Quy chuẩn xử lý coliform

Chất lượng nguồn nước uống luôn là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định đến sự an toàn sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nguồn nước nhiễm các loại vi khuẩn và đặc biệt là vi khuẩn Coliform rất cao. Tỷ lệ vi khuẩn Coliform có trong nước là một trong những yếu tố quan trọng dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

1. Vi khuẩn Coliform là gì?

Coliform là một loại vi khuẩn gram kị khí. Loại vi khuẩn này mang hình dạng que và không có bào tử sống . Chúng sống được trong nhiều loại môi trường khác nhau như đất, nguồn nước sinh hoạt, nước uống , thức ăn, chất thải động vật,… Tuy được co là một loại vi khuẩn không trực tiếp gây bệnh cho cơ thể con người nhưng sự tồn tại của chúng trong nguồn nước uống là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây nên nhiều bệnh cho cơ thể con người.

Coliform là một loại vi khuẩn rất quen thuộc trong lĩnh vực xử lý nước sinh hoạt và nước uống cho con người. Người ta căn cứ vào hàm lượng vi khuẩn Coliform có trong nước để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Theo đó, trong nước ăn, thức uống, vi khuẩn Coliform không được phép tồn tại. Đối với nước sinh hoạt, hàm lượng vi khuẩn Coliform phải ở dưới mức 50 Coliform / 100 ml nước.

Quy chuẩn xử lý coliform

2. Mối nguy hại đến từ vi khuẩn Coliform

Coliform là một trong những tác nhân gây nên chứng mất nước, tiêu chảy, rối loạn máu, suy thận và thậm chí là tử vong. Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Coliform sẽ không có dấu hiệu gì khác thường trong thời gian ủ bệnh từ 3-4 ngày. Sau thời gian đó, cơ thể người nhiễm sẽ gặp phải một số triệu chứng như: đau bụng âm ỉ, tiêu chảy kèm theo sốt nhẹ,…

Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và thể trạng người nhiễm, cơ thể sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Việc điều trị bằng cách bù nước và chất điện giải, đa số cơ thể nhiễm khuẩn Coliform có thể tự hồi phục lại. Tuy nhiên, do sức đề kháng kém ở người già và trẻ nhỏ, các đối tượng này khi nhiễm vi khuẩn Coliform sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

3. Nguyên nhân khiến cho loại vi khuẩn này xuất hiện trong nước

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho loại vi khuẩn này xuất hiện trong nguồn nước ở Việt Nam. Có thể kể đến như:

Nguồn nước thải, chất thải được xử lý không đúng cách hoặc việc xử lý chúng không đúng theo quy trình.

Đường ống dẫn nước đã cũ vào không được thay thế, sửa chữa.

Vi khuẩn Coliform có trong đất nhiễm vào nguồn nước ngầm.

Vi khuẩn Coliform là loại vi khuẩn có thể sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước và cả hệ tiêu hóa của con người. Đây chính là thủ phạm gây nhiều bệnh nguy hiểm trên hệ tiêu hóa như tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy thận, thậm chí là tử vong.

Coliform là một loại vi khuẩn gram âm kỵ khí, hình que và không có bào tử. Vi khuẩn Coliform có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24 - 48 giờ.

Loại vi khuẩn này có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước (nước sinh hoạt, nước uống, nước nuôi trồng thủy sản), trong thức ăn và chất thải của động vật. Con người căn cứ vào số lượng Coliform và E.coli trong nước để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàm lượng vi khuẩn Coliform có trong nước như sau:

  • Trong nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số là 0 vi khuẩn/100ml;
  • Trong nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): Hàm lượng Coliform tổng số được cho phép là 50 vi khuẩn/100ml;
  • Trong nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): Hàm lượng Coliform được cho phép là 3000 mg/l đối với nước thải loại A và 5000 mg/l đối với nước thải loại B.

2. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Coliform

Quá trình ủ bệnh sau nhiễm Coliform thường là 3 - 4 ngày. Đến khi phát bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng không rõ ràng như: Tiêu chảy nhẹ, tiêu chảy ngắt quãng, mệt mỏi, sốt,... Triệu chứng bệnh không đặc hiệu nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Quy chuẩn xử lý coliform

Vi khuẩn Coliform gây tiêu chảy

3. Tác hại của vi khuẩn Coliform

Coliform có thể gây ra các rối loạn tạo nên chứng tiêu chảy gây mất nước, rối loạn máu, suy thận hay thậm chí là tử vong. Sự nguy hại của loại vi khuẩn này càng nghiêm trọng hơn ở người già và trẻ em do đây là những đối tượng có sức đề kháng yếu. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, chủ yếu là tiêu chảy và sốt nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Việc này làm lỡ cơ hội điều trị bệnh kịp thời từ giai đoạn sớm.

4. Nguyên nhân vi khuẩn Coliform tồn tại trong nước

Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn Coliform trong nước gồm:

  • Xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và phân động vật không đúng cách, không đúng quy trình chuẩn khiến cho chất thải có chứa vi khuẩn Coliform ngấm vào lòng đất, thấm vào các mạch nước ngầm và khiến nguồn nước bị nhiễm khuẩn Coliform;
  • Các nhà máy xử lý nước sinh hoạt chưa xử lý triệt để vi khuẩn Coliform;
  • Nguồn nước giếng chưa xử lý vì nguồn cung cấp nước giếng chính là các mạch nước ngầm đã bị ngấm vi khuẩn Coliform;
  • Nước máy nhiễm khuẩn Coliform do chảy qua các đường ống cũ, bị gỉ sét do thời gian sử dụng quá dài;
  • Nước mưa chưa qua xử lý.

5. Biện pháp phát hiện vi khuẩn Coliform trong nước

  • Kiểm tra hàm lượng vi khuẩn trong nước định kỳ 6 tháng/lần;
  • Kiểm tra hàm lượng chất hóa học trong nước định kỳ 2 năm/lần;
  • Kiểm tra thường xuyên hơn nếu nước sinh hoạt có những biến đổi về màu sắc hay mùi vị.

Quy chuẩn xử lý coliform

Nên kiểm tra nước thường xuyên 6 tháng/lần

6. Phòng ngừa nhiễm khuẩn Coliform trong nước sinh hoạt

  • Nên kiểm tra nước thường xuyên để phát hiện sự tồn tại của Coliform.
  • Nếu nước giếng, nước ngầm bị nhiễm vi khuẩn Coliform với hàm lượng vượt mức cho phép thì cần sử dụng các công nghệ lọc để lọc sạch nước hoàn toàn. Các công nghệ lọc RO, lọc Nano là lựa chọn phù hợp.
  • Khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo, tia cực tím;
  • Chỉ uống nước đun sôi để nguội.

Nguy cơ nhiễm vi khuẩn Coliform trong nước là rất cao. vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình mình, chúng ta nên thực hiện ăn chín, uống sôi và thường xuyên kiểm tra chất lượng nước. Nếu có các triệu chứng cảnh báo nhiễm vi khuẩn Coliform như tiêu chảy, sốt, mất nước,... cần ngay lập tức đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

  • Thế nào là vi khuẩn kỵ khí?
  • Các bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra
  • Lợi ích và tác hại của vi khuẩn

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus

Dịch vụ từ Vinmec