Chính sách của thực dân Anh ở Bắc Mĩ

20 điểm

HuongLy

Thực dân Anh đã không thực hiện chính sách gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ? A. Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp. B. Chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ. C. Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh.

D. Không được tự do buôn bán với các nước khác

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án cần chọn là:B. Chỉ được mở các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ. Chính sách kìm hãm của Anh với kinh tế Bắc Mĩ bao gồm: - Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp. - Cấm mở doanh nghiệp. - Cấm đem máy móc và thợ lành nghề sang Anh, ban hành chế độ thuế khóa nặng nề. - Không được tự do buôn bán với các nước khác và cư dân ở đây không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây. => Đáp án B: thực dân Anh cấm mở các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại? A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu và bộ máy nhà nước hoàn chỉnh. B. Đứng đầu nhà nước là vua, xây dựng bộ máy nhà nước hoàn chỉnh đến địa phương. C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao. D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại, bộ máy quan lại chủ yếu là nho sĩ.
  • Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt hiếu chiến. D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ việc A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo
  • Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII? A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến B. Chính sách tăng thuế của vua Sác-lơ I C. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ quân chủ chuyên chế D. Mâu thuẫn giữa những người theo Anh giáo và Thanh giáo
  • Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ giáo tôn thờ, thầu Bra-ma gọi là thần gì A. Thần Sáng tạo thế giới. B. Thần Tàn phá C. Thần Bảo hộ D. Thần Sấm sét
  • Bài học kinh nghiệm lớn nhất của cách mạng tư sản Pháp để lại cho các cuộc đấu tranh thời kì sau là gì? A. Phát huy tối đa vai trò của quần chúng trong tiến trình cách mạng B. Cách mạng phải do một giai cấp tiên tiến lãnh đạo C. Không được phép nhân nhượng, thỏa hiệp với kẻ thù D. Phải có sự đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh
  • Đặc điểm của nền kinh tế nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì? A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. B. Đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. C. Nga hoàng đã bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hòa. D. Mâu thuẫn nhân dân với Nga hoàng ngày càng gay gắt.
  • Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến những năm 70 của thế kỉ XIX, đời sống của công nhân trở nên khó khăn? A. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản. B. Xu thế độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang thắng thế. C. Nhiều công nhân phải tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Quá trình chuẩn bị chiến tranh phân chia lại thế giới.
  • Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo. B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa. C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
  • Tại sao nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”? A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa Bắc Mĩ ở khu vực nào?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Lịch sử 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm:Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa Bắc Mĩ ở khu vực nào?

A. Dọc ven bờ Đại Tây Dương

B. Ven bờ Thái Bình Dương

C. Khu vực Ngũ Hồ

D. Ven bờ Bắc Băng Dương

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Dọc ven bờ Đại Tây Dương.

- Thực dân Anh thiết lập 13 thuộc địa Bắc Mĩ ở khu vực dọc ven bờ Đại Tây Dương.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn vềChiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nhé

Kiến thức tham khảo về Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Giữa thế kỷ XVII, nền công thương nghiệp Tư Bản Chủ nghĩa ở 13 thuộc địa Anh phát triển.

+ Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt.

+ Miền Nam: Kinh tế đồn điển phát triền. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá.

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đầy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.

- Sự kim hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gåt giữa thuộc địa và chính quốc, giữa sự đòi hỏi phát triển và sự cản trở phi lí của thực dân Anh đã dẫn tới một cuộc đấu tranh quyết liệt. = Cách mạng bùng nổ.

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập [9 - 1774], yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

- Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ

- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội

+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập [4 - 7 - 1776], tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781 trận l-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.

- Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh Ở Bắc Mỹ

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

General Washington at YorktownLược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh Ở Bắc Mỹ

* Kết quả:

- Tháng 9-1783, Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới.

* Ý nghĩa:

- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

4.Trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nỗ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

A. Thực dân Anh đặt ra thuế chè

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức

C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập

D. Nhân dân cảng Bôxtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh, chính phủ Anh phong tỏa cảng và điều quân chiếm đóng

Câu 2: Cho các sự kiện:

1. Chiến thắng l-oóc-tao, chấm dứt.

2. Đại hội lục địa tại Phi-la-đen-phi-a đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập.

3. Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

А. 2, 1, 3.

В. 2, 3, 1.

C. 3, 2, 1.

D. 3, 1, 2.

Câu 3: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nỗ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa

A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất

B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài

C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc

Câu 4: Bản Hiến pháp năm 1787 của Mĩ quy định Tổng thống là:

A. tổng chỉ huy quân đội.

B. tổng tư lệnh tài chính.

C. tổng tư lệnh quân đội.

D. tổng tư lệnh quốc gia

Câu 5: Nước Mĩ là nước cộng hòa liên bang. Điều đó được quy định ở đâu?

A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần thứ hai năm 1775.

B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.

C. Hiến pháp năm 1787.

D. Hoà ước Véc-xai 1783.

Câu 6: Chính quyền thực dân Anh ở Bắc Mĩ đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng

A. công nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. đã có ở Anh.

D. tiêu dùng.

Câu 7: Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa

A. Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp

B. Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa

C. Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề

D. Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây

Câu 8: Theo Hiến pháp năm 1787 của Mĩ, Tổng thống nắm các quyền gì?

A. Hành pháp.

B. Lập pháp.

C. Tư pháp.

D. Nắm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Câu 9: Tại Đại hội lục địa lần thứ nhất vào tháng 9 - 1774, các đại biểu yêu cầu vua Anh vấn đề gì?

A. Rút quân đội khỏi Bắc Mĩ.

B. Bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.

C. Bỏ chính sách thuê khoá ở Bắc Mĩ.

D. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ

Câu 10: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ?

A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiễm soát của nước Anh

B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát

C. Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa

D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc

Video liên quan

Chủ Đề