Quy trình đề nghị xây dựng luật

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn là công cụ pháp lý hữu hiệu trong quản lý, điều hành, đất nước và là quy trình không thể thiếu trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cả trung ương và địa phương. Vậy quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật này sẽ diễn ra như nào? Để hiểu rõ về vấn đề này mời quý khách theo dõi bài viết dưới đây của Luật ACC.

Quy trình đề nghị xây dựng luật

Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Quy trình ban hành văn bản này gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Lập đề nghị xây dựng VBQPPL:

Các trường hợp phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL bao gồm: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc Hội, Nghị định của Chính Phủ, Nghị quyết của HĐND. Theo đó, việc lập đề nghị xây dựng VBQPPL được quy định như sau:

– Xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động của chính sách thuộc về Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp được đại biểu Quốc hội đề nghị hỗ trợ lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

– Trách nhiệm lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng VBQPPL thuộc về cơ quan lập đề nghị.

– Thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL: Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ. Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình.

– Thông qua đề nghị xây dựng VBQPPL: Chính phủ xem xét đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

– Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng dự thảo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Bước 2: Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL.

– Cơ quan soạn thảo: Bộ Tư pháp có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập Ban soạn thảo trong các trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ được phân công chủ trì soạn thảo.

– Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết.

– Bộ Tư pháp và sở tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất để lập danh mục văn bản quy định chi tiết, xem xét, quyết định danh mục văn bản quy định chi tiết.

– Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự thảo, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đề xuất chính sách mới.

– Xử lý hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

– Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến của Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình Quốc hội dự án luật, nghị quyết; tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, nghị quyết; trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nghị định sau khi Chính phủ thông qua.

– Thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL do Bộ tư pháp, tổ chức pháp chế, Sở tư pháp, Phòng tư pháp thực hiện.

Bước 3: Công báo và niêm yết VBQPPL.

– Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quản lý Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

– Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm xuất bản Công báo in cấp tỉnh và quản lý Công báo điện tử cấp tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về việc không đăng Công báo, đăng chậm, đăng không toàn văn, đầy đủ, chính xác văn bản trên Công báo.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành. Thời gian niêm yết ít nhất là 30 ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết.

– Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

– Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

– Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

–  Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email:

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật? Hướng dẫn quy trình lập và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Như chúng ta có thể thấy, trong hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam được xây dựng và ban hành rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu không tìm hiểu một cách chi tiết thì không thể thấy được để ban hành được một văn bản thì phải thông qua rất nhiều quy trình từ việc đề nghị xây dựng văn bản, cơ quan tiến hành soạn thảo phải được xây dựng, phân tích, thông qua chính sách pháp luật.

Quy trình đề nghị xây dựng luật

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các văn bản quy phạm pháp luật sau phải xây dựng, phân tích, thông qua chính sách trước khi tiến hành soạn thảo:

Thứ nhất là Luật, pháp lệnh.

Thứ hai là Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và c Khoản 2 Điều 15 của Luật; Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 16 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 trong đó các nội dung của các Nghị quyết bao gồm:

– Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;

– Nghị quyết của Quốc hội về tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ ba là Nghị định của Chính phủ quy định tại Khoản 3 Điều 19 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015, cụ thể:

Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?

Nghị định để quy định vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 năm 2015 quy định cụ thể các căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại Điều 32. Theo đó, căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm:

– Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

– Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

– Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; – Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, để có thể xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trước hết cơ quan có thẩm quyền soạn thảo và ban hành cần xem xét đối tượng văn bản cần phải được xây dựng, phân tích và thông qua một số chính sách nhất định rồi mới tiến hành soạn thảo. Dựa vào các căn cứ về đường lối chủ trương Đảng và Hiến pháp nước Cộng hòa để làm căn cứ các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Hướng dẫn quy trình lập và đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Để việc lập đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đúng theo quy định thì Sở Tư pháp đề nghị các sở, ban, ngành ở tỉnh khi đề nghị ban hành nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cần lưu ý để thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất là về đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là văn bản quy định chi tiết trong ban hành văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015

Xem thêm: Quy phạm hành chính là gì? Quy định về áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?

Bước 1: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết lập hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết. Hồ sơ gồm:

– Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết được sử dụng theo Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

– Bản thuyết minh về căn cứ ban hành nghị quyết trong đó bao gồm các đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; xác định dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết.

Bước 2: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đến Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ để cho ý kiến về đề nghị. Cơ quan đề nghị có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện và gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ra quyết định.

Đối với đề nghị ban hành nghị quyết thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND tỉnh (ban hành văn bản theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015 được thực hiện như sau:

Bước 1: Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết thực hiện các nhiệm vụ quy định từ Điều 112 đến Điều 115 của Luật và hướng dẫn tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP trước khi gửi hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bước 2: Sau khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Bước 1, cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết gửi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân  tỉnh. Hồ sơ gồm:

– Các tài liệu quy định tại Điều 114 của Luật ban hành văn bản quy phạm năm 2015:

Xem thêm: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật?

+ Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điếm xây dựng nghị quyết;

+ Thông báo rõ về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết;

+ Mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn;

+ Thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết sử dụng theo Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

+ Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết;

+ Mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp đế thực hiện chính sách; các tác đông tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tố chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.

+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách;

+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiêp; bản chụp ý kiến góp ý;

Xem thêm: Thẩm tra là gì? Thẩm định thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật?

+ Đề cương dự thảo nghị quyết;

+ Tài liệu khác trong trường hợp cần sử đổi, bổ sung hoạc tài liệu liên quan có thể xem xét.

– Đối với các dự thảo sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ còn bao gồm báo cáo tổng kết, đáng giá việc thực hiện đối với văn bản được sửa đổi, bổ sung, trong đó xác định vấn đề nào chưa được văn bản quy định hay quy định chưa phù hợp, cần được sửa đổi;

– Đối với dự thảo thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, hồ sơ còn bao gồm bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

– Dự thảo Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết;

– Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Sở Tư pháp.

Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh và trình UBND tỉnh xem xét trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận.

Thứ hai về đề đề nghị xây dựng quyết định của ủy ban nhân dân tỉnhvăn bản quy ph quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo.

Bước 2: Cơ quan đề nghị xây dựng quyết định gửi đề nghị xây dựng quyết định đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Văn phòng ỦY ban nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận.

Thứ ba, về đề nghị ban hành văn bản quy phạ pháp luật năm 2017

– Đối với các đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2017 của các sở, ban, ngành đã gửi cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp chưa đảm bảo đúng quy định tại Công văn số 170/SLĐTBXH-VP ngày 13/02/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 173/SGDĐT-VP ngày 13/02/2017 và Văn phòng điều phối nông thôn mới trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 15/VPĐP-KHTH ngày 10/02/2017, đề nghị các sở, ban, ngành nghiên cứu thực hiện và gửi lại hồ sơ đề nghị theo đúng quy định.

Như vậy, trong việc xây dựng ban hành văn abrn quy phạm pháp luật thứ nhất là phải thông qua các phân tích, chính sách soạn thảo với Luật, Nghị định của Quốc hội ban hành. Sau đó sẽ được hướng dẫn lập đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo ý kiến đề ngị của Sở Tư pháp đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.