Sinh học lớp 6 bài 39

Soạn Sinh 6 bài 39 Quyết - Cây dương xỉ giúp bạn ôn tập kiến thức và trả lời các câu hỏi trang 131 SGK sinh học 6.

   Không chỉ giúp bạn trả lời tốt các câu hỏi trang 131 sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn soạn Sinh 6 bài 39 của Đọc Tài Liệu còn hỗ trợ bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài Quyết - Cây dương xỉ đã được học.

Kiến thức cơ bản Sinh 6 bài 39

Những kiến thức quan trọng của bài học bạn cần ghi nhớ:

1. Cây dương xỉ

Quyết là tên gọi chung của 1 nhóm thực vật [trong đó có dương xỉ] sinh sản bằng bào tử như rêu, nhưng khác rêu về cấu tạo và cơ quan sinh dưỡng.

- Nơi sống: chỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng …

2. Đặc điểm cấu tạo

a] Cơ quan sinh dưỡng

- Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành 1 chùm.

- Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.

- Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.

+ Khác với rêu: cấu tạo bên trong của dương xỉ đã có mạch dẫn làm chứa năng vận chuyển.

- Kết luận: dương xỉ là thực vật thuộc nhóm quyết đã có rễ, thân, lá thực sự.

b] Túi bào tử và sự phát triển cùa dương xỉ

- Cơ quan sinh sản của dương xỉ là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non và màu nâu khi lá già.

- Túi bào tử:

+ Có hình cầu

+ Cấu tạo: túi bào tử có cơ vòng [với màng tế bào dày lên rất rõ]: giải phóng các bào tử khi chín.

- Đặc điểm để nhận biết 1 số cây thuộc dương xỉ là: lá khi còn non thường cuộn tròn lại ở đầu.

3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá

- Các loại cây vứa kể trên và nhiều loại quyết khác hiện đang sống đều là cây thân cỏ.

- Sự phát triển của quyết và quá trình hình thành than đá

Trên đây là những kiến thức cơ bản mà em cần nắm trong tiết học Sinh 6 bài 39 về Quyết - Cây dương xỉ. Ngoài ra em hãy tham khảo thêm phần Soạn Sinh 6 với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi thảo luận và bài tập SGK ở phía dưới đây nhé!

Câu 3 trang 131 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 3 sách giáo khoa trang 131 sinh học lớp 6: Than đá được hình thành như thế nào

Câu 2 trang 131 sgk sinh 6 được giải bởi ĐọcTàiLiệu giúp bạn trả lời bài 2 sách giáo khoa trang 131 sinh học 6: đặc điểm chung, dấu hiệu nhận biết các loại dương xỉ

Câu 1 trang 131 sgk sinh 6 giúp bạn giải câu 1 sách giáo khoa trang 131 sinh học lớp 6: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ

Giải câu hỏi trang 129 SGK sinh 6 giúp bạn trả lời câu hỏi thảo luận trang 129 sách giáo khoa sinh học 6 tốt và nắm vững các kiến thức của bài học.

Giải câu hỏi trang 128 SGK sinh 6 giúp bạn trả lời câu hỏi thảo luận trang 128 sách giáo khoa sinh học 6 tốt và nắm vững các kiến thức của bài học.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 6
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Giải Sinh Học Lớp 6 [Ngắn Gọn]
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 128: Hãy quan sát kĩ các bộ phận cây dương xỉ, ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây dương xỉ và cây rêu ?

Lời giải:

– Dương xỉ đã có rễ thân lá thực sự, thân cỏ nhỏ, lá non có đặc điểm là cuộn lại ở đầu lá

– Khác với rêu, ở dương xỉ đã có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 128: Lật mặt dưới một lá già lên để tìm xem có thấy các đốm nhỏ? Dùng kim nhọn gạt nhẹ một vài hạt bụi nhỏ trong mỗi đốm, đặt lên phiến kính quan sát dưới kính hiển vi, ta thấy những hạt bụi đó là các túi bào tử có hình như sau [H.39.2]

Lời giải:

Lật mặt dưới một lá già sẽ nhìn thấy các đốm nhỏ, các đốm nhỏ màu đen chính là các túi bào tử.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 129: Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì?

Quan sát sự phát triển của bào tử . Nhận xét và so sánh với rêu?

Lời giải:

– Vòng cơ có tác dụng bảo vệ cho bào tử.

– Ở dương xỉ, bào tử phát triển thành nguyên tản, nguyên tản nảy mầm thành cây dương xỉ.Ở rêu, cây rêu mọc trực tiếp từ bào tử

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 39 trang 129: Sau khi quan sát một số cây dương xi, hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

Lời giải:

– Nhận ra một cây là cây dương xỉ dựa vào đặc điểm:

+ Lá non cuộn lại

+ Mặt dưới của lá có các chấm nhỏ màu đen là các túi bào tử

Bài 1 [trang 131 sgk Sinh học 6]: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?

Lời giải:

Cây rêu Cây dương xỉ
Rễ Rễ giả Rễ thật
Thân Thân thật nhưng chưa có hệ thống mạch dẫn. Thân thật, đã có hệ thống mạch dẫn.
Lá thật, kiểu lá đơn Lá thật, kiểu lá kép hình lông chim, mặt dưới các lá có chứa túi bào tử.

Cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn.

Bài 2 [trang 131 sgk Sinh học 6]: Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ ?

Lời giải:

Dương xỉ lá kim

Dương xỉ thường

Dương xỉ thường thủy sinh

Dương xỉ châu phi

Nhận biết một cây thuộc họ dương xỉ:

– Lá non của cây cuộn xoắn

– Thân cây là thân rễ nằm ngang, có nhiều rễ phụ mọc ra từ thân

– Mặt dưới các lá già có các chấm đen là các túi bào tử

Các em có thể tìm các cây dương xỉ ở những nơi đất ẩm và râm ở ven đường đi, bờ ruộng, khe tường hoặc dưới tán cây trong vườn [trong rừng]. Khi tìm cần căn cứ vào đặc điểm của lá [lá non cuộn như vòi voi]. Sau khi tìm được một số dương xỉ, thì các em quan sát để xác định đặc điếm chung của chúng: Dương xỉ. có rễ nằm ngang dưới mặt đất, từ thân rễ mọc ra nhiều rễ phụ có nhiều lông hút. Lá mọc từ thân rễ, vươn lên khỏi mặt đất. Đầu lá non cuộn lại như vòi voi; lá già duỗi thẳng, phiến lá chia thành nhiều mảnh nhỏ xếp 2 bên gân chính theo hình lồng chim. Mặt dưới lá có những đốm nhỏ nằm dọc 2 bên gân con, khi non có màu lục, khi già có màu nâu thẫm.

Bài 3 [trang 131 sgk Sinh học 6]: Than đá được hình thành như thế nào ?

Lời giải:

Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết [nóng ẩm quanh năm, sương mù và mưa lớn nhiều]. Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn [toàn những cây thân gỗ] có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá.

Video liên quan

Chủ Đề