoạt động của Mind Maps khai thác tiềm năng của cả 2 bán cầu não nhờ vào phương pháp lợi dụng hình ảnh (visual) và phân tích logic (analysis), giúp người sử dụng tận dụng được triệt để bộ não của mình.

Nói một cách đơn giản, thay vì ghi chú thông tin theo cách truyền thống như ghi chép trên giấy hay gạch đầu dòng các điểm chính, sơ đồ tư duy biểu diễn thông tin một cách trực quan bằng biểu đồ do chính người sử dụng tạo ra. Thông tin trên sơ đồ được sắp xếp theo cấu trúc hai chiều với tiêu đề/ chủ điểm chính của bài học nằm ở phần trung tâm, các ý hỗ trợ được phân nhánh theo nhiều hướng tuỳ vào phân phối của bài học, tạo thành một tổng thể sinh động và nhất quán.

Trải qua giai đoạn hơn 50 năm phát triển, Mind Maps đã sinh ra nhiều biến thể trong cách trình bày, tuy nhiên những biến thể đó vẫn giữ được các yếu tố chủ chốt để tạo ra một Mindmap hoàn chỉnh

Mind Maps dưới góc nhìn của Tony Buzan

Theo Tony Buzan, quá trình hình thành Mind Maps cần phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Một chủ đề/tiêu đề/hình ảnh trung tâm nhằm mục đích liên kết tất cả các ý tưởng/yếu tố có trong bài học.
  • Các nhánh nhỏ/ đường liên kết được phát triển từ chủ đề, thường là những đặc điểm cơ bản nhất của ý chủ đề.
  • Một hệ thống các ý tưởng được sắp xếp với nhau bao gồm các luận điểm, chi tiết bổ trợ cho đặc điểm của chủ đề.
  • Mỗi nhánh được phân bổ trong Mind Maps được làm nổi bật bằng một màu sắc khác nhau.
  • Chỉ chọn một “từ khoá” cố định để làm tiêu đề cho mỗi nhánh.

Nguồn cảm hứng sáng tạo ra sơ đồ tư duy của Tony Buzan đến từ các công trình nghiên cứu của ông trong lĩnh vực khoa học thần kinh và tâm lý học của học sinh, sinh viên. Ông khai thác những khó khăn của người sử dụng trong quá trình ghi chép và ghi nhớ thông tin để để đúc kết một phương pháp có thể giải quyết được những mặt hạn chế của các phương pháp ghi chép truyền thống.

Ví dụ:

Sơ đồ tư duy về chủ đề Mind Mapping được thiết kế dựa trên phương pháp gốc của Tony Buzan

So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024
(Nguồn: MindMeister)

Trong hình ảnh trên, Mind Mapping là chủ đề trung tâm, các nhánh nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau thể hiện các đặc điểm cơ bản, trong trường hợp này cụ thể là lợi ích của việc Mind Mapping (Benefits), việc lên kế hoạch ( Planning), hiệu suất công việc (Productivity), sự sáng tạo khi làm Mind Mapping ( Creativity) và quá trình hợp tác, chia sẻ công việc nhờ vào Mind Mapping ( Collaboration).

Một số ứng dụng của Mind Maps

Trong công việc

Khi điều hành và phân chia công việc trong môi trường công sở, việc phân chia công việc công bằng là một điều rất quan trọng để duy trì sự bình đẳng dưới các nhân viên trong công ty. Mind Maps sẽ là công cụ hữu dụng để phân chia công việc cho từng thành viên, các thành viên sẽ biết được mình cần làm công việc nào, nội dung chính của công việc bao gồm những phần nào, cải thiện hiệu quả công việc.

Dưới đây là một Mind map minh họa cho việc để tổ chức một Press Event (sự kiện họp báo), có các nhóm việc đưa chia ra, bao gồm : Marketing &PR (quảng bá), Info (thông tin về sự kiện) , People ( nhân sự cần thiết và khách mời), Location ( địa điểm) và General (tổng quan) và Program ( chương trình). Ở mỗi phân nhánh lớn đều có cụ thể các việc phải làm thể hiện qua các phân nhánh nhỏ : các thành viên tham gia dự án vừa nắm được công việc mình phải làm, vừa theo dõi tiến độ chung, hỗ trợ các thành viên khác.

So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024
( Nguồn : Event Planning with Mind Maps – https://www.mindmeister.com/blog/event-planning-mind-maps/Mind )

Mind Maps là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong công tác đào tạo kỹ năng xử lý tình huống, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề cho các nhân viên trong công ty. Người sử dụng dùng Mind Maps để phân luồng các tình huống tiềm năng có thể xảy ra trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Dưới đây là Mind map về Marketing channels ( các kênh phương tiện để quảng cáo) được sử dụng để một tổ chức hay doanh nghiệp cân nhắc giữa các sự lựa chọn tiềm năng hiện có và các đặc điểm đi kèm của chúng. Việc đặt các sự lựa chọn trên cùng một Mind map yêu cầu phòng ban Marketing khi trình bày Mind map này phải có chuẩn bị kĩ càng, để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhưng đồng thời cũng phải vô cùng chi tiết lên các sự lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024
( Nguồn : Why Creativity Matters in Marketing and How Mind Mapping Can Boost Your Marketing Strategy )

Trong học tập

  • Teamwork/ Groupwork (hoạt động nhóm): Tương tự như làm việc trong một dự án, học sinh, sinh viên đại học thường được yêu cầu làm bài tập thuyết trình và Mind Maps sẽ giúp các thành viên trong nhóm có cái nhìn bao quát về nội dung chính của bài học và các nhánh kiến thức đi kèm. Nhờ đó, học sinh sinh viên sẽ chọn lựa dễ dàng hơn mảng kiến thức mình tự tin để đảm nhận, cũng như chủ động chia sẻ thông tin ở những nhánh mà mình biết để hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
  • Note-taking (ghi chú): Ghi chú bằng phương pháp truyền thống tốn nhiều thời gian và không thật sự hiệu quả để xem lại bài học khi cần vì thông tin ghi lại thường chi tiết và thiếu trực quan sinh động . Thay vào đó, ghi chú bằng Mind Maps sẽ tóm tắt lại những mục trọng tâm, cô đọng nhất, hơn nữa còn chỉ ra được mối liên hệ giữa các thông tin trong cùng 1 nội dung.

Ví dụ: So sánh giữa việc sử dụng phương pháp Mind Maps và Note-Taking truyền thống để tóm tắt nội dung ghi nhớ với chủ đề Cycle life of a frog ( vòng đời của ếch)

Phương pháp note-taking:

  • There are three main stages in the life cycle of a frog: Egg, Tadpole, Adult (Có ba giai đoạn chính trong vòng đời của ếch: Trứng, Nòng nọc, Trưởng thành)
  • An adult female frog lays eggs in water in large numbers => This group is called spawn. (Một con ếch cái trưởng thành đẻ trứng trong nước với số lượng lớn => Nhóm này được gọi là trứng ếch)
  • When the sperms released by the male frog come in contact with these eggs, they fertilize. Tadpole that hatches out of the egg -> looks different from an adult frog. It has no limbs but a fin; breathes through gills and does not have lungs like the adult frog. (Khi tinh trùng do ếch đực tiết ra tiếp xúc với những quả trứng này, chúng sẽ thụ tinh. Nòng nọc nở ra từ trứng -> chúng trông khác ếch trưởng thành. Nó không có chi ngoài trừ một cái vây; thở bằng mang và không có phổi như ếch trưởng thành.)
  • Tadpole slowly undergoes many changes to reach its final stage;then, develops its hind limb and tail->slowly gets the appearance like a frog but with a tail->becomes an adult frog. And this process is called (Nòng nọc từ từ trải qua nhiều thay đổi để đến giai đoạn cuối; sau đó, phát triển chi sau và đuôi-> từ từ có hình dạng giống ếch nhưng có đuôi-> trở thành ếch trưởng thành. Và quá trình này được gọi là sự biến hình.)

Xem thêm:

Phương pháp Note-taking là gì – Áp dụng vào dạng bài Multiple choice trong IELTS Listening

Phương pháp Mind Maps:

So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024
Phương pháp Mind Maps

  • Có thể thấy rằng, với phương pháp ghi chép truyền thống, người sử dụng sẽ gặp khó khăn khi tóm gọn nội dung và xác định những điểm mấu chốt cần ghi nhớ trong ghi chép. Nhưng đối với Mind Map, người sử dụng có thể thấy rõ 3 giai đoạn phát triển của loài ếch, những điểm chính của mỗi giai đoạn và hình minh hoạ ếch ở từng giai đoạn
  • Personal Development (Định hướng cá nhân): Ứng dụng này đặc biệt hữu ích với đối tượng người sử dụng là học sinh, sinh viên chưa có phương hướng cụ thể về tương lai như ngành nghề phù hợp, mục tiêu cá nhân. Người sử dụng có thể phác thảo những hình dung, mong muốn về tương lai của mình trên Mind Maps để việc lên kế hoạch tương lai vừa tổng quan vừa chi tiết để dễ hiện thực hóa hơn.

Ví dụ : Lấy cuộc đời của 1 bạn sinh viên là trung tâm, các nhánh xung quanh bạn sẽ là các độ tuổi và ở mỗi nhánh độ tuổi ấy sẽ là các mục tiêu bạn đặt ra và từ các mục tiêu ấy, bạn sẽ có những hướng đi cụ thể giúp đạt được các mục tiêu trong thời gian mong muốn.

So sánh công não và sơ đồ tư duy năm 2024

Dưới đây là các kế hoạch một sinh viên lập ra cho năm 2017 (Ward, 2016). Trung tâm của Mind Map là 2017, 8 nhánh được chia ra tượng trưng cho 8 giá trị/ mục tiêu cuộc sống sinh viên này muốn đạt được trong năm 2017, bao gồm: Save Money (Tiết kiệm tiền), Family/Friends (Gia đình và bạn bè), Romance (các mối quan hệ tình cảm), Career (công việc và sự nghiệp), Mind (Tinh thần), Hobbies (sở thích), Health ( sức khoẻ), Fun (các hoạt động vui chơi giải trí).