Sách trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo chủ đề 3

Lời nói đầu

Chào mừng các em học sinh lớp 6 đến với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp!

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 [Bộ Chân trời sáng tạo – NXBGDVN] được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với 105 tiết và được thực hiện trong 3 loại hình bắt buộc: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề.

Sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 gồm 9 chủ đề thực hiện loại hình Hoạt động giáo dục theo chủ đề. Mỗi chủ đề bắt buộc bằng tên, tranh chủ đề và thông điệp cho chủ đề. Phần định hướng nội dung chỉ ra lí do vì sao các em cần phải thực hiện chủ đề này và những nội dung cơ bản mà mỗi cá nhân phải thực hiện để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề được thiết kế theo các giai đoạn sau:

1. Khám phá – Kết nối kinh nghiệm

Các nhiệm vụ trong phần này nhằm hướng dẫn các em sử dụng kinh nghiệm đã có thể thực hiện hoạt động và kết nối kinh nghiệm với chuẩn mực hành vi, thái độ cần hình thành liên quan đến mục tiêu chủ đề.

2. Rèn luyện kĩ năng

Các nhiệm vụ thường liên quan đến việc giải quyết tình huống, tạo ra sản phầm nào đó và những yêu cầu thực hiện các hành vi, lời nói hay việc làm trong cuộc sống hàng ngày. Các kĩ năng quan trọng mà chủ đề hướng tới thường được hướng dẫn thực hiện theo quy trình.

3. Vận dụng – Mở rộng.

Học sinh sử dụng các kĩ năng học được để ứng xử linh hoạt và giải quyết các nhiệm vụ ở các tình huống khác nhau trong thực tiễn sẽ giúp củng cố các kĩ năng, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cần có ở các em.

4. Tự đánh giá

Cuối mỗi chủ đề là phần đánh giá kết quả hoạt động thông qua thực hiện sản phẩm hoặc giải quyết vấn đề mang tính tổng hợp cùng với bảng tự đánh giá về những mục tiêu cơ bản đạt được sau chủ đề.

Các chủ đề của sách được biên soạn dựa trên 4 mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp. Để đạt được vững chắc tất cả các mục tiêu chương trình đặt ra, bên cạnh giờ Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề được tổ chức hàng tuần, học sinh cần phải trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau trong các giờ Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp hay trong các câu lạc bộ cũng như các chuyến thăm quan, đi thực tế, các hoạt động kết nối cộng đồng, … với những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và thực hiện các hoạt động tạo nên truyền thống vẻ vang của ngôi trường mình đang theo học; quy định, nội quy của trường, lớp.

- Thể hiện sự đóng góp cụ thể của bản thân vào các phong trào hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, hoạt động thiện nguyện mà nhà trường tổ chức trong các ngày kỉ niệm, ngày đặc biệt, lễ hội khác nhau của địa phương cũng như đất nước như: ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày Tết truyền thống, ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày thành lập Đội, Đoàn, ngày thống nhất đất nước,…

- Giới thiệu về truyền thống văn hóa địa phương, rung cảm và tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.

- Tham gia vào các buổi lao động thiện nguyện, bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà trường, địa phương,…; vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ động vật quý hiếm,…

- Rèn luyện bản thân: luôn thể hiện sự tự chủ, tuân thủ kỉ cương, hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ chan hòa, giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, luôn tự tin và nói năng lưu loát,…

Chúc các em tìm thấy sự thú vị và bổ ích khi trải nghiệm!

CÁC TÁC GIẢ.

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc file PDF Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 [Chân Trời Sáng Tạo] [tải xuống miễn phí], nhằm giúp các bạn tra cứu nhanh lý thuyết, kiến thức và nội dung chương trình SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 [Chân Trời Sáng Tạo].

Mục lục Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 [Chân Trời Sáng Tạo]: Chủ đề 1 Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới. Chủ đề 2 Chăm sóc cuộc sống cá nhân. Chủ đề 3 Xây dựng tình bạn, tình thầy trò. Chủ đề 4 Nuôi dưỡng quan hệ gia đình. Chủ đề 5 Kiểm soát chi tiêu. Chủ đề 6 Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện. Chủ đề 7 Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam. Chủ đề 8 Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Chủ đề 9 Tôn trọng người lao động.

[ads]

Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 23 sách Chân trời sáng tạo

Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 11 nhiệm vụ trong Chủ đề 3 sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm quen với bạn của M.

Trả lời:

Cách làm quen với bạn của M:

  • Tự tin giới thiệu bản thân và hỏi tên bạn.
  • Chuẩn bị một cuốn truyện yêu thích và chia sẻ với các bạn.
  • Tìm hiểu sở thích cùng nhau thực hiện.

Hoạt động 2: Em thường làm quen với các bạn mới như thế nào? Hãy chia sẻ cách của em.

Trả lời:

Cách làm quen của em là:

  • Chào hỏi thân thiện với mọi người.
  • Phát hiện sở thích của bạn giống mình để tìm điểm chung.
  • Tự tin giới thiệu thân để làm quen với bạn bè.
  • Giúp đỡ mọi người với sự cởi mở.

Nhiệm vụ 2

Hoạt động 1: Tìm hiểu những gợi ý của M. dành cho H. trong tình huống sau để giao tiếp với thầy cô.

Trả lời:

Những hình thức giao tiếp M . gợi ý cho H . là:

  • Hình thức giao tiếp: Gặp trực tiếp thầy cô lúc tan học, giờ ra hoặc gọi điện, nhắn tin để trao đổi với thầy cô những điều mình cần.
  • Cách giao tiếp: Chào lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần.

Hoạt động 2: Em hãy chia sẻ hình thức và cách giao tiếp của em với thầy cô.

Trả lời:

  • Hình thức giao tiếp của em với thầy cô là: Giơ tay phát biểu trong giờ, nhắn tin, gọi điện cho thầy cô, giúp đỡ các thầy cô khi cần thiết,…
  • Cách giao tiếp: Chào lễ phép, giới thiệu bản thân và nói rõ ràng, cụ thể điều mình cần , thưa gửi rõ ràng,…

Nhiệm vụ 3

Hoạt động 1: Đọc kĩ bốn bước giải quyết vấn đề và ví dụ minh hoạ sau:

Trả lời:

Học sinh đọc kĩ bốn bước giải quyết vấn đề và ví dụ minh hoạ trong sách giáo khoa trải nghiệm 6.

Hoạt động 2: Em đã thực hiện được những bước nào trong giải quyết vấn đề về mối quan hệ bạn bè? Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè.

Trả lời:

Em đã thực hiện các bước:

  • Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
  • Bước 2: Xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề.
  • Bước 3: Lựa chọn và thực hiện những biện pháp của vấn đề.
  • Bước 4: Đánh giá vấn đề: Em không còn nói chuyện cộc lốc với bạn nữa, vấn đề mâu thuẫn với bạn bè đều được giải quyết.

Nhiệm vụ 4

Hoạt động 1: Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp với mình đề giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.

Trả lời:

Học sinh lựa chọn và thực hành những cách phù hợp với mình để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò phù hợp với cá nhân.

Gợi ý:

  • Thường xuyên trò chuyện với bạn bè, thầy cô.
  • Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động.
  • Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt.
  • Tươi cười, chan hoà với mọi người.
  • Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao cho.
  • Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp.
  • Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thầy cô.
  • Cho bạn bè những lời khuyên tích cực.
  • Thể hiện sự biết ơn với những gì mình nhận được từ bạn bè, thầy cô.

Hoạt động 2: Bổ sung những cách khác mà em thường làm để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò.

Trả lời:

  • Em luôn giữ liên lạc với thầy cô và bạn bè cũ .
  • Em hay tham gia họp lớp với các bạn.
  • Em chúc mừng sinh nhật và những dịp quan trọng của bạn.
  • Em hỏi thăm bạn và thầy cô thường xuyên.
  • Em sẽ giúp đỡ mọi người khi cần thiết.

Nhiệm vụ 5

Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng lắng nghe theo gợi ý sau:

  • Mắt nhìn về phía người nói trong quá trình nói chuyện.
  • Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để truyền tải thông điệp.

Không nên:

  • Lơ đãng, làm việc riêng khi nghe người khác nói.
  • Nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác nói.

Trả lời:

Học sinh thực hành kĩ năng lắng nghe theo gợi ý:

  • Mắt nhìn về phía người nói trong quá trình nói chuyện.
  • Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ để truyền tải thông điệp.

Hoạt động 2: Thực hiện những kĩ năng phản hồi theo gợi ý sau:

  • Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói.
  • Hỏi lại vài ý đến người nói giải thích rõ hơn.
  • Thể hiện sự đồng cảm.

Không nên:

  • Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện.
  • Nhắc sai ý người nói nhiều lần.

Hướng dẫn:

Học sinh thực hành kĩ năng phản hồi theo gợi ý:

  • Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói.
  • Hỏi lại vài ý đến người nói giải thích rõ hơn.
  • Thể hiện sự đồng cảm.

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng đặt câu hỏi theo gợi ý:

  • Cậu nghĩ sao, nếu?
  • Cậu có cho rằng,..?
  • Giả sử... thì cậu nghĩ như thế nào?

Không nên:

  • Áp đặt suy nghĩ của mình với người khác.
  • Nói những câu khẳng định.

Hướng dẫn:

Học sinh thực hành kĩ năng đặt câu hỏi theo gợi ý:

  • Cậu nghĩ sao, nếu?
  • Cậu có cho rằng,..?
  • Giả sử... thì cậu nghĩ như thế nào?

Nhiệm vụ 6

Hoạt động 1: Em thường gặp vấn đề nào trong mối quan hệ bạn bè dưới đây:

Trả lời:

Học sinh nêu lên những vấn đề em thường gặp trong mối quan hệ bạn bè

  • Đùa dai
  • Ngại giao tiếp
  • Không có bạn thân
  • Thất hứa với bạn
  • Dễ nổi cáu với bạn
  • Hay giận dỗi bạn
  • Dễ bị tổn thương
  • Bất đồng ý kiến

Hoạt động 2: Em còn gặp vấn đề nào khác trong mối quan hệ với bạn bè?

Trả lời:

  • Em bị các bạn cô lập.
  • Em bị các bạn nói xấu.

Hoạt động 3: Hãy chọn ba vấn đề thường xảy ra với em để cùng các bạn giải quyết.

Trả lời:

- [1] Tình huống: Em bị các bạn đùa dai.

Cách giải quyết: Luôn nghiêm túc trong mọi việc. Nhất quán quan điểm cái nào nên đùa cái nào không nên đùa để tránh gây mâu thuẫn cho cả hai.

- [2]: Tình huống: Em bị bắt nạt

Cách giải quyết: Trở lên mạnh mẽ và có chính kiến hơn. Khẳng định bản thân không tự ti để tránh bị bắt nạt.

- [3]: Tình huống: Em không có bạn thân

Cách giải quyết: Em thường sợ hãi khi trở nên thân với ai đó, sợ người ta cũng giống như những người khác chỉ quan tâm mình. Em đã học cách yêu lấy bản thân trước không phụ thuộc, hoặc tin tưởng quá nhiều vào bất cứ người nào để tránh bị tổn thương. Vì vậy em có thể kiếm bạn thân nhưng hãy tìm thật kĩ để tránh chọn nhầm.

Nhiệm vụ 7

Hoạt động 1: Vận dụng các bước giải quyết vấn đề để giải quyết tình huống sau:

Trả lời:

Hoạt động 2: Quan sát tranh và giữ đoán những tình huống có thể xảy ra. Đề xuất cách giải quyết vấn đề:

Trả lời:

- Những tình huống có thể xảy ra trong bức tranh: Nhóm bạn đang bàn tán, nói xấu về bạn nữ. Nhóm bạn có thể kể tốt về bạn nữ.

- Các giải quyết: Bạn nữ trên có thể tự nhiên đến hỏi: Mọi người nói chuyện gì tớ có thể biết được không? Hoặc mọi người đang nói gì về tớ đúng không?

Nhiệm vụ 8

Hoạt động 1: Trong giờ học, khi thầy cô gọi em trả lời câu hỏi liên quan đến bài học mà em không biết trả lời, em lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?

Trả lời:

Hoạt động 2: Trong giờ Sinh hoạt lớp, khi thầy cô hỏi em về việc quên sách vở hoặc đồ dùng học tập, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Em sẽ nhận lỗi và hứa sẽ soạn sách vở kĩ trước khi đi học.

Hoạt động 3: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

Em sẽ chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép trình bày lí do để thầy cô hiểu.

Nhiệm vụ 9

Hoạt động 1: Sưu tầm các câu danh ngôn về tình bạn, tình thầy trò.

Trả lời:

- Danh ngôn về tình bạn

  • ình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn.
  • Cách duy nhất để có một người bạn là hãy làm một người bạn.
  • Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người bạn đến với ta trong những phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.

- Danh ngôn về thầy cô

  • Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi .
  • Phải tôn kính thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế .
  • Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim .

Hoạt động 2: Hãy viết các câu danh ngôn

Trả lời:

Học sinh thực hiện viết các câu danh ngôn vào hoa giấy để gửi tặng thầy cô, người bạn phù hợp để thể hiện tình cảm của em với họ.

Nhiệm vụ 10

Hoạt động 1: Xây dựng sổ tay giao tiếp của lớp

  • Trang trí một tờ giấy để tên em, góp vào sổ tay của lớp:
  • Mỗi ngày ghi lại câu nói ấn tượng, thú vị của bạn hoặc em vào tờ giấy.
  • Luôn bổ sung và giữ gìn trang giấy này đến cuối năm để cả lớp đóng lại thành cuốn sổ tay làm kỉ vật.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện yêu cầu theo gợi ý.

Nhiệm vụ 11

Hoạt động 1: Chia sẻ những thuận lời khó khăn khi thực hiện hoạt động trong chủ đề này.

Trả lời:

  • Thuận lợi: em giao tiếp cởi mở với bạn bè hơn, tích cực tham gia các hoạt của lớp cùng các bạn và thầy cô.
  • Khó khăn: Em vẫn còn nóng giận khi giải quyết tình huống với bạn bè, thầy cô.

Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá, hãy xác định mức độ phù hợp nhất.

Trả lời:

Học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí.

TT

Nội dung đánh giá

Đúng

Gần đúng

Chưa đúng

1

Em đã chủ động giao tiếp với các thầy cô, các bạn trong lớp, trong trường.

x

2

Em biết cách để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.

x

3

Em biết cách lắng nghe và duy trì cuộc nói chuyện,

x

4

Em có thể nhận diện một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ ở trường.

x

5

Em biết cách giải quyết vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè.

x

Cập nhật: 15/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề