Sao rua nhớ ai là gì

Xem 5,841

Bạn đang xem bài viết Sao Tua Rua Là Gì ? được cập nhật mới nhất ngày 02/07/2022 trên website Getset.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 5,841 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Cung Hoàng Đạo Nào Quyến Rũ Nhất Trong 12 Chòm Sao?
  • Phân Tích Tính Cách Cung Sư Tử Nam
  • Làm Thế Nào Để Tìm Các Chòm Sao Sagittarius In The Sky Đêm ·
  • Khám Phá Bí Ẩn Của Chòm Sao Bọ Cạp Sinh Ngày 20 Tháng 11
  • Bói Cung Hoàng Đạo Theo Chiêm Tinh Học Thông Qua Ngày Sinh
  • Từ hồi bé ở nhà mình vẫn được bà và mẹ chỉ cho xem chòm Tua Rua. Lớn lên cùng lời ru của bà của mẹ, những bài ca dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ.

    Ở dưới Hà Nội có vua đúc tiền

    Ruộng tư điền không ai cày cấy

    Hỏi cô mình ở vậy được chăng?

    Và cũng có câu hát rằng: “Sao Rua nhớ ai mà đêm đêm vẫn còn thức. Trăng khuya nhớ ai, trăng vỡ giữa lòng biển khơi.”

    Vậy sao Rua [hay Tua Rua] là gì?

    Tua Rua [còn gọi là Thất nữ] là tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu [Taurus], ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ.

    Trong thần thoại phương tây, cụm Thất Nữ – bảy chị em này là những người con gái của người khổng lồ Atlas và nữ thần biển Pleione, họ được sanh ra trên núi Cyllene. Sau khi Atlas nhận nhiệm vụ gánh vác cả địa cầu trên vai mình, chàng thợ săn Orion bắt đầu theo đuổi các chị em Pleiades, tuy nhiên thần Zeus không để chuyện xảy ra và đã biến các chị em thành những chú chim bồ câu rồi sau đó là biến họ thành những ngôi sao và đưa lên bầu trời. Tuy nhiên chòm sao Orion vẫn còn theo đuổi cụm sao Pleiades trên bầu trời đêm.

    Ở Việt Nam, Tua Rua theo sát cùng với nền văn hóa lúa nước từ ngàn xưa, truyền miệng qua các câu cao dao tục ngữ.

    Mạ già, ruộng ngấu không thua bạn điền.

    Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu.

    Tua rua một tháng mười ngày,

    Cấy tróc vùng cày cũng được lúa xơi.

    Bao giờ nắng rữa bàng trôi,

    Tua rua quắt lại thì thôi cấy mùa.

    Vì như thế khi lúa trổ bông sẽ được vào lúc trời nắng đẹp nhất. [Tiểu thử còn gọi Nắng oi, thử là nắng]

    Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu “Sao Tua [Vua] chín cái nằm kề.” Nhìn bằng mắt thường, Tua Rua là một đám nhỏ gồm nhiều sao lờ mờ trên bầu trời đêm, rất dễ nhận thấy.

    Nhân thể cũng xin nói về câu ca quen thuộc sau đây:

    Ở dưới hạ giới có Vua Ba Vành.

    Sao Tua rua, biểu tượng tiết khí tháng Năm âm lịch, không dính dáng gì với sự kiện vua Ba Vành, nguyên là Phan Bá Vành, lãnh tụ nông dân Thái Bình khởi nghĩa 1821-1827 [thời Vua Minh Mạng]. Nguyên là năm 1822, có sao Chổi xuất hiện trên bầu trời, bà con ta gọi sao Chổi là sao Tua vì ngôi sao có cái tua dài theo sau.

    Nguyên gốc hai câu trên là:

    Ở làng Minh Giám có Vua Ba Vành.

    Minh Giám là quê Phan Bá Vành. Sao Tua này mới gắn với sự kiện vua Ba Vành [được làm vua, thua làm giặc mà!]. Câu Trên trời có sao Tua Rua là “dị bản” mà thôi.

    Nhưng cái dị bản này nó sẽ không bao giờ mất đi. Tuy không phản ánh đúng sự kiện lịch sử, nhưng nó lại khái quát, một cách nôm na dân dã, mối quan hệ Trời – Đất – Người, một nguyên lý vĩnh cửu của nền minh triết phương Đông. Trong quan hệ ba ngôi đó thì Trời là Dương, Đất là Âm. Dương xướng thì Âm hoạ. Trời là tượng, Đất là hình. Trời thiết kế, Đất thi công. Con người, một vũ trụ thu nhỏ, là vạch nối giữa Đất và Trời. Câu ca dao trên phản ánh cơ chế hợp nhất Thiên – Địa – Nhân, cơ chế đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

    Theo Thanhcadu tổng hợp.

    Từ khóa tìm kiếm: sao rua nhớ ai là gì, tua rua trang trí, sao rua ở đâu, alcyone, dây tua rua, tua rua mua ở đâu, sao rua chin cai nam ngang, tua rua 2022.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Năm 2022: Ma Kết Là 1 Trong 5 Chòm Sao Rất Vượng Vận Đào Hoa, Dễ Kết Hôn Chớp Nhoáng
  • Đâu Là Những Chòm Sao Nhanh Quên Tình Cũ Để Tìm Hạnh Phúc Mới?
  • Sao Nào Thường Chủ Mưu Các Vụ Quậy Phá
  • Xếp Hạng Chỉ Số Iq Của 12 Chòm Sao: Nếu Song Tử Đứng Thứ Hai, Ai Dám Công Khai Nhận Số 1?
  • Chòm Sao Những Cô Gái Được Yêu Thích Phải Có Lý Do Của Họ.
  • Cập nhật thông tin chi tiết về Sao Tua Rua Là Gì ? trên website Getset.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Bài hát Mưa Chiều Miền Trung là một ca khúc do nhạc sĩ “Hồng Xương Long” sáng tác, thể hiện được tình yêu của người nhạc sĩ đối với mảnh đất miền trung. Bài hát khắc hoạ nổi thống khổ của người miền trung, vì cuộc sống mưu sinh mà người dân đành xa quê, khi quay trở về thì cảnh vật xung quanh đã khác, cảm thấy hối hận, sao mình không về quê hương sớm hơn…

    Cùng xem lời bài hát Mưa Chiều Miền Trung:

    Miền Trung đất bồi phù sa Người miền Trung gian khó từ nhiều đời qua Từ khi anh xa quê, từ đó em nhớ mong người xa Mùa đông mây lững lờ trôi Trời miền Trung mưa lắm bạn tình ơi

    Chờ anh nay bao đông rồi mà anh chưa về bến đợi

    Sao Rua nhớ ai mà đêm đêm vẫn còn thức Trăng khuya nhớ ai, trăng vỡ giữa lòng biển khơi Lòng em nhớ ai, em còn mong chờ người xa Con sông quê nay đã già mà người đi biền biệt phương xa Dòng sông vẫn trôi đò xưa nay không còn nữa Mây kia vẫn bay, sao hờ hững giữa đất trời Miền Trung nước lên đau lòng xa rồi người em Ơi quê hương man mác buồn

    Chiều miền Trung mưa tím bến sông

    Chiều nao anh về miền Trung hỏi thăm em gái nhỏ ngày xưa Thì hay nay em đi rồi chiều đông nước dâng đầy vơi Tình yêu chưa trọn thành đôi, mà lòng đau như cắt bạn tình ơi

    Dù cho anh nay xa rồi, miền Trung vẫn thương trọn đời

    Sao Rua nhớ ai mà đêm đêm vẫn còn thức Trăng khuya nhớ ai, trăng vỡ giữa lòng biển khơi Lòng em nhớ ai, em còn mong chờ người xa Con sông quê nay đã già mà người đi biền biệt phương xa Dòng sông vẫn trôi đò xưa nay không còn nữa Mây kia vẫn bay, sao hờ hững giữa đất trời Miền Trung nước lên đau lòng xa rồi người em Ơi quê hương man mác buồn

    Chiều miền Trung mưa tím bến sông

    Tình yêu chưa trọn thành đôi, mà lòng đau như cắt bạn tình ơi Dù cho anh nay xa rồi, miền Trung vẫn thương trọn đời

    Dù cho anh nay xa rồi Miền trung vẫn chờ đợi ai

    Bài hát Mưa Chiều Miền Trung được thể hiển của nhiều ca sĩ như Dương Hồng Loan, Cảm Ly, Quang Lê, Phương Mỹ Chi..Mỗi bài hát đều có những cảm xúc đặt biệt.

    Cùng xem bài hát Mưa Chiều Miền Trung thể hiện bởi Dương Hồng Loan



    Cùng xem bài hát Mưa Chiều Miền Trung thể hiện bởi Cẩm Ly

    Cùng xem bài hát Mưa Chiều Miền Trung thể hiện bởi Quang Lê

    

    Cùng xem bài hát Mưa Chiều Miền Trung thể hiện bởi Phương Mỹ Chi

    Tua rua còn gọi là Thất nữ, trong chòm sao Kim Ngưu, bà con miền Bắc có nơi gọi là sao Mạ, cứ thấy sao ấy thì nhớ gieo mạ mùa. Tua rua đi rắc mạ mùa / Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu, như thế khi lúa trổ bông sẽ được vào lúc trời nắng đẹp nhất. [Tiểu thử còn gọi Nắng oi, thử là nắng]. Tua rua một tháng mười ngày / Cấy tróc vùng cày cũng được lúa xơi / Bao giờ nắng rữa bàng trôi / Tua rua quắt lại thì thôi cấy mùa. Tháng Năm mở đầu bằng tiết khí Tua rua năm nay bắt đầu từ ngày 5.6.2009, tức 13.5 Kỷ Sửu - kết thúc vào ngày 6.7.2009 tức 14.5 nhuận, Kỷ Sửu. Ta để ý sẽ thấy các nhà nông học hướng dẫn bà con nông dân làm vụ mùa năm nay chủ yếu dựa vào cái tháng Năm thời tiết này. Các thuật toán dự đoán học như Tứ trụ, Hà Lạc cũng căn cứ vào cái tháng Năm này, không tính đến tháng Năm nhuận. Ngày 7.7.2009 tức 15.5 nhuận - Kỷ Sửu là ngày Nắng oi [Tiểu thử], đã được tính là tháng Sáu thời tiết rồi. Một lần nữa, tôi đề nghị các nhà làm lịch năm mới nên hưởng ứng lời kêu gọi của nhà lịch học Lê Thành Lân [Lịch và Niên biểu lịch sử 20 thế kỷ - NXB Thống Kê, HN, 2000] thay đổi các tên gọi tiết khí trong năm bằng các từ Việt thay cho các từ Hán, thí dụ Tua rua thay Mang chủng. Để tạo thói quen mới, có thể bước đầu ta ghi [thí dụ]: Tua rua [Mang chủng], Nắng oi [Tiểu thử], Khô úa [Đại tuyết], Giữa đông [Đông chí]... Cái chuyện ngôn ngữ này nó cũng có hơi hướng độc lập, tự chủ đấy, thưa bà con ta. Nhân thể cũng xin nói về câu ca quen thuộc sau đây: Trên trời có sao Tua rua / Ở dưới hạ giới có Vua Ba Vành. Sao Tua rua, biểu tượng tiết khí tháng Năm âm lịch, không dính dáng gì với sự kiện vua Ba Vành, nguyên là Phan Bá Vành, lãnh tụ nông dân Thái Bình khởi nghĩa 1821-1827 [thời Vua Minh Mạng]. Nguyên là năm 1822 có sao Chổi xuất hiện trên bầu trời, bà con ta gọi sao Chổi là sao Tua vì ngôi sao có cái tua dài theo sau. guyên gốc hai câu trên là Trên trời có ông sao Tua / Ở làng Minh Giám có Vua Ba Vành. Minh Giám là quê Phan Bá Vành. Sao Tua này mới gắn với sự kiện vua Ba Vành [được làm vua, thua làm giặc mà!]. Câu Trên trời có sao Tua rua là "dị bản" mà thôi.

    Nhưng cái dị bản này nó sẽ không bao giờ mất đi. Tuy không phản ánh đúng sự kiện lịch sử, nhưng nó lại khái quát, một cách nôm na dân dã, mối quan hệ Trời - Đất - Người, một nguyên lý vĩnh cửu của nền minh triết phương Đông. Trong quan hệ ba ngôi đó thì Trời là Dương, Đất là Âm. Dương xướng thì Âm hoạ. Trời là tượng, Đất là hình. Trời thiết kế, Đất thi công. Con người, một vũ trụ thu nhỏ, là vạch nối giữa Đất và Trời. Câu ca dao trên phản ánh cơ chế hợp nhất Thiên - Địa - Nhân, cơ chế đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu

    Video liên quan

    Chủ Đề