Quy định ra de thi học sinh giỏi

Bộ GD-ĐT vừa có thông báo kết quả kiểm tra kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 tại hội đồng thi TP.HCM.  Kỳ thi diễn ra ngày 4/3.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 tại hội đồng thi TP.HCM là Hội đồng ghép của 3 đơn vị: Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. 

Theo thông báo của Bộ GD-ĐT về việc tổ chức coi thi, vào 7h ngày 4/3, tập trung toàn thể Hội đồng coi thi, nhắc nhở nghiệp vụ coi thi [Chủ tịch Hội đồng coi thi]; Mời đại diện 2 giám thi coi thi lên kiểm tra tình trạng gói đựng đề thi trước sự chứng kiến của toàn thể hội đồng và của đoàn kiểm tra; phân công giám thị coi thi, quy định đánh số báo danh, bắt thăm chỗ ngồi của thí sinh thi thực hành môn Tin học, thực hiện đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng thi.

Tuy nhiên đã xuất hiện tình huống bất thường. Môn thi Tiếng Anh có 3 phòng thi, môn Tin học có 2 phòng thi, tuy nhiên Hội đồng coi thi chỉ nhận được 1 túi đề thi cho môn Tiếng Anh và 1 túi đề thi cho môn Tin học. Đến 7h30, Hội đồng coi thi đã lập biên bản tại Phòng Hội đồng coi thi và thực hiện mở túi đề thi 2 môn này, chia túi đề thi môn Tiếng Anh thành 3 túi đề thi cho 3 phòng thi; mở túi chứa đĩa CD dự phòng để sử dụng 1 đĩa CD dự phòng; mở túi đề thi môn Tin học chia thành 2 túi cho 2 phòng thi.  Thời gian mở túi đề thi tại phòng hội đồng lúc 7h30, trước hiệu lệnh mở túi đề thi để phát đề cho thí sinh 25 phút. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản ghi nhớ ghi nhận tình trạng sự việc. Thời điểm đoàn kiểm tra đến, trường thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Tình huống bất thường về mở túi đề thi và việc đánh số báo danh, xếp phòng thi không đúng quy định đã được Đoàn kiểm tra báo cáo nhanh với Ban chỉ đạo thi Học sinh giỏi cấp quốc gia của Bộ bằng văn bản vào lúc 15h chiều ngày 4/3. 

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm nhiều cá nhân

 

Theo Bộ GD-ĐT kỳ thi học sinh giỏi tại Hội đồng TP.HCM có một số thiếu sót, hạn chế. Một số đội tuyển của đơn vị dự thi Sở GD- ĐT TP.HCM và đơn vị dự thi ĐH Quốc gia TP.HCM, có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM và Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, trực tiếp là Phó Giám đốc Nguyễn Minh Tâm; các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM.


Sở GD-ĐT TP.HCM không thực hiện xếp số báo danh theo thứ tự A-B-C của tất cả thí sinh trong danh sách dự thi của mỗi môn thi theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Sở GD-ĐT TP.HCM bố trí thí sinh của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học của từng đơn vị dự thi trong 1 phòng thi riêng biệt là không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM các đơn vị tham mưu của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Việc Hội đồng coi thi thực hiện mở túi đề thi 2 môn Tiếng Anh và Tin học tại Phòng Hội đồng vào thời điểm 7h30, trước thời gian được phép mở và phát đề cho thí sinh 25 phút là vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều 28 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Hội đồng coi thi TP.HCM và Ban đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông năm học 2021 – 2022.

Cục Quản lý chất lượng ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thi sinh mỗi môn thi cho đơn vị dự thi là chưa đúng về thẩm quyền và nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, các Phó Cục trưởng qua các thời kỳ trực tiếp ký văn bản và bộ phận tham mưu văn bản của Cục. Bộ GD-ĐT kiến nghị, đối với UBND TP.HCM, chỉ đạo Sở GD-ĐT TPHCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm liên quan đến những hạn chế, thiếu sót nêu trên, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định. 

Đối với Sở GD-ĐT TP.HCM, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Sở [nếu có] trong việc thành lập một số đội tuyển của dự thi của Sở có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; việc xếp số báo danh không đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc bố trí phòng thi của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, báo cáo Chủ tịch UBND TP.HCM xem xét xử lý theo quy định.

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân [nếu có] thuộc quyền quản lý của Sở trong việc tham mưu thành lập một số đội tuyển của dự thi của Sở có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; việc tham mưu xếp số báo danh không đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc tham mưu bố trí phòng thi của từng đội tuyển Tiếng Anh, Tin học không đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 25 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.  Đối với ĐH Quốc gia TP.HCM, Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm [nếu có] của Lãnh ĐH Quốc gia các đơn vị và cá nhân tham mưu thuộc ĐH Quốc gia trong việc thành lập một số đội tuyển của dự thi của ĐH Quốc gia có số lượng thí sinh vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị nêu trên về Bộ GD-ĐT trước ngày 27/5. Đối với các đơn vị thuộc Bộ GD- ĐT, Bộ GD-ĐT giao Cục Quản lý chất lượng rà soát, báo cáo Bộ trưởng và đề xuất hướng xử lý đối với kết quả thi của số thí sinh đã dự thi học sinh giỏi do Cục cho phép tăng số lượng không đúng quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Lãnh đạo Cục, đơn vị thuộc Cục [nếu có] trong việc tham mưu, ký ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thí sinh mỗi môn thi của đơn vị dự thi chưa đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và việc Ban đề thực hiện đóng gói đề thị không đủ số lượng theo yêu cầu của Hội đồng coi thi TP.HCM, báo cáo Bộ trưởng xem xét xử lý theo quy định. 

Rà soát tham mưu Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia theo hướng làm rõ trách nhiệm của các Hội đồng coi thi, Sở GD-ĐT nơi đặt Hội đồng coi thi trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức kỳ thi; khoảng cách hàng dọc giữa các thí sinh; việc cho phép tăng thí sinh của mỗi đội tuyển của đơn vị dự thi, việc thực hiện chấm thi, chấm phúc khảo. Giao Thanh tra theo dõi việc thực hiện thông báo kết quả kiểm tra và xử lý theo quy định.

Lê Huyền

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022, nhiều giáo viên bất ngờ bởi năm nay không còn thấy phần thông tin điểm từng thí sinh.

Dù mới đây Bộ GD-ĐT đã công bố đáp án các môn ở kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng vấn đề vẫn chưa được giải quyết khi không công khai điểm thi của thí sinh.

Sau nhiều ý kiến về việc cần công khai điểm thi và đáp án thi chọn học sinh giỏi, đầu giờ chiều nay 31/3, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi và đáp án các môn ở kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022.

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT cần công bố công khai điểm số, thậm chí toàn văn các bài thi đạt giải của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia để học sinh, giáo viên được học hỏi, đặc biệt tránh những suy nghĩ về việc thiếu minh bạch.

Theo Điều 6 Chế độ làm việc của giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định như sau:

- Giáo viên tiểu học: 23 tiết.

- Giáo viên trung học cơ sở [THCS]: 19 tiết.

- Giáo viên trung học phổ thông [THPT]: 17 tiết.

- Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú: 17 tiết nếu ở cấp THCS, 15 tiết nếu ở cấp THPT.

- Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú: Cấp tiểu học là 21 tiết, cấp THCS là 17 tiết.

- Giáo viên trường dành cho người tàn tật, khuyết tật: Cấp tiểu học là 21 tiết, cấp THCS là 17 tiết.

- Giáo viên dự bị đại học: 12 tiết/tuần.

- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường hạng I dạy 02 tiết/tuần; trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy; của trường hạng III thì dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Trong đó, định mức tiết dạy là số tiết dạy gồm lý thuyết và thực hành của mỗi giáo viên các cấp thực hiện giảng dạy trong một tuần.

Do đó, tuỳ vào từng cấp học và từng loại trường dành cho các đối tượng cụ thể mà giáo viên phải thực hiện định mức tiết dạy khác nhau.

Đặc biệt, khoản 11 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT nêu rõ, nếu giáo viên phải thực hiện hoạt động chuyên môn và hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng ngoài việc dạy chính trên lớp, việc quy đổi sang tiết dạy được thực hiện như sau:

Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;

Theo quy định này, nếu giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì 01 tiết dạy học sinh giỏi sẽ được tính bằng 1,5 tiết dạy bình thường. Do đó, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn được tính tiết định mức với mức quy đổi là 01 tiết dạy bồi dưỡng = 1,5 tiết định mức.


Chế độ cho giáo viên ôn thi học sinh giỏi

Như phân tích ở trên, khi giáo viên ôn thi học sinh giỏi thì sẽ được tính 01 tiết dạy ôn thi bằng 1,5 tiết dạy bình thường khác. Do đó, khi tính lương cho giáo viên dạy ôn thi học sinh giỏi, căn cứ vào số tiết dạy học sinh giỏi để giảm tương ứng giờ dạy định mức.

Đồng thời, nếu giáo viên dạy bồi dưỡng vượt quá định mức giờ dạy quy định của cấp mình thì được tính tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC theo công thức như sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm

Trong đó:

Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%

Số giờ dạy thêm/năm học được tính theo công thức: [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học [nếu có] + Số giờ dạy tính thêm/năm học [nếu có] + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học [nếu có]] - [Định mức giờ dạy/năm].

Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = [Số giờ dạy trẻ học 02 buổi/ngày] x [Số ngày làm việc/tuần] x [Số tuần dạy trẻ/năm học];

Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông = Định mức tiết dạy x Số tuần dành cho giảng dạy, hoạt động giáo dục/năm học.

Căn cứ vào trường hợp cụ thể của mình, từng giáo viên áp dụng theo công thức nêu trên để tính tiền lương làm thêm giờ nếu thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi vượt quá định mức tiết học theo quy định.

Trên đây là quy định về chế độ cho giáo viên ôn thi học sinh giỏi theo quy định hiện hành. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Lương giáo viên năm nay thế nào? Có tăng không?

Video liên quan

Chủ Đề