Sách giáo dục địa phương lớp 6 là sách gì

  • Xếp hạng: 4 ⭐ ( 4436 lượt đánh giá )

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục địa phương lớp 6 giúp thầy cô tham khảo, để lên kế hoạch giáo dục theo Công văn 5512 dễ dàng hơn. Đây chính là cấu trúc giảng dạy, phân bổ tiết học, phân bổ thời gian kiểm tra toàn bộ năm học 2021 - 2022 môn Giáo dục địa phương 6.TRƯỜNG THCS ……..Tổ Khoa học Xã hội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc 1Chủ đề 1: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ;Lịch sử ra đời Thành Nhà Hồ; Giá trị văn hóa, lịch sử1Tuần 1Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh về Thành Nhà HồPhòng học 6A, 6B,6cTrải nghiệm tham quan Thành Nhà hồ2Tuần 2 - 3Thuyết minh về Thành Nhà HồThành Nhà Hồ - Vĩnh LộcBài học về bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành Nhà Hồ1Tuần 4Máy tính, máy chiếuPhòng học 6A, 6B,6C2Chủ đề 2: Dưa lê, bánh đúc xứ Thanh;Giới thiệu văn hóa ẩm thực xứ Thanh1Tuần 5Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6CTìm hiểu về đặc sắc của dưa lê, bánh đúc Thanh Hóa1Tuần 6Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6CTrải nghiệm cách làm bánh, muối dưa1Tuần 7Nguyên liệu, dụng cụ muối dưa, làm bánhPhòng Vật lí, công nghệBài học về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực1Tuần 8Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6C3Chủ đề 3: Trống đồng Đông Sơn;Sự xuất hiện của trống đồng Đông Sơn và nền văn hóa Đông Sơn trong lịch sử dân tộc1Tuần 9Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CĐặc sắc trong tạo hình và giá trị văn hóa, lịch sử thể hiện trên trống đồng Đông Sơn1Tuần 10Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CNgoại khóa – tham quan làng nghề hoặc mô hình trống đồng Đông Sơn1Tuần 11Bài thuyết minh về trống đồng Đông SơnPhòng thực hành (quan sát mô hình)Bài học về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa văn hóa dân tộc1Tuần 12Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6C4Chủ đề 4: Địa hình - Khoáng sản và các giá trị kinh tế;Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản Thanh Hóa1Tuần 13Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CCác giá trị kinh tế do địa hình và khoáng sản Thanh Hóa mang lại1Tuần 14Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6CĐặc điểm địa hình và khoáng sản huyện Yên Định trong tổng hòa đặc điểm tự nhiên Thanh Hóa1Tuần 15Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CThuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển KT – XH tại địa phương.1Tuần 16Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CThuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển KT – XH tại địa phương.1Tuần 17Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6C5Kiểm tra học kì 1Thực hành muối dưa lê; làm bánh đúc1Tuần 18Nguyên liệu, dụng cụ muối dưa, làm bánhPhòng thực hành vật lí, công nghệ6Chủ đề 5: Làng nghề chế biến nông - lâm sản ở Thanh Hóa;Tìm hiểu về đặc trưng làng nghề và các Làng nghề chế biến nông - lâm sản ở Thanh Hóa1Tuần 19Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CGiá trị kinh tế - xã hội nghề chế biến nông - lâm sản ở địa phương1Tuần 20Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B, 6CTham quan làng nghề truyền thống (Làng làm tương Định Hải, bánh đúc bánh đa Định Tân…)1Tuần 21Bài thuyết minh, hướng dẫn tham quanLàng nghề Định Hải/ Định Tân…Sự cần thiết khôi phục lại một số nghề truyền thống, phát triển làng nghề trong thời đại hiện nay1Tuần 22Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6C7Chủ đề 6: Thanh Hóa thời tiền sử, sơ sử và Bắc thuộc;Thanh Hóa thời kì tiền sử và sơ sửTuần 23Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CThanh Hóa thời kì Bắc thuộcTuần 24Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CThanh Hóa thời kì Bắc thuộcTuần 25Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CPhát huy tinh thần yêu nước trong thời kì hiện đạiTuần 26Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6C8Chủ đề 7: Cộng đồng các dân tộc ở Thanh Hóa;Đặc điểm dân cư và sự phân bố các dân tộc ở Thanh Hóa1Tuần 27Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6BTruyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc ở Thanh Hóa1Tuần 28Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CTruyền thống lịch sử, văn hóa các dân tộc ở Thanh Hóa1Tuần 29Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CPhát huy tinh thần đoàn kết xây dựng quê hương đất nước của cộng đồng các dân tộc Thanh Hóa1Tuần 30Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6C9Chủ đề 8: Bảo vệ môi trường nước ở Thanh Hóa.Tìm hiểu về sự phân bố và tiềm năng của nguồn nước Thanh Hóa.1Tuần 31Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CGiá trị kinh tế và đời sống của môi trường nước ở Thanh Hóa1Tuần 32Máy tính, máy chiếu, hình ảnhPhòng học 6A, 6B,6CThảo luận: vai trò của nguồn nước và bảo vệ nguồn nước ở Thanh Hóa1Tuần 33Máy tính, máy chiếuPhòng học 6A, 6B,6CThảo luận: vai trò của nguồn nước và bảo vệ nguồn nước ở Thanh Hóa1Tuần 34Máy tính, máy chiếuPhòng học 6A, 6B,6C10Kiểm tra học kì IIViết bài thu hoạch: Nêu ý kiến của em về giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở Thanh Hóa.1Tuần 35Giấy, bút, đề, đáp án chấmPhòng học 6A, 6B,6C ….…., ngày ......tháng 8 năm 2021TỔ TRƯỞNG(Ký và ghi rõ họ tên) GIÁO VIÊN(Ký và ghi rõ họ tên)

  • GD&TĐ - Chủ đề 3 - Truyện cổ dân gian Hải Phòng trong Tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 TP Hải Phòng là câu chuyện “Đồng tiền Vạn Lịch”.

    Nhiều giáo viên THCS cho rằng câu chuyện này không phù hợp tiêu chí lựa chọn, mang tính “phản giáo dục”. 

    Sai tiêu chí?

    Năm học 2021 - 2022, Chương trình GDPT 2018 được triển khai với lớp 6. Trong đó, nội dung giáo dục địa phương được xác định là một môn học. Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương viết nội dung dưới dạng các chủ đề theo nhiều lĩnh vực như văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, chính trị - xã hội… của địa phương.

    Tại Hải Phòng, khi giảng dạy tài liệu giáo dục địa phương, nhiều giáo viên cho rằng, ở chủ đề 3 - Truyện cổ dân gian Hải Phòng đưa câu chuyện “Đồng tiền Vạn Lịch” vào là không phù hợp.

    Một giáo viên chia sẻ: Phần giới thiệu đầu chủ đề, tài liệu liệt kê một số truyện cổ Hải Phòng tiêu biểu. Nhưng đến văn bản đọc hiểu lại là truyện “Đồng tiền Vạn Lịch”. Không có căn cứ nào cho rằng đây là truyện cổ Hải Phòng. Thậm chí có ý kiến cho rằng truyện phát tích ở miền Trung. Với loại hình văn học dân gian, khó có căn cứ xác định chính xác nguồn gốc, vậy tại sao người soạn Tài liệu Giáo dục địa phương Hải Phòng lại giới thiệu truyện này như một truyện cổ tiêu biểu của Hải Phòng?

    Bên cạnh đó, giáo viên còn cho rằng câu chuyện “Đồng tiền Vạn Lịch” có yếu tố phản giáo dục.

    Cụ thể, câu chuyện mở đầu chuỗi sự kiện bằng chi tiết ghen tuông rồi đuổi vợ đi của Vạn Lịch. Với học sinh lớp 6 còn ngây thơ, chi tiết này có vẻ chưa đúng với độ tiếp nhận của các em.

    Chi tiết, Mai Thị tìm thấy vàng của Vạn Lịch, cho dù biết rõ đây là vàng của Vạn Lịch, hai vợ chồng vẫn điềm nhiên sử dụng và trở nên giàu có. Thậm chí, sau này, gặp lại Vạn Lịch, Mai Thị lại mỉa mai Vạn Lịch, khoe khoang về mình chứ không hề nhắc đến số vàng mình đã nhặt được của Vạn Lịch. Với chi tiết này, giáo viên phải dạy học sinh như thế nào về lòng trung thực, về câu “nhặt được của rơi trả người đánh mất”?.

    Học sinh lớp 6 làm sao có đủ tư duy phản biện để hiểu đúng và sai một cách rạch ròi. Nhất là, khi trong sách lại có câu hỏi: “Theo em, qua truyện “Đồng tiền Vạn Lịch” nhân dân ta gửi gắm ước mơ về một cuộc sống như thế nào?”. Sách giáo viên gợi ý là “ước mơ về một cuộc sống sung túc, no đủ”. “Như thế có nghĩa là sách địa phương Hải Phòng muốn hướng học sinh đến việc mơ ước về cuộc sống no đủ bằng cách chiếm dụng của cải của người khác”, một giáo viên băn khoăn.

    Ngoài ra, trong truyện có chi tiết được cho là nhảm nhí khi sự đổi đời của vợ chồng Mai Thị là do chữa được bệnh cho vua. Nhưng truyện lí giải việc vua bị bệnh hay khỏi bệnh là liên quan đến bức tượng. Tượng đổ thì vua bị ốm, tượng dựng lên là hết ốm.

    Trong kho tàng truyện cổ Hải Phòng có nhiều câu chuyện hay tại sao phải dạy học sinh một câu chuyện vừa phản giáo dục vừa mê tín, phản khoa học và không chắc chắn là truyện cổ của Hải Phòng?

    Cần xem xét, đánh giá lại

    Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, chủ biên cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương Hải Phòng cho hay, sở đã có thông tin phản hồi những phản ánh trên.

    Do đặc trưng của truyện cổ dân gian (tính truyền miệng, tính dị bản) nên một tác phẩm có thể được lưu truyền ở nhiều vùng miền khác nhau và được chỉnh sửa sao cho phù hợp với địa phương. Bởi vậy, để khẳng định một tác phẩm văn học dân gian chỉ thuộc về một địa phương cụ thể là điều không phù hợp với đặc trưng của bộ phận văn học này. Việc lựa chọn câu chuyện “Đồng tiền Vạn Lịch” để đưa vào chủ đề Truyện cổ Hải Phòng được dựa trên tiêu chí: Truyện được lưu truyền và được người Hải Phòng kể từ lâu với đặc thù địa phương là một vùng sông nước biển cả, có nhiều thương thuyền qua lại buôn bán.

    Bà Trần Thị Giang, chuyên viên Ngữ văn, Sở GD&ĐT chia sẻ, câu chuyện “Đồng tiền Vạn Lịch” được lưu truyền tại Hải Phòng từ xa xưa. Quá trình biên soạn sách, nhóm tác giả đã đi tìm hiểu và lắng nghe chia sẻ của các cụ bô lão tại các huyện Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên.

    Cuốn tài liệu được viết theo hướng mở. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của truyện cổ dân gian; bước đầu có kĩ năng đọc hiểu; có thái độ trân trọng, tự hào và ý thức gìn giữ, phát huy vốn truyện cổ dân gian Hải Phòng. Vì thế, cái cốt lõi của bài dạy là thầy cô định hướng giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất. Trong tài liệu cũng liệt kê và định hướng học sinh tìm hiểu thêm những câu chuyện khác như: Truyền thuyết về Nữ tướng Lê Chân, Sự tích đền Bà Đế…

    Với tính giáo dục của truyện, bà Giang cho rằng, khi đánh giá một tác phẩm văn học, cần có cái nhìn đồng đại (nghiên cứu vấn đề ở một thời điểm nhất định trong quá khứ hoặc hiện tại, đặc điểm nhìn vào cùng thời đại đó). Tiếp nhận văn bản theo đặc trưng của văn học nói chung và đặc trưng của thể loại nói riêng. Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và thực hiện chức năng giáo dục không chỉ thông qua những hình tượng nghệ thuật cao cả, lí tưởng mà ngay cả những hình tượng, chi tiết nghệ thuật phản ánh cái xấu, cái phản diện vẫn có ý nghĩa giáo dục.

    Thể hiện quan điểm về việc này, TS Văn học Dân gian - Hoàng Thị Hồng Thắm, Khoa Ngữ văn - Khoa học xã hội, Trường Đại học Hải Phòng cho hay: Việc cho rằng truyện “Đồng tiền Vạn Lịch” là của Hải Phòng là không đúng. Mặc dù, truyện được lưu truyền tại Hải Phòng nhưng không chắc đã phải là tác phẩm của địa phương, không nói được đặc trưng của Hải Phòng.

    Nếu lí giải Hải Phòng là vùng sông nước, có nhiều thuyền buôn qua lại, phù hợp với một vài chi tiết trong tác phẩm cũng không hoàn toàn mang tính thuyết phục. Bởi lẽ, nhân dân các tỉnh miền biển như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh… cũng có quyền cho rằng truyện “Đồng tiền Vạn Lịch” phát tích từ địa phương họ.

    Theo TS Thắm, Hải Phòng có nhiều tác phẩm mang đậm dấu ấn địa phương như: Truyện thần Điểm Tước Đại Vương, Quận He Nguyễn Hữu Cầu… sẽ phù hợp hơn nếu được xem xét, cân nhắc đưa vào chương trình giảng dạy.

    Theo quan điểm của Sở GD&ĐT, sau một năm giảng dạy, ngành Giáo dục sẽ có tổng kết, đánh giá theo quy định của Thông tư 33. Trong quá trình thực hiện, ban biên soạn tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương làm căn cứ để tổ chức điều chỉnh, cập nhật tài liệu nếu thấy cần thiết và khi kết thúc năm học báo cáo về tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương với Bộ GD&ĐT để theo dõi, chỉ đạo.