Sách Hồ Chí Minh Chân dung Một cuộc đời

[Dịch giả MNYN : Xin đọc giả phổ biến sâu rộng trong dân chúng Việt Nam tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại]
===========================================

p8

I – TRONG ĐẤT NƯỚC BỊ MẤT

Ông ta vào thành phố lặng lẽ, không kèn trống. Trong khi những người theo ông lang thang trên đường phố, ăn mừng chiến thắng của họ hoặc chấp nhận sự đầu hàng của quân địch, ông ta định cư trong một tòa nhà thương mại hai tầng khó miêu tả trong một vùng đất Trung Hoa của một thị trấn. Ở đó, ông ta đã trải qua nhiều ngày thực sự cách biệt bên ngoài, gò lưng trên máy đánh chữ đập mà ông đã mang theo trong suốt một thập kỷ của những chuyến du hành từ Moscow đến phía nam Trung Hoa và cuối cùng, trong những tuần đầu năm 1941 trở lại quê hương của ông ta, nơi mà ông đã bỏ đi từ ba mươi năm trước.

Trước cuối tháng, ông ta đã hoàn thành bài phát biểu mà ông có dự trù làm cho người dân của mình thông báo việc tạo ra một quốc gia mới. Ngay sau 2:00 giờ chiều, vào ngày 02 tháng 9, ông ta bước lên bục diễn của một lễ đài tạm thời được dựng lên một cách vội vàng trong công viên rộng rãi mà sau nầy được biết đến như là Quảng trường Ba Đình ở rìa phía tây của thành phố. Ông ta mặc một bộ đồ kaki cũ màu mà nó bao bọc một cách lụng thụng một cơ thể còn lại gầy mòn của mình, và ông ta mang một đôi dép cao su. Hàng ngàn người đã tụ tập từ những giờ sáng sớm để nghe ông ta nói chuyện. Trong một giọng nói cất cao âm thanh mà phản ảnh một cách rõ ràng nguồn gốc vùng miền của mình, ông tuyên bố độc lập của đất nước của mình và đọc văn bản của hiến pháp mới của quốc gia. Đối với số ít người Mỹ, những người đã ngẫu nhiên trở thành khán giả, những lời nói đầu tiên của ông ta gây nên sửng sốt: “Mọi người được sinh ra đều bình đẳng, họ được ưu đãi bởi Đấng sáng tạo của họ với một số quyền chắc chắn không thể bị tước đi, trong số những quyền nầy là cuộc sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc.”

Thời gian là vào cuối hè của năm 1945, ngay sau khi sự đầu hàng của lực lượng đế quốc Nhật trên toàn châu Á. Địa điểm là Hà Nội, nguyên là thủ đô của đế chế Việt Nam, bây giờ là một thành phố thuộc địa kém hoạt động ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng mà điều gì trong đó sau nầy thường được biết đến như là Đông Dương thuộc Pháp. Trong hai thập kỷ, Nguyễn Ái Quốc đã dấy lên lòng sùng kính, sợ hãi, và hận thù giữa các đồng bào của mình và những quan chức thực dân Pháp, những người đã cai trị họ. Bây giờ, dưới một tên mới, ông đã giới thiệu mình cho nhân dân Việt Nam là Chủ tịch đầu tiên của một quốc gia mới.

p9

Lúc bấy giớ, cái tên gọi Hồ Chí Minh chưa được ai biết ngoại trừ một số ít đồng bào của ông ta. Rất ít trong số khán giả, hoặc khắp đất nước đã biết về nhân dạng trước đây của ông ta như là một mật vụ của Cộng sản Quốc tế [một tổ chức cách mạng, còn được biết đến là Quốc tế Thứ ba, được thành lập bởi nhà lãnh đạo Bolshevik Lenin 26 năm trước đây] và là người sáng lập, trong năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam. Giờ đây, ông tự mô tả mình một cách đơn giản là “một người yêu nước đã từng phục vụ dài lâu cho đất nước của mình.” Trong một phần tư thế kỷ theo sau, dân Việt Nam và thế giới nói chung sẽ cố gắng để đánh giá chính ông ta.

Lực lượng bắt đầu cuộc hành trình dài của ông ta đến Quảng trường Ba Đình đã nẩy mầm trong cuối hè của năm 1858, khi một đội tàu nhỏ của đoàn tàu chiến Pháp, được tham gia bởi một đội ngũ nhỏ từ Tây Ban Nha, đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào thành phố Đà Nẵng, một thương cảng trung bình trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Hành động không hoàn toàn là bất ngờ Trong nhiều thập kỷ, đôi mắt tham lam của người Pháp đã thỉnh thoảng chú mục về Việt Nam: những nhà truyền giáo tìm kiếm những linh hồn để cứu rỗi, những thương nhân sục sạo khắp nơi trên thế giới tìm những thị trường tiêu thụ mới và một tuyến đường bằng sông đến tài sản của Trung Hoa, những chính trị gia tin rằng chỉ có giành được các thuộc địa ở Á châu sẽ đảm bảo sự sống còn của nước Pháp như là một cường quốc. Cho đến giữa thế kỷ, chính phủ Pháp đã tìm cách thiết lập một sự hiện diện tại Việt Nam bằng phương tiện ngoại giao và thậm chí đã gửi một phái đoàn đến kinh đô Huế, vào khoảng năm mươi dặm phía bắc Đà Nẵng, trong một nỗ lực để thuyết phục hoàng đế Việt Nam để mở cửa đất nước của mình cho ảnh hưởng của Pháp. Khi các cuộc đàm phán bị đình trệ, chính phủ của Hoàng đế Louis Napoleon đã quyết định dùng đến vũ lực.

Chính đất nước mà những tàu chiến của Pháp đã tấn công thì không xa lạ gì với chiến tranh hay sự xâm lược của ngoại bang. Thật vậy, vài dân tộc ở Á châu đã bị bắt buộc phải chiến đấu lâu dài hơn và khó khăn hơn để giữ lại bản sắc của họ như là một nhà nước riêng biệt và độc lập hơn có người Việt Nam. Một thực tế tối cao trong lịch sử của đất nước là cuộc đấu tranh lâu dài và thường cay đắng của nó chống lại những khuynh hướng bành trướng của chính nước láng giềng phương Bắc, Trung Hoa. Trong thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, tại một thời điểm khi cộng hòa La Mã vẫn còn rất mới, đế chế Trung Hoa đã chinh phục Việt Nam và đặt Việt Nam vào một chương trình sâu sắc về sự đồng hóa chính trị, văn hóa, và kinh tế. Mặc dù người Việt Nam đã tìm cách khôi phục nền độc lập của họ vào thế kỷ 10 sau Công nguyên, đã nhiều trăm năm cho những hoàng đế Trung Hoa chấp nhận thực tế của sự tồn tại riêng biệt của Việt Nam; thật ra, điều này chỉ xảy ra sau khi sự chấp nhận miễn cưỡng của Việt Nam về mối quan hệ chư hầu với triều đại quân chủ ở Trung Hoa.

p10

Sự liên hiệp lâu dài của Việt Nam với Trung Hoa đã gánh chịu những hậu quả. Hơn một ngữ thiên niên kỷ, những cơ sở chính trị, văn học, nghệ thuật và âm nhạc, tôn giáo và triết học của Trung Hoa, và thậm chí cả ngôn ngữ Trung Hoa cấm sâu những rễ vào trong đất Việt Nam. Kết quả là một Việt Nam “Khổng giáo hóa” mà đối với những cách nhìn tự nhiên, đã biến đổi một cách hữu hiệu đất nước thành một Trung Hoa thu nhỏ, một “con rồng nhỏ” bắt chước người hàng xóm phương bắc mạnh mẽ và rực rỡ của nó. Chính chế độ quân chủ Việt Nam đã bắt đầu từng bước, rơi vào những cạm bẩy của một Con Trời nhỏ hơn và kém oai phong hơn, như vị hoàng đế theo kiểu Trung Hoa. Tầng lớp cao sang cầm quyền người Việt đã dần dần biến dạng thành một chế độ ban thưởng theo khuôn mẫu Trung Hoa, những thành viên của nó [thường được gọi là quan] được lựa chọn [ít nhất là trong lý thuyết] trên cơ sở khả năng của mình để vượt qua những kỳ thi gay go qua kiến ​​thức của họ về các kinh điển Nho giáo. Những thế hệ nam thanh niên Việt Nam được giáo dục qua các sách vở rất cổ điển –và thường phải ghi nhớ– được nghiên cứu bởi những tổ chức tương tự của họ ở Trung Hoa. Những chị em gái của họ, bị cấm theo đuổi sự nghiệp khoa bảng bởi những tập tục Nho giáo cứng nhắc mang tính cách gia trưởng, –hoặc gần như bất kỳ chuyên nghiệp nào– bị tách biệt ra trong giới hạn những phạm vi nhà cửa gia đình và được khuyên nhủ để hướng những ham muốn của họ nhằm trở thành những người vợ và bà mẹ tốt.

Con đường thông qua của Việt Nam vào vũ trụ văn hóa Trung Hoa có lẽ không phải là một kinh nghiệm đặc biệt là đau thương, vì hoàn cảnh xã hội và kinh tế cũng đã giúp tạo ra nền văn minh Nho giáo ở Trung Hoa tồn tại đến một mức độ đáng kể ở Việt Nam. Giống như đối tác của mình ở phía bắc, xã hội Việt Nam là nông nghiệp trên cơ bản. Gần như chín trong số mười người Việt Nam là những nông dân sản xuất gạo, sống trong những ngôi làng nhỏ nằm rải rác khắp vùng đồng bằng đầm lầy của sông Hồng khi nó lượn quanh con đường của nó một cách uể oải đến tận Vịnh Bắc Bộ. Sự làm việc chăm chỉ, sự phụ thuộc của những ham muốn cá nhân đối với nhu cầu của nhóm, và một hệ thống phân cấp xã hội và chính trị ổn định thì vô cùng quan trọng. Sự tồn tại của giai cấp quan liêu được đào tạo để duy trì hệ thống thủy lợi và mạng lưới đường bộ được coi là cần thiết, nhưng tương đối ít cần thiết cho thương mại và sản xuất. Mặc dù những yếu tố bản địa không bao giờ được loại bỏ trong nền văn hóa Việt Nam, đối với những cách nhìn tự nhiên, đất nước dường như là một hình ảnh phản chiếu trong mô hình thu nhỏ của nước láng giềng khổng lồ ở phía bắc.

Nhưng nếu dân Việt Nam dường như sẵn sàng hấp thụ gần như toàn bộ truyền thống khổng lồ của Trung Hoa mạnh mẽ, họ tỏ ra cương quyết về vấn đề tự trị. Những nhân vật anh hùng của truyền thống Việt Nam –những nhà lãnh đạo nổi loạn như Hai Bà Trưng [người đã chống lại sự cai trị của Trung Hoa trong thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên], vị vua Lê Lợi, và chiến lược gia sáng chói của mình là Nguyễn Trãi, người đã chiến đấu chống lại triều đại nhà Minh 1.400 năm sau đó– tất cả được xác định một cách chặt chẽ bằng sự đề kháng sự thống trị của Trung Hoa.

p11

Ngoài sự thử thách của nỗ lực này nổi lên một dân tộc với một ý thức kiên trì về bản sắc dân tộc của họ và sẵn sàng để bảo vệ quê hương của họ chống lại cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Một trong những hậu quả lâu dài của cuộc đấu tranh của Việt Nam cho sự sống còn của quốc gia chắc chắn là có sự xuất hiện của một truyền thống quân sự mạnh mẽ và sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo đảm và bảo vệ những lợi ích quốc gia. Trong những thế kỷ sau khi phục hồi độc lập dân tộc từ Trung Hoa vào năm 939 sau Công nguyên, đất nước mới của Việt Nam, tự xưng là Đại Việt, tham gia vào một cuộc xung đột lâu dài với những nước láng giềng phía nam, nước mậu dịch của Champa. Cuối cùng, người Việt Nam chiếm ưu thế, và bắt đầu vào thế kỷ thứ 13, họ đẩy về phía nam dọc theo bờ biển. Đến thế kỷ 17, Champa đã bị chinh phục và lãnh thổ của Đại Việt đã được mở rộng đến bán đảo Cà Mau, Vịnh Thái Lan. Nhửng người định cư Việt Nam, nhiều người trong số họ là cựu binh sĩ, di cư về phía nam để tạo ra những cộng đồng mới để canh tác lúa ở các vùng đất màu mỡ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đại Việt đã trở thành một trong những quốc gia mạnh nhất trong lục địa Đông Nam Á, và triều đình Việt Nam trong những quan hệ với những nhà lãnh đạo lân bang bắt đầu phong cách hoá chính mình không đơn giản chỉ là một vị vua nhưng như là một vị hoàng đế.

Nhưng có cái giá trả cho sự thành công quân sự của quốc gia, khi sự mở rộng lãnh thổ dẫn đến sự tách biệt về văn hóa và chính trị ngày càng tăng lên giữa dân cư có tư tưởng truyền thống trong các tỉnh thuộc vùng trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng và những người định cư có nhiều tư tưởng về độc lập ở những khu vực biên giới mới giành được ở phía nam. Trong hai thế kỷ, đất nước đã bị xé nát bởi cuộc nội chiến giữa những gia đình cầm quyền ở phía bắc và phía nam. Trong những năm đầu thế kỷ 19, đế quốc đã được thống nhất dưới một hậu duệ của gia đình cầm quyền miền Nam mang tên Nguyễn Anh, người đã chọn danh hiệu triều đại Gia Long. Lúc đầu triều đình mới của nhà Nguyễn đã cố gắng giải quyết những di sản lâu dài của xung đột dân sự, nhưng vào giữa thế kỷ những sự va chạm trong khu vực bắt đầu nhân lên, được bổ sung thêm bằng những nan đề kinh tế đang tăng lên như là sự tập trung đất nông nghiệp nằm trong tay của những người giàu, và bị làm trầm trọng hơn bởi vai trò lãnh đạo thiếu năng lực trong thiên anh hùng ca uy nghiên của triều đình Huế.

Cuộc nội chiến Việt Nam đã xảy ra ở một giai đoạn trọng yếu trong lịch sử của khu vực Đông Nam Á, những đội tàu từ Âu châu, giương buồm trong theo chân nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco da Gama, bắt đầu lảng vảng dọc theo bờ Biển Đông và Vịnh Thái Lan tìm kiếm những gia vị, kim loại quý, và những linh hồn ngoại đạo để cứu rỗi. Trong số những người Âu châu quan tâm nhất trong khu vực là Pháp, và trong thế kỷ 19 khi đối thủ cay đắng của họ, người Anh, bắt đầu củng cố sự nắm giữ của họ trên Ấn Độ và Miến Điện, những nhà lãnh đạo, Pháp hướng tầm nhìn tham lam về phía Việt Nam.

p12

Năm 1853, hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Nguyễn mất, và ngai vàng Việt Nam chuyển vào tay người cai trị mới, một người trẻ và thiếu kinh nghiệm Tự Đức. Đó là sự bất hạnh của ông ta, và của người dân mình, vì trên vai ông ta được đặt trách nhiệm đẩy lui mối đe dọa nghiêm trọng lần đầu tiên đến nền độc lập Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Mặc dù có thiện chí và thông minh, ông thường không quyết đoán và cằn nhằn bởi sức khỏe kém. Khi quân Pháp đổ bộ ở cảng Đà Nẵng vào mùa hè năm 1858, bản năng đầu tiên của Tự Đức là chiến đấu. Từ chối một cách khinh bỉ một đề nghị thương lượng, ông tập hợp quân đội triều đình chỉ xa hơn những phòng thủ của Pháp ngoài ở những vùng ngoại ô của thành phố. Đô đốc Charles Rigault de Genouilly, người chỉ huy Pháp, đã được bảo đảm bởi những nhà truyền giáo Pháp đang hoạt động trong khu vực mà cuộc nổi dậy bản địa chống lại quyền triều đình sẽ diễn ra, nhưng nó đã không hiện thực. Lúc đầu, đô đốc hy vọng chờ đợi đối thủ của mình, nhưng khi bệnh dịch tả và bệnh lỵ đã bắt đầu làm mõng dần hàng ngũ Âu châu, ông quyết định từ bỏ thành phố và tìm kiếm một vị trí dễ bị tấn công hơn xa hơn về phía nam. Đầu năm sau người Pháp lại tiếp tục cuộc tấn công của họ tại Sài Gòn, một cảng nhỏ nhưng đang phát triển về thương mại nằm trên một con sông nhỏ cách một vài dặm về phía bắc của đồng bằng sông Cửu Long. Quân đội triều đình ở khu vực đã cố gắng phản công, nhưng vũ khí lỗi thời của họ không đối chọi được những kẻ xâm lược, và sau hai tuần cuộc đề kháng của Việt Nam bị sụp đổ.

Mặc dù phản ứng đầu tiên của hoàng đế đã chống lại những kẻ xâm lược bằng vũ lực quân sự, sự thất bại ở miền Nam đã làm ông ta mất nhuệ khí. Mặc dù những kháng cáo từ những cố vấn tại triều cho một chính sách thách thức tiếp diễn, Tự Đức đã quyết định đàm phán, và vào năm 1862, ông đã đồng ý nhượng lại ba tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long cho người Pháp, cuối cùng được biết đến [với việc bổ sung thêm ba tỉnh trong một vài năm sau] như là thuộc địa Nam Bộ của Pháp. Vòng đầu tiên đã mất cho Paris.

Trong một vài năm, triều đình ở Huế vẫn duy trì một sự nắm lấy nhất thời nền độc lập, nhưng khi người Pháp tiếp tục bước tiến của họ trong những năm đầu thập niên 1880s đầu, tung ra một cuộc tấn công vào thành Hà Nội và chiếm nhiều thành phố chính ở đồng bằng sông Hồng, triều đình dường như bị tê liệt. Tự Đức bệnh hoạn đã qua đời ngay trước khi mở lại chiến sự, và trong cuộc khủng hoảng lãnh đạo tiếp theo, triều đình phân chia thành các phe phái đối lập. Trong vài tháng tới, nhiều tân vương, hầu hết trong số đó là trẻ con, được đưa lên ngôi và bị lật đổ thành công nhanh chóng. Cuối cùng, quyền lực đã bị nắm giữ bởi nhiếp chính có ảnh hưởng Tôn Thất Thuyết, người tự đứng ra bảo trợ Hàm Nghi trên ngai vàng với hy vọng tiếp tục cuộc kháng chiến. Trong phúc đáp cho sự yêu cầu của Việt Nam, triều đại nhà Thanh ở Trung Hoa đã gửi quân đội triều đình để hỗ trợ chư hầu của nó, nhưng người Việt Nam dù sao cũng không thể chiếm ưu thế.

p13

Vào năm 1885, Trung Hoa rút lực lượng vũ trang và ký kết một hiệp ước với Pháp tuyệt đối từ bỏ mối quan hệ chư hầu lâu dài của nó với Việt Nam. Ở Huế, một hoàng đế dễ sai bảo hơn được đặt trên ngai vàng để thay thế cho Hàm Nghi trẻ, người đã chạy trốn với người cố vấn cứng đầu của mình Tôn Thất Thuyết, vào bên trong núi để tiếp tục cuộc đấu tranh. Trong lúc đó, phe hòa bình chiếm ưu thế hiện nay tại triều đình kết luận một hiệp ước mới với Pháp thừa nhận ảnh hưởng chính trị sau này trong suốt toàn bộ lãnh thổ còn lại của Việt Nam. Người Pháp chuyển đổi sở hữu mới của họ thành chế độ bảo hộ cho Bắc Bộ [bao gồm những tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và những vùng núi xung quanh] và An Nam [bao gồm các tỉnh ven biển thuộc địa của Nam Bộ xa về phía nam]. Trong An Nam, người Pháp đã cho phép hoàng đế bù nhìn và quan liêu của mình giữ lại những tàn tích cũ nát của quyền lực uy nghiêm ngày nào đó của họ. Ở Bắc Bộ, luật lệ thuộc địa cai trị hầu như tối cao. Hầu như Việt Nam đã trở thành một vật sở hữu của Pháp.

Cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp là một biểu hiện của một quá trình mở rộng thuộc địa của Âu châu mà nó đã bắt đầu sau những cuộc Chiến tranh Napoleon và đã tăng tốc độ trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 19 khi những quốc gia phương Tây tiên tiến bắt đầu bước vào thời đại công nghiệp. Bị đưa đẩy bởi sự tìm kiếm tuyệt vọng cho các nguyên liệu rẻ và thị trường tiêu thụ cho hàng hoá được sản xuất của họ, các quốc gia tư bản phương Tây đã chuyển sang vũ lực quân sự để thiết lập quyền bá chủ của họ khắp khu vực. Đến cuối thế kỷ, tất cả những quốc gia thuộc Nam và Đông Nam Á, ngoại trừ vương quốc Xiêm La –sau này được biết đến như là Thái Lan– đều dưới một số hình thức của chế độ thực dân.

Sự đầu hàng của triều đình đã không kết thúc sự mong muốn của người Việt Nam cho nền độc lập. Những thế kỷ chống chọi với Trung Hoa đã thấm nhuần trong các tầng lớp sĩ phu Việt Nam một truyền thống phục vụ cho nhà vua và đất nước như là một nền tản cơ bản nhất của những bổn phận người Nho giáo. Nhiều quan chức dân sự và quân sự từ chối chấp nhận quyết định của triều đình đầu hàng vũ lực quân sự cao cấp và cố gắng tổ chức lực lượng vũ trang địa phương để khôi phục Ham Nghi trở lại lại quyền lực. Tại tỉnh Hà Tĩnh, dọc theo bờ biển trung tâm của An Nam, một học giả chính thức Phan Đình Phùng đã phát động phong trào Cần Vương [Bảo vệ Vua] nhằm tập hợp sự hỗ trợ cho vị vua bị phế và đuổi người Pháp ra khỏi quê hương của ông. Khi người bạn của ông ta, Hoàng Cao Khải, một người quen thời thơ ấu, đã quyết định tự thích nghi với tình hình mới, đã khuyên can Phụng từ bỏ nỗ lực không hiệu quả của mình và ngăn chặn đổ máu vô ích, Phụng trả lời trong giọng kiêu ngạo của một người yêu nước theo đúng nguyên tắc Nho giáo:

p14

Tôi đã kết luận rằng nếu đất nước của chúng ta đã tồn tại hàng ngàn năm qua nầy khi lãnh thổ của đất nước còn nhỏ bé, sự trù phú không lớn, đó là bởi vì mối quan hệ giữa vua và những đối tượng, những người cha và trẻ con, đã luôn luôn được điều hòa bởi năm nghĩa vụ đạo đức. Trong quá khứ, thời nhà Hán, Tống, Nguyên, Minh [bốn trong số thế mạnh mẽ nhất của những triều đại trong quá khứ của Trung Hoa] toan tình và một lần nữa mơ ước thôn tính nước ta và phân chia đất nước ra thành các quận, huyện trong hệ thống hành chính Trung Hoa. Nhưng không bao giờ họ có thể thực hiện giấc mơ của họ. Ah! Nếu ngay cả Trung Hoa, có chung đường biên giới chung với lãnh thổ của chúng ta và là một ngàn lần mạnh hơn so với Việt Nam, đã không có thể dựa vào sức mạnh của mình để nuốt chúng ta, chắc chắn là bởi vì vận mệnh của đất nước chúng ta đã được định bởi chính Thượng Đế.1

Nhưng sự tồn tại của hai bên tranh chấp ngai vàng tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan nghiêm trọng cho tất cả những người Việt Nam, những người được làm cho sinh động bằng cách trung thành với chế độ quân chủ. Họ có nên tuân theo hoàng đế mới Đồng Khánh, được xức dầu tấn phong một cách chính đáng với sự chấp thuận của Pháp tại Huế không? Hoặc họ có nên chú ý đến sức lôi cuốn vị vua bị phế Ham Nghi, người từ nơi ẩn náu trong núi của ông đã đưa ra lời kêu gọi cho sự hỗ trợ của tất cả các phần tử yêu nước trong một cuộc đấu tranh tuyệt vọng chống lại những kẻ man rợ không? Tình trạng khó xử về sự lựa chọn giữa đề kháng và thich nghi là một vấn đề nghiệt ngã và đã tạo ra một bộ phận trong tầng lớp thống trị truyền thống mà sẽ không chữa lành được trong hơn nửa thế kỷ.

* * *

Nơi trái tim của phong trào kháng chiến chống Pháp là tỉnh trung tâm của Việt Nam Nghệ An. Một vùng đất của những bãi biển yên lặng và nhữmg ngọn núi tím, của những cánh đồng mạ xanh và những cánh rừng xanh đậm, Nghệ An nằm ở dãy đất hẹp và dài cùa Việt Nam giữa Biển Đông và những dãy núi của Trường Sơn dọc theo biên giới Lào về phía Tây. Nó là một vùng đất của gió khô nóng và những cơn mưa mùa thu như trút san bằng những cây lúa và tràn ngập những cánh đồng của nông dân. Nghịch lý là, vùng đất này quá đẹp mắt, thường tàn nhẫn đối với những dân cư của nó. Tràn đầy thành một eo hẹp giữa bờ biển và những ngọn núi, những người Việt Nam sống trên vùng đất này, hơn 90% trong số đó là nông dân bới tìm sự sống của họ từ đất, một cuộc sống được thành hình, tốt nhất, là một cuộc đấu tranh. Lớp đất mỏng trong chiều sâu và gầy yếu trong chất dinh dưỡng, và thường xuyên đất bị ngập bởi nước biển. Các mối đe dọa của thiên tai thì không bao giờ xa vời, và khi nó xảy ra, đôi khi đưa những nông dân đến mức tuyệt vọng.

p15

Có lẽ điều đó giải thích lý do tại sao những người dân Nghệ An được biết đến theo lịch sử như là những người cứng rắn và nổi loạn nhất của dân Việt Nam, nhận được một cách đầy đủ ý nghĩa biệt hiệu truyền thống trong số những đồng bào của họ là “những con trâu Nghệ An.” Trong suốt lịch sử, tỉnh thường xuyên đi đầu trong việc chống lại quân xâm lược, và trong việc nâng cao tiếng kêu cho cuộc nổi loạn chống lại những người cai trị không được lòng dân. Trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19, Nghệ An đã trở thành một trong những trung tâm của phong trào kháng chiến chống Pháp. Nhiều người trong số những tinh hoa của tỉnh đã chiến đấu và đã nằm xuống dưới ngọn cờ của Phan Đình Phùng và phong trào Cần Vương của ông ta.

Làng Kim Liên được đặt tại huyện Nam Đàn, ở trung tâm của tỉnh Nghệ An, khoảng mười dặm về phía tây của thủ phủ tỉnh Vinh. Huyện nằm dọc theo bờ phía bắc của sông Cả, con sông chính trong tỉnh Nghệ An. Phần lớn đất thì bằng phẳng, với các cánh đồng lúa bị thắm đẵm bởi mặt trời cận nhiệt đới, trải dài ra biển một vài dặm về phía đông, nhưng một vài mô đất được đội mũ niệm bằng loài thực vật màu xanh đậm đầy lá, nhô lên ở trên vùng đồng bằng xung quanh. Những cụm cây cọ nằm rải rác cảnh quan và cung cấp bóng mát cho những túp lều tranh nhỏ bé của nông dân chen chúc trong những thôn bản nhỏ bé của họ. Trong mỗi thôn riêng biệt, những cây chuối, cây có múi [như cam quít], thay thế cho tre cung cấp nuôi dưỡng trong thời gian vì nhu cầu và vật liệu xây dựng địa phương. Tuy nhiên, những nông dân huyện hầu hết thì người nghèo trong thế kỷ 19, vì đó là một khu vực đông dân cư, và có không đủ đất để nuôi sống số dân.

Chính nơi đây, vào năm 1863, Hà Thy Hy, người vợ thứ hai của người nông dân thành thạo Nguyễn Sinh Vương [đôi khi được gọi là Nguyễn Sinh Nhậm], đã sinh một cậu con trai, được đặt tên là Nguyễn Sinh Sắc. Người vợ đầu tiên của Vương đã qua đời vài năm trước đó, sau khi mang con trai đầu lòng của chồng Nguyễn Sinh Trọ. Để nuôi nấng đứa con mình, Vương đã cưới Hà Thy Hy, con gái của một gia đình nông dân ở một ngôi làng lân cận. Lúc bé Sắc được 4 tuổi, mẹ và cha của cậu bé cả hai điều mất, và cậu ta đã được nuôi dưỡng bởi người anh khác mẹ của mình, Trọ, người đã tiếp nhận xong việc canh tác trên đất của cha mình. Cuộc sống của người nông dân thì khó khăn cho Trọ và những hàng xóm của mình. Khi một cơn bão biển đập vào, đất bị ngập lụt, phá hủy toàn bộ vụ thu hoạch; thời gian hạn hán tạo ra những cây lúa còi cọc. Kết quả là, nhiều nông dân trong làng làm thêm những công việc khác như nghề tay trái, chẳng hạn là nghề mộc, lót gạch, dệt, hoặc công việc làm với kim loại. Tuy nhiên, có một truyền thống lâu đời về sự tôn trọng việc học tập trong khu vực. Một số học giả địa phương đã tham dự những cuộc kiểm khảo của kỳ thi phục vụ dân sự mang tính Nho học [i.e. kỳ thi hương], và nhiều người mở lớp học về những kinh điển như một phương tiện bổ sung thu nhập ít ỏi của họ.

Lúc đầu, cậu bé Nguyễn Sinh Sắc có ít cơ hội để bắt tay vào sự nghiệp riêng của mình như là một học giả. Mặc dù lịch sử gia đình, được khắc một cách cẩn thận bằng chữ Trung Hoa trên những thẻ gỗ được đặt, phù hợp theo truyền thống, bên cạnh bàn thờ gia đình, ghi lại nhiều người trong gia tộc đã qua được kỳ thi hương một cách thành công trong thời gian trước đó, dường như không ai đã làm như vậy trong thế hệ gần đây.

p16

Người anh khác mẹ của cậu bé Sắc, Trọ, không có hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, chẳng bao lâu rõ ràng rằng cậu bé Sắc rất háo hức học hỏi. Sau khi dẫn con trâu nước của anh mình trở lại từ các cánh đồng trong buổi xế trưa, cậu ta thường dừng lại ở trường của thầy đồ địa phương, Vương Thúc Mậu, nơi cậu ta cột con vật và nán lại bên ngoài lớp học, lắng nghe thầy giảng bài. Trong thời gian rảnh rỗi, cậu bé Sắc cố gắng học những ký tự Trung Hoa bằng cách viết chúng trên trái đất trống hoặc trên lá cây hồng vàng.2

Theo thời gian cậu bé đã là một thiếu niên, sự yêu thích học tập của Nguyễn Sinh Sắc đã được biết đến khắp làng và đã thu hút sự chú ý của Hoàng Dương [cũng được biết đến như là Hoàng Xuân Dương], một học giả Nho giáo từ thôn lân cận làng Hoàng Trù, người thường xuyên đi qua con đường nhỏ đầy bùn đến làng Kim Liên để thăm người bạn của mình là Vương Thúc Mậu. Nhận thấy chàng trai trẻ trên lưng một con trâu nước ngấu nghiến đọc sách trong lúc bạn bè của mình đùa chơi trong những cánh đồng, Hoàng Dương đã nói chuyện với Nguyễn Sinh Trọ và tình nguyện nuôi nấng cậu bé, cung cấp cho cậu ta một nền giáo dục qua những lớp học mà ông giảng dạy tại nhà riêng của mình. Trọ đồng ý, và vào năm 1878, ở tuổi 15, Nguyễn Sinh Sắc chuyển đến làng Hoàng Trù, nơi cậu ta bắt đầu học tập chính thức trong những kinh điển Nho giáo với cha nuôi của mình và người bảo trợ mới. Sự kiện này khó là một sự kiện bất thường, vì nó là phong tục đối với những đứa con tài năng của đám nông dân nghèo được che chở nhờ vào những người thân hoặc hàng xóm giàu có hơn và cung cấp một nền giáo dục Nho giáo trong một trường học địa phương. If đứa trẻ thành công trong học tập của mình và vương lên cấp bậc của một học giả hoặc quan chức chính phủ, những người thân và hàng xóm đều như nhau, tất cả có thể tắm trong ánh sáng của uy tín và ảnh hưởng của người nhận.

Giống như nhiều học giả khác trong vùng, Thạc sĩ Dương [như ông đã được biết đến tại địa phương] là một phần giáo viên, một phần nông dân. Nguồn gốc của gia đình Hoàng ở tỉnh Hải Hưng, ngay phía đông nam của Hà Nội trong đồng bằng sông Hồng, nơi nhiều thành viên nổi tiếng cho việc học tập của họ. Sau khi di chuyển đến Nghệ An trong thế kỷ 15, tổ tiên của Hoàng Dương tiếp tục truyền thống của học bổng. Cha ông đã tham gia kỳ thi hương sự ba lần, cuối cùng nhận được bằng tú tài [“tài năng được tu dưỡng”, mức thấp nhất đạt được trong kỳ thi và bằng Nho giáo nầy tương đương với bằng cử nhân tại Hoa Kỳ ngày nay].

Trong khi Hoàng Dương dạy học sinh của mình trong hai phòng ngoài của căn nhà nhỏ của ông ta, vợ ông, Nguyễn Thị Kép, và hai con gái của họ, Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An, cày cấy những cánh đồng và dệt vải để bổ sung thu nhập gia đình. Giống như các đối tác của họ ở các làng khắp nước,

p17

không ai trong số những phụ nữ trong gia đình của Thạc sĩ Dương có bất kỳ giáo dục chính thức nào, kể từ khi hệ thống luật lệ và nguyên tắc của học bổng và sự cai quản –phản ảnh những nguyên tắc Nho giáo cổ lỗ được giới thiệu từ Trung Hoa– hạn chế độc quyền dành cho nam giới. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Hoa, nhiệm vụ truyền thống của người phụ nữ đóng vai trò của người mẹ và quản gia, và phục vụ những nhu cầu của chồng. Điều này đã không phải luôn luôn là trường hợp, kể từ khi phụ nữ Việt Nam qua lịch sử sở hữu quyền pháp lý nhiều hơn so với những đối tác người Trung Hoa của họ, nhưng như Nho giáo đã trở nên ngày càng chiếm ưu thế sau thế kỷ 15, vị trí của họ trong xã hội Việt Nam đã trở thành ngày càng bị hạn chế. Trong gia đình, họ rõ ràng phụ thuộc vào người chồng của họ, những người nắm giữ quyền tư sản riêng biệt và được phép lấy thêm một người vợ nếu người đầu tiên không sinh được một con trai.

Trong những giới hạn ràng buộc nầy, Nguyễn Thị Kép và con gái của bà có lẽ tốt hơn so với hầu hết những người hàng xóm của họ, vì họ đã hấp thụ một ít kiến ​​thức văn học. Gia đình của Kep cũng có một truyền thống học bổng. Cha bà đã qua được cấp đầu tiên trong kỳ thi hương giống như cha chồng của bà. Là vợ của một học giả địa phương, Kep là một thành viên được tôn trọng và bị ghen tị của các cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, trong hầu hết các khía cạnh, cuộc sống của bà, và của những cô con gái bà, khác biệt rất ít so với những người láng giềng kém may mắn của họ, những người đã trải qua những ngày chôn gối sâu trong bùn ở những cánh đồng lầy lội ở ngoài xa hơn hàng rào làng, chịu khó chăm sóc cây lúa qua các kỳ thu hoạch hàng năm.

Trong bầu không khí thôn quê, cậu bé Sắc đã trở thành người lớn. Ông nhanh chóng cho thấy mình giỏi trong việc học Nho giáo, và khi ông đã thể hiện một sự thích thú lãng mạn về đứa con gái đầy thu hút của Thạc sĩ Dương Thị Hoàng, gia đình cuối cùng đồng ý sắp xếp một cuộc hôn nhân, mặc dù cô Kép dường như ban đầu miễn cưỡng vì tình trạng của cậu Sắc là trẻ mồ côi. Lễ cưới diễn ra vào năm 1883. Như một món quà cưới, Thạc sĩ Dương cung cấp cho con rễ mới của mình một túp lều tranh nhỏ có ba phòng trên một mảnh đất nhỏ ngay bên cạnh nhà mình. Một cấu trúc như một phòng riêng ở gần đó được dành cho bàn thờ gia đình, nơi nam giới trong gia đình bày tỏ lòng trung thành với tổ tiên gia đình như được mong đợi. Ngôi nhà được xây lên cho các cặp vợ chồng mới cưới thì ấm cúng và sạch sẽ, với khoảng trống sinh hoạt ở phòng phía trước, nhà bếp ở phía sau, và một phòng bên ngoài là nơi cậu Sắc học. Gia đình thì tương đối giàu có hơn so với hầu hết trong làng, nhưng không thuê mướn người làm cho những đổng ruộng lúa của họ hoặc khu vườn hoa mầu nhỏ. Trong suốt bảy năm tiếp theo, trong khi chồng bà vẫn tiếp tục việc học của mình, Hoàng Thị Loan sinh ba đứa con –một con gái, Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1884, một con trai, Nguyễn Sinh Khiêm, năm 1888, và sau đó, vào ngày 19 tháng 5 năm 1890, con trai thứ hai, Nguyễn Sinh Cung, người sau này được biết đến như là Hồ Chí Minh. [Ở Việt Nam, trẻ con được cho một “tên sữa” khi ra đời. Khi chúng đến tuổi vị thành niên, một tên mới được quy định để phản ảnh nguyện vọng của cha mẹ cho con họ].3

Video liên quan

Chủ Đề