Bản Yêu sách của nhân dân An Nam tùy không được chấp nhận những có ý nghĩa to lớn gì

1. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Sau 8 năm trải nghiệm và khảo sát thế giới, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc mau chóng tích lũy vốn sống xã hội, xác lập vị thế tư tưởng cứu nước hoàn toàn khác với các thế hệ đi trước và cùng thời. Từ “Bản án chế độ thực dân Pháp” cho tới tờ báo “Người cùng khổ” và đặc biệt là bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điểm gửi Hội nghị Versaille [ngày 18-6-1919] tổ chức tại Pháp, đã cho thấy con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp chỉ có thể thành công khi được soi rọi bởi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng lịch sử, cổ vũ, thôi thúc Nguyễn Tất Thành hăng hái, sôi nổi lăn xả vào phong trào vô sản thế giới, đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng cách mạng vô sản, góp phần gia tăng sức sống cho phong trào cách mạng vô sản ở Pháp và thế giới.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất [1914-1918] là minh chứng lịch sử cho tiên đoán của Mác, Ăngghen, Lênin về sự phơi bày bản chất áp bức bất công trên phạm vi thế giới, về mâu thuẫn nội bộ giữa bày sói thực dân đế quốc gây chiến tranh giành thị trường, đẩy người dân vô tội vào thảm họa chiến tranh, làm bia đỡ đạn cho chủ nghĩa tư bản. Hội nghị Versaille là cuộc hoan hỉ của những nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; bản chất chính trị, xã hội của nó là sự thỏa thuận chia chác lợi ích cho các nước thắng trận [nòng cốt là Mỹ - Anh - Pháp].

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1919, nhân loại chưa kịp nhận diện nguyên hình bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chủ nghĩa tư bản mới thì người ta vẫn le lói hy vọng vào một trật tự thế giới mới có sinh khí dân chủ. Xứ An Nam, Đông Dương, cũng như nhiều nước châu Phi đang là thuộc địa của Pháp cũng mong mỏi có được sự cải thiện, nới lỏng sợi dây bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ. Rõ ràng, xét về bối cảnh lịch sử thì đây là cơ hội mới.

Với tư cách là người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành tự lãnh trách nhiệm chính trị, thỉnh nguyện tới lãnh đạo của các cường quốc thế giới, mong cởi nút thắt nền thống trị hà khắc đối với xứ An Nam và Đông Dương. Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” do nhóm người Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại Pháp cùng hội tụ trí tuệ, tâm huyết, được đứng tên bởi Nguyễn Ái Quốc đã được gửi tới Hội nghị Versaille. Tuy không được đưa vào chương trình nghị sự, nhưng nhờ được đăng trên báo và gửi các đại biểu dưới hình thức “bên lề” hội nghị, nên những tư tưởng dân chủ, nhân quyền, pháp lý, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, kinh tế… mà Nguyễn Ái Quốc đòi cho người An Nam được lan truyền rộng rãi.

Xét về nội dung và dung lượng thì bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” có lẽ là một loại văn bản chính trị, tư tưởng cách mạng ngắn nhất của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Xét về tính chất, chính trị và giá trị nhân sinh thì đây là văn bản cô đọng, súc tích, có độ nén quan điểm, tư tưởng cách mạng rất cao. Thứ nhất, bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đặt quyền tự do, bình đẳng, dân chủ cho người dân ở xứ thuộc địa. Thứ hai, qua đó đòi quyền tự chủ [ở mức khiêm tốn, là một thể chế chính trị có quyền tự chủ tương đối với chính quốc]. Thứ ba, khơi gợi hướng mở lịch sử cho An Nam và Đông Dương thoát khỏi đêm trường nô lệ bằng con đường hòa bình. Như vậy, với tư cách đại diện cho lòng dân yêu nước Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã công khai, trực diện thỉnh nguyện tới những nhà lãnh đạo chóp bu trong hệ thống tư bản thế giới về quyền tự do, dân chủ, quyền sống, quyền làm người và tôn trọng dân tộc đối với người An Nam...

2. Trong khi tư bản Mỹ hân hoan vì được tán đồng vị thế hạt nhân của phe dân chủ tư sản; tư bản Anh toại nguyện vì vẫn giữ được hệ thống thuộc địa của mình; tư bản Pháp được chiếm đoạt vùng đất giàu khoáng sản vì sự bồi thường chiến phí từ Đức, chẳng nước nào để tâm đến bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” 8 điểm của Nguyễn Ái Quốc. Thân phận người An Nam tôi đòi và hy sinh xương máu cho lợi ích chính quốc vẫn bị trói buộc như cũ, có phần lại hà khắc, bị bóc lột thậm tệ hơn bởi chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp. Điều đó đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc và những người Việt Nam yêu nước nhận thức rõ hơn bản chất chính trị và tâm địa của chủ nghĩa tư bản, thực dân, đế quốc. Chúng không dễ gì tự từ bỏ ngôi vị thống trị, không mảy may động lòng thương xót những kiếp đời nô lệ. Chỉ có một con đường đấu tranh cách mạng lật đổ ách thống trị thực dân, đế quốc, đó là con đường cách mạng vô sản do chính đảng vô sản lãnh đạo.

Sau đó 1 năm [vào ngày 16 và 17-7-1920] Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận và phát hiện chân lý thời đại trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin [đăng trong 2 số liền nhau trên Báo “Nhân đạo” của Pháp]. Bước ngoặt then chốt trong tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã ở độ chín muồi. Người khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Người tin tưởng rằng, chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin. Nếu đặt vào bối cảnh những năm 20 của thế kỷ XX, khi mà quốc tế cộng sản đang phải tự mình khẳng định tính cách mạng, tính khoa học giữa muôn màu tư tưởng phi Mác xít, thì mới thấy rõ cách mạng Việt Nam vô cùng may mắn vì đã có được Nguyễn Ái Quốc tiên phong lựa chọn đúng, trúng chân lý thời đại.

… Những ngày này, khi cả nước ta bắt đầu triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn khóa Đại hội XIII của Đảng với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” thì việc tìm hiểu bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” cho thấy tầm nhìn vượt thời gian và nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là con đường cách mạng vô sản, đảng vô sản chân chính lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, hành động vì mục tiêu tối thượng: Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt tiến trình cách mạng ở nước ta trong những năm qua cũng như cho tương lai, nuôi dưỡng khát vọng trường tồn, cường thịnh dân tộc như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

8 nội dung cơ bản trong bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” gồm: Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người âu châu, xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; Tự do báo chí và tự do ngôn luận; Tự do lập hội và hội họp; Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

[Nguồn: PGS.TS TRẦN VIẾT LƯU - ]

Yêu sách của nhân dân An Nam còn gọi là Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam [tiếng Pháp: Revendications du peuple annamite] là bản yêu sách được gửi ngày 18 tháng 6 năm 1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc"[1] và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles.

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh
  • 2 Nội dung tóm tắt
    • 2.1 Nội dung chi tiết [tiếng Anh - bản gửi cho đại diện của Hoa Kỳ tham dự hội nghị Versaille]
    • 2.2 Tác giả
  • 3 Sự kiện kèm theo
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết ngoài

Hoàn cảnhSửa đổi

Mùa hè năm 1919, trong khi thế giới đang đối phó với hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Paris Hội những người An Nam yêu nước [Association des Patriotes Annamites] cho ra mắt bản "Thỉnh nguyện thư". Sáu nghìn bản được in ra và phân phát.[2] Lãnh đạo tổ chức này là Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường còn Nguyễn Tất Thành với vai trò thư ký cũng đóng góp đắc lực.[3]

Cũng trong thời gian này, tại Quốc hội Pháp thường kỳ diễn ra các cuộc thảo luận về vấn đề thuộc địa, vấn đề cũng đã được nêu lên từ tháng 1 năm 1919, khi lãnh đạo của các nước Đồng Minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp nhau tại Lâu đài Versailles để đàm phán về một hiệp định hòa bình với phe thua trận và đặt ra các nguyên tắc cho các quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã khuyến khích nhiệt tình của các nước thuộc địa trên khắp thế giới bằng bản tuyên bố 14 điểm nổi tiếng của ông, trong đó kêu gọi quyền tự quyết cho mọi dân tộc.

Đến đầu mùa hè năm 1919, nhiều tổ chức dân tộc chủ nghĩa với trụ sở tại Paris đã đưa ra các bản tuyên ngôn để công khai hóa các mục tiêu của họ. Những người trong Hội những người An Nam yêu nước quyết định tận dụng tình thế và đưa ra bản tuyên bố của mình.

Bản thảo có lẽ là kết quả của một số nhân vật cột trụ cùng hợp tác như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành với vai trò thư ký. Trong đó họ kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh hãy thực thi những lý tưởng Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson nêu ra cho các lãnh thổ thuộc địa, kể cả thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á[4]. Bản yêu sách có tên Revendications du peuple annamite [Yêu sách của nhân dân An Nam].

Nội dung tóm tắtSửa đổi

Bản yêu sách gồm 8 điểm:

  • Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
  • Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
  • Tự do báo chí và tự do ngôn luận.
  • Tự do lập hội và hội họp.
  • Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.
  • Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.
  • Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.
  • Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Nội dung chi tiết [tiếng Anh - bản gửi cho đại diện của Hoa Kỳ tham dự hội nghị Versaille]Sửa đổi

To his Excellency, the Secretary of State of the Republic of the United States, Delegate to the Peace Conference [Mr. Robert Lansing]

Excellency,

We take the liberty of submitting to you the accompanying memorandum setting forth the claims of the Annamite people on the occasion of the Allied victory. We count on your kindness to honor our appeal by your support whenever the opportunity arises. We beg your Excellency graciously to accept the expression of our profound respect.

Since the victory of the allies, all subject peoples are frantic with hope at the prospect of an era of right and justice which should begin for them by virtue of the formal and solemn engagements, made before the whole world by the various powers and the entente in the struggle of civilization against barbarism.

While waiting for the principle of national self-determination to pass from ideal to reality through the effective recognition of the sacred right of all peoples to decide their own destiny, the inhabitants of the ancient Empire of Annam, at the present time French Indochina, present to the noble Governments of the entente in general and the honorable French Government the following humble claims:

1] General amnesty for all native people who have been condemned for political activity.

2] Reform of the Indochinese justice system by granting to the native population the same judicial guarantees as the Europeans have and the total suppression of the special courts which are the instruments of terrorization and oppression against the most responsible elements of the Annamite people.

3] Freedom of Press.

4] Freedom to associate freely.

5] Freedom to emigrate and to travel abroad.

6] Freedom of education, and creation in every province of technical and professional schools for the native population.

7] Replacement of the regime of arbitrary decrees by a regime of law.

8] A permanent delegation of native people elected to attend the French parliament in order to keep the latter informed of their needs.

For the Group of Annamite Patriots

[Signed] Nguyen Ai Quoc

56, rue Monsieur le Prince-Paris

Tác giảSửa đổi

Bản yêu sách được ký tên như sau[5]:

thay mặt Hội những người An Nam yêu nước [ký tên] Nguyễn Ái Quốc.

Theo tác giả Trần Dân Tiên[6] thì ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn [Nguyễn Ái Quốc] đề ra, và luật sư Phan Văn Trường là người viết, lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp. Một số tài liệu khác[7] cũng nêu thông tin như trên.

Sự kiện kèm theoSửa đổi

Nguyễn Tất Thành, người mà trong vòng vài tháng sẽ được biết đến với cái tên Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho cả nhóm gửi bản yêu sách này đến Hội nghị Versailles, ông chịu trách nhiệm chính cho việc công bố bản yêu sách này. Nguyễn Tất Thành trao bản yêu sách đến tận tay các nhân vật quan trọng trong Quốc hội Pháp và tới Tổng thống Pháp. Ông đi dọc các hành lang của điện Versailles, trao cho các đoàn đại biểu của các nước lớn. Để đảm bảo ảnh hưởng tối đa của bản yêu sách, ông sắp xếp để nó được đăng trên tờ L'Humanité, một tờ báo cấp tiến ủng hộ chủ nghĩa xã hội. Ông còn được sự giúp đỡ của các thành viên Tổng hội Công nhân để in 6000 bản và phân phát trên đường phố Paris[8].

Chiến dịch kêu gọi này không nhận được phản ứng chính thức từ chính phủ Pháp. Mặc dù vấn đề thuộc địa vẫn là một chủ đề chính trong các cuộc thảo luận tại Quốc hội và là chủ đề gây tranh cãi đáng kể trong Hội nghị Hòa bình Versailles, nhưng cuối cùng không thành viên nào thảo luận đến đề tài của bản yêu sách.

Ngoài việc phân phát và phổ biến bản yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý[9].

Tuy nhiên, cuộc vận động này đã gây một sự kinh ngạc đối với các quan chức Paris. Ngày 23 tháng 6, Tổng thống Pháp báo cho Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut rằng mình đã nhận được bản yêu sách và đề nghị ông xem xét vấn đề và xác định danh tính tác giả của bản yêu sách. Tháng 8, Albert Sarraut điện từ miền Bắc Việt Nam sang Paris, báo rằng bản yêu sách đã được lan truyền trên đường phố Hà Nội và gây ra các bình luận của báo chí. Tháng 9, Nguyễn Tất Thành kết thúc việc suy đoán về tác giả bản yêu sách, trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Mỹ của một tờ báo tiếng Trung ở Paris, ông công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Ngày 6 tháng 9, Nguyễn Tất Thành được gọi đến Bộ thuộc địa để phỏng vấn, tại đây, cảnh sát mật của Pháp chụp ảnh và bắt đầu tìm kiếm thông tin về danh tính thực của ông[10].

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Chí Minh toàn tập, dẫn lại trong Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Dương Trung Quốc, Nhân sự phá sản của Đề án 112, Báo Lao động cuối tuần số 37 ngày 23/09/2007 [Xem được đến ngày 15/1/2008]
  2. ^ Gisèle Luce Bousquet. Behind the Bamboo Hedge: The Impact of Homeland Politics in the Parisian Vietnamese Community. University of Michigan, 1991. tr 47
  3. ^ Duiker William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000. tr. 57-58
  4. ^ Duiker, tr. 58
  5. ^ Bản tiếng Anh Lưu trữ 2007-11-05 tại Wayback Machine gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Robert Lansing
  6. ^ Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh
  7. ^ “LÒNG YÊU NƯỚC, ÁNH SÁNG VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  8. ^ Duiker, tr. 59
  9. ^ Một trong những bức thư đó, bức mà Nguyễn Ái Quốc gửi cho ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing, được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ và có thể được đọc tại [1] Lưu trữ 2007-11-05 tại Wayback Machine. Bức thư này nguyên khởi được viết bằng tiếng Pháp, bản lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ là bản dịch tiếng Anh. Có thể coi nội dung tiếng Việt và tiếng Anh tại Thảo luận:Yêu sách của nhân dân An Nam
  10. ^ Duiker, tr. 60

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:

Yêu sách của nhân dân An Nam

  • Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quấc?[liên kết hỏng]

Video liên quan

Chủ Đề